Tiểu Luận Tây bắc - một vùng đất giàu giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc thiểu số

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tây Bắc - Vùng đất có tầm quan trọng về địa lý - Kinh tế - Chính trị
    Vùng Tây Bắc bao gồm các tỉnh, Hòa Bình, Sơn La, Lai Châu, Lào Cai, Điện Biên có đường biên giới giáp với các nước bạn Lào và Trung Quốc, Với gần 30 dân tộc anh em: Kinh, Thái, H’Mông, Mường, LaHa, Tày, Dao, Kháng, Sinh Mun, Khơ mú, Lào, Hoa, cùng sinh sống, là một vùng rộng lớn có địa chính trị, kinh tế- văn hóa độc đáo, có vị trí chiến lược đối với sự phát triển của đất nước cả về an ninh -quốc phòng - kinh tế, xã hội và văn hóa. Đây là cửa ngõ đường bộ và các tỉnh biên giới cũng là án ngữ các quốc gia phương Bắc tiến xuống Đông Nam Á. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch phản động, từ trước tới nay luôn lợi dụng vị trí hiểm trở, những khó khăn tạm thời về kinh tế - xã hội để thực thi các thủ đoạn chia rẽ dân tộc, thực hiện “ diễn biến hòa bình” nhằm chống phá cách mạng nước ta. Vì thế, vị trí quan trọng này luôn được các nhà cầm quân trong lịch sử và được Đảng xác định là then chốt trong cuộc đấu tranh cách mạng dành độc lập dân tộc cho đến công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc ngày hôm nay.
    Trong sự nghiệp đổi, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, tạo điều kiện để Tây Bắc phát triển đồng đều và vững chắc, cùng đất nước tiến lên công nghiệp hóa- hiện đại hóa. Bên cạnh sự phát triển chung của đất nước, thực hiện chủ trương của Đảng, Nhà nước về mở cửa, giao lưu hội nhập kinh tế quốc tế, Khu vực Tây Bắc cũng đang đứng trước thời cơ và thách thức lớn, giữ vững định hướng xã hội chủ nghĩa, giữ vững chủ quyền an ninh quốc gia, xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, tạo nên sự chuyển biến mạnh mẽ về đời sống văn hóa trong đời sống đồng bào các dân tộc Tây Bắc. Từ chủ trương và sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước sự cố gắng nỗ lực của chính quyền địa phương và nhân dân, đời sống kinh tế văn hóa, xã hội của người dân Tây Bắc đã có nhiều khởi sắc. Sản xuất nông nghiệp từ chỗ mang tính tự cung, tự cấp đã chuyển sang hàng hóa sản xuất khá phổ biến ở các vùng gắn với thị trường trong nước và quốc tế, cơ cấu cây trồng, chăn nuôi đã được chuyển đổi ở nhiều địa phương. Sự đầu tư của nhà nước vào các công trình kinh tế trọng điểm như: Nhà máy thủy điện Hòa Bình, nhà máy thủy điện Sơn La hiện có công xuất lớn nhất Đông Nam Á, hệ thống giao thông nối liền các tỉnh vùng Tây Bắc, giao thông tới các trung tâm huyện, thị xã, thành phố. Hệ thống bưu điện, chợ, trường học được mở rộng đến từng cụm xã, bản. Nhiều thôn, bản đã có đội văn nghệ quần chúng, nhiều bản đã trở thành bản văn hóa có sức hấp dẫn đối với khách du lịch trong nước và quốc tế. Trình độ dân trí của các đồng bào các dân tộc được nâng lên.
    Để đi khảo sát vào những thành tựu phát triển kinh tế xã hội vùng Tây Bắc, tác giả luận văn xin đi sâu vào Sơn La, đây là một tỉnh trung tâm của miền núi Tây Bắc. Trong những năm đổi mới, nhất là từ khi có nghị quyết 22- Bộ chính trị “ Về một số chủ trương chính sách lớn phát triển kinh tế xã hội miền núi” (Ngày 27 tháng 11 năm 1989), chỉ thị 39/1998/CT-TTg của thủ tướng chính phủ về việc đẩy mạnh công tác văn hóa thông tin ở miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số, cùng hàng loạt các chỉ thị, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về thực hiện tốt chính sách dân tộc, Sơn La đã có những bước tiến đáng kể về phát triển kinh tế- xã hội. Hiện nhịp độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GDP) của Sơn La đạt 7,8%. Bình quân lương thực đầu người đạt 400kg,
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...