Tài liệu Tập trung kinh tế theo quy định của pháp luật cạnh tranh

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Nội dung trình bày
    ã Khái niệm tập trung kinh tế;
    ã Các hình thức tập trung kinh tế;
    ã Tác động của tập trung kinh tế;
    ã Sự cần thiết kiểm soát TTKT
    ã Các văn bản QFPL liên quan tới vấn đề tập trung kinh tế;
    ã Tiếp cận của Luật Cạnh tranh VN đối với vấn đề tập trung kinh tế: Tập trung kinh tế bị cấm; Tập trung kinh tế được miễn trừ; Tập trung kinh tế phải thông báo; Xử lý vi phạm




    Khái niệm và hình thức tập trung kinh tế
    ã Mục đích
    ã Tạo ra mô hình kinh doanh lớn nhằm mục đích: tăng số lượng bán ra để bù đắp cho phần lợi nhuận bị giảm đi vì phải đầu tư cho nghiên cứu; hoặc giảm chi phí sản xuất và nghiên cứu cho mỗi đầu sản phẩm và tăng cường sức cạnh tranh;
    ã Tự bảo vệ trước nguy cơ bị nắm quyền kiểm soát tài chính bởi một tập đoàn khác;
    ã Tập hợp các doanh nghiệp phân phối hoặc khách hàng vào một mối để đảm bảo tốt hơn nguồn cung ứng hoặc khả năng tiêu thụ sản phẩm;
    ã Giúp triển khai các chiến lược tập trung vào một số hoạt động hoặc đa dạng hoá hoạt động;
    ã Giúp đáp ứng nhu cầu của các tập đoàn nước ngoài chiếm được chỗ đứng trên thị trường
    ã Tạo ra cơ hội xâm nhập vào các thị trường mới




    Khái niệm và hình thức t/trung kinh tế
    Bản chất của tập trung kinh tế
    ã Thứ nhất, chủ thể của tập trung kinh tế là các doanh nghiệp hoạt động trên thị trườngvà có thể là các doanh nghiệp hoạt động trong cùng hoặc không cùng thị trường liên quan.
    ã Thứ hai, hình thức tập trung kinh tế bao gồm: sáp nhập, hợp nhất, mua lại và liên doanh giữa các doanh nghiệp.
    ã Thứ ba, tập trung kinh tế làm hình thành doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tổng hợp hoặc liên kết thành nhóm doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế > thay đổi cấu trúc thị trường và tương quan cạnh tranh hiện có trên thị trường.




    Các hình thức tập trung kinh tế





    ã Tập trung kinh tế theo chiều ngang: là sự sáp nhập, hợp nhất, mua lại hoặc liên doanh của các doanh nghiệp trong một thị trường liên quan (sản phẩm và không gian).

    ã Tập trung kinh tế theo chiều dọc: là sự hợp nhất, sáp nhập, mua lại hoặc liên doanh giữa các doanh nghiệp có quan hệ người mua - người bán với nhau.

    ã Tập trung kinh tế theo đường chéo (conglomerate): là sự hợp nhất, sáp nhập, mua lại, liên doanh của các doanh nghiệp không cùng hoạt động trên một thị trường sản phẩm đồng thời cũng không có mối quan hệ khách hàng với nhau. Mục tiêu của việc hợp nhất này thường là phân bổ rủi ro vào những thị trường khác nhau hoặc từ những lý do chiến lược thị trường của các doanh nghiệp này.




    Tác động của TTKT

    ã Tập trung kinh tế làm thay đổi số lượng doanh nghiệp hiện có trên thị trường > cơ cấu cạnh tranh sẽ thay đổi về mặt cấu trúc và có thể tác động đến thị trường theo những xu hướng sau:
    - Các nguồn lực thị trường sẽ được sử dụng tập trung và hiệu quả hơn
    ã Hình thái thị trường cạnh tranh có thể sẽ thay đổi -> chuyển sang mô hình độc quyền nhóm hoặc hình thành các doanh nghiệp có quyền lực thị trường.
    ã Xuất hiện một DN hoặc nhóm DN có năng lực cạnh tranh là tổng năng lực cạnh tranh của tất cả doanh nghiệp tham gia ->> làm thay đổi quan hệ cạnh tranh giữa họ với doanh nghiệp sau khi tập trung kinh tế so với trước đó.
    ã Các lý thuyết về thị trường đôi khi coi sáp nhập, hợp nhất, mua lại và liên doanh như là các biện pháp cơ cấu lại thị trường.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...