Tài liệu Tập quyền XHCN

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Trong NN pháp quyền XHCN cũng có tổ chức các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp, nhưng đó chỉ là sự phân công, phối hợp giữa các hoạt động chuyên trách trong bộ máy NN chứ không có sự phân quyền độc lập giữa các bộ phận ấy với nhau. Người ta nói đó là “tập quyền XHCN” chứ không phải là “tam quyền phân lập”.


    NN XHCN đảm bảo sự tập trung thống nhất quyền lực. Thống nhất quyền lực NN được hiểu là toàn bộ quyền lực NN thuộc về nhân dân, tập trung thống nhất ở nhân dân, nhân dân sử dụng quyền lực NN thông qua cơ quan đại diện mà trước hết là cơ quan quyền lực NN cao nhất của đất nước (Quốc hội). Điều đó chỉ ra rằng: quyền lực NN dẫu là quyền lập pháp, hành pháp hay tư pháp đều có chung một nguồn gốc thống nhất là nhân dân, do nhân dân ủy quyền, giao quyền. Nói quyền lực NN thống nhất ở mục tiêu chính trị, nội dung chính trị của NN. Cả 3 quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp tuy có chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau nhưng đều thống nhất ở mục tiêu chính trị chung (ở nước ta là xây dựng NN “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn mình” như Đảng ta đã chỉ ra).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...