Thạc Sĩ Tập tính và hành vi hoạt động sinh dục, sinh sản ở người

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiểu luận cao học
    Đề tài: Tập tính và hành vi hoạt động sinh dục, sinh sản ở người
    Định dạng file word kèm slide ppt

    Cấu trúc nội dung
    I. Phần mở đầu
    II. Phần nội dung
    1. Các khái niệm
    2. Cấu tạo hệ sinh dục ở người
    Sơ lược cấu tạo hệ sinh dục nữ
    Sơ lược cấu tạo hệ sinh dục nam.
    3. Sinh lí sinh ở người
    3.1.Sinh lí sinh dục nữ
    3.1.1. Trước tuổi dậy thì
    3.1.2. Thời kì dậy thì
    3.1.3. Thời kì trưởng thành
    3.1.4. Thời kì mãn kinh
    3.2. Sinh lí sinh dục nam
    3.2.1. Thời kì phôi thai và trước dậy thì
    3.2.2. Thời kì dậy thì
    3.2.3. Thời kì trưởng thành
    3.2.4. Thời kì tuổi già
    4. Sinh lí sinh sản ở người
    4.1.Quá trình thụ tinh
    4.2. Phôi làm tổ và phát triển trong tử cung
    4.3. Đẻ
    4.4. Nuôi con bằng sữa mẹ
    5. Các nhân tố ảnh hưởng đến tập tính và hành vi hoạt động sinh duc, sinh sản ở người.
    III. Phần kết luận

    PHẦN I: MỞ ĐẦU
    Sinh sản là một đặc điểm đặc trưng nhất của cơ thể sống. Mọi động vật và con người đã luôn cố gắng để tạo ra những cá thể mới giống mình thay thế cho cá thể bố mẹ đã chết đi hàng ngày do nhiều nguyên nhân khác nhau. Sinh sản là bản năng của mọi sinh vật để bào tồn nòi giống và cũng là đặc điểm đặc trưng của sinh vật khi so sánh với vi sinh vật.
    Đối với con người hiện nay cũng như trong lâu dài, vấn đề sinh sản cần được xem xét về cả mặt xã hội. Toàn thế giới đang đứng trước sự bùng nổ dân số, theo dự báo của liên hợp quốc đến năm 2110 dân số thế giới sẽ là 10,5 tỷ người. Dân số càng tăng thi chất lượng cuộc sống của con người càng bị giảm xuống, các bệnh liên quan đến sinh sản, sinh dục ngày càng tăng, trẻ em sinh ra mắc dị tật bẩm sinh nhiều Vì vậy , việc giảm tỉ lệ sinh đẻ, nắm vững các kiến thức sinh sản, sinh dục là nhiệm vụ của mỗi người ở mỗi quốc gia. Việc nghiên cứu về tập tính và hành vi hoạt động sinh dục, sinh sản ở người là những quá trình phức tạp nhưng lí thú. Nên em xin chọn chủ đề này làm bài tiểu luận.

    PHẦN II: NỘI DUNG
    1. Một số khái niệm:
    - Tập tính động vật: là chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường ( bên trong và bên ngoài cơ thể), nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống để tồn tại và phát triển. Tập tính bao gồm: tập tính bẩm sinh và tập tính học được.
    - Tập tính sinh sản: Là chuỗi những hoạt động của động vật có liên quan đến hoạt động sinh sản của cơ thể và loài. Phần lớn tập tính sinh sản mang tính bản năng, bẩm sinh và đặc trưng cho loài.
    - Hành vi: Ðạo đức học Mác-Lênin quan niệm hành vi là một hành động (lời nói, cử chỉ thay lời nói việc làm) hoặc một sự không hành động có hội đủ 2 yếu tố sau đây:
    Một là, động cơ (muốn được cái gì mà hành động), ý định nẩy sinh từ động cơ đó (định làm gì hoặc cố ý không làm gì để được cái đang muốn), mục đích cần phải đạt được sau khi đã thực hiện ý định và ý chí đã được vận dụng để thực hiện đúng ý chí. Ðây là yếu tố thuộc về ý thức của chủ thể hành vi, một yếu tố chủ quan, bên trong đảm bảo cho hành vi là một hành vi có ý thức, cố yù.
    Hai là, kết quả mà hành vi đó gây ra, một kết quả có ảnh hưởng xấu hay tốt cho lợi ích người khác, của tập thể, của xã hội. Ðây là yếu tố thuộc về đối tượng của hành vi, thuộc về khách thể, một yếu tố khách quan, bên ngoài.
    - Hoạt động sinh dục: Tình dục là hoạt động sinh dục ở người. Nó là một khái niệm rộng, bao hàm:
    • Nhận thức và cảm xúc về cơ thể mình và cơ thể người khác.
    • Khả năng và nhu cầu gần gũi về tình cảm với một ai đó.
    • Có những suy nghĩ và tình cảm giới tính.
    • Cảm giác hấp dẫn tình dục với người khác.
    • Các tiếp xúc tình dục: từ động chạm cơ thể đến giao hợp.
    Những vấn đề về nghiên cứu tình dục đã được đề cập đến từ thế kỷ 16 và đến nay trở thành môn học tình dục học.
    Con người là động vật có hệ thần kinh cấp cao nhất nên tập tính sinh sản không chỉ mang tính bản năng mà còn mang tính xã hội.
    2. Sơ lược về cấu tạo của hệ sinh dục người
    Sơ lược cấu tạo hệ sinh dục nữ:
     
Đang tải...