Luận Văn Tập quán vùng miền và nguồn nhân lực đbscl.

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Linh Napie, 2/12/13.

  1. Linh Napie

    Linh Napie New Member

    Bài viết:
    4,057
    Được thích:
    5
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tập quán vùng miền và nguồn nhân lực đbscl.

    Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) được ví như vựa lúa của Việt nam với những đặc điểm thiên nhiên của vùng châu thổ, là vùng kinh tế nông nghiệp, các thông số về diện tích, dân số tài nguyên . đã được thống kê và công bố, ở đây chúng tôi xin không nhắc lại. Chính phủ vừa công bố vùng kinh tế trọng điểm ĐBSCL khẳng định vị trí quan trọng của khu vực nầy trong chiến lược phát triển kinh tế của cả nước.
    Thực trạng của vùng hiện nay là cơ sở hạ tầng kỹ thuật giao thông chưa hiện đại chưa đáp ứng nhu cầu hoạt động hiện trạng và tạo đà phát triển; tiềm lực kinh tế các tỉnh trong khu vực có những điểm tương đồng, nền kinh tế nông nghiệp chi phối với sản phẩm chính là lúa, thủy sản, cây ăn trái nhiệt đới, hoa màu . nhưng sản xuất còn nhỏ lẻ, chất lượng sản phẩm không ổn định, tỉ lệ công nghiệp hóa còn rất thấp, công nghệ sinh học chưa phát triển, hầu hết lực lượng sản xuất theo kinh nghiệm cha truyền con nối, nghề nông không cần phải học. Chính sách hạn điền và sản xuất theo hộ đã tạo thành tập quán canh tác chia đất manh mún theo kiểu làm ăn riêng lẻ ruộng ai thì nấy đấp bờ.
    Những tiềm năng giàu có phong phú chưa được khai thác đúng mức trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới, dù các địa phương đều rất năng động mong muốn có cơ hội phát triển nhưng một mình thì không đủ lực, mà liên kết hợp tác thì còn lắm vấn đề: nhân tố thủ lĩnh vùng, giải pháp nào? bắt đầu từ đâu? nguồn lực là gì? Diễn đàn MDEC đã được hình thành từ những năm trước xuất phát từ yêu cầu chung, là sự thôi thúc của cả một khu vực để giải quyết rất nhiều vấn đề thông qua các chủ đề hàng năm.
    Diễn đàn MDEC AN GIANG 2009 với chủ đề: Phát triển nguồn nhân lực trong kinh tế hội nhập.
    Tôi quan tâm đến nội dung đang chi phối và tạo ra các hệ quả về nguồn nhân lực của cả khu vực. Đó là:
    Tập quán sinh hoạt của nền văn minh lúa nước là bạn đồng hành của nguyên nhân hạn chế trình độ học vấn, là lực cản tự nhiên của trình độ dân trí: Tập quán xã hội trong cộng đồng dân cư của khu vực: Học vấn không được xem là cứu cánh của đời sống đã tạo nên những hệ quả về nguồn nhân lực của ĐBSCL:


    I. Tổng quan trạng thực của vùng:
    Vị thế đất đai thấp, có mùa nước nổi hàng năm chi phối, ruộng, rẫy, chăn nuôi, theo kinh tế hộ nên không liền ranh liền thửa khó triển khai cơ giới, kinh tế hợp tác chưa thực chất
    Xuất đầu tư cao, Sông ngòi kênh rạch chia cắt, hạn chế đầu tư giao thông đường bộ ( nhiều cầu to, chi phí đầu tư quá cao). Giao thông thủy tiện ích nhưng luồng tuyến cũng chưa quy hoạch đầu tư khai thác. Lao động nông nghiệp phần lớn thuần túy là lao động giản đơn, tiếp thu nhanh khoa học kỹ thuật nhưng tính ỳ trong thói quen sản xuất nhỏ lẻ, cộng với phong cách tùy hứng của văn hóa Nam bộ cũng chi phối. Trình độ quản lý và nguồn nhân lực trình độ còn thấp chưa tương ứng với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. Đây là nguyên nhân của mọi nguyên nhân vì chính con người làm ra cơ chế, chính sách, làm ra sản phẩm và làm chủ vận mệnh dân tộc đất nước. Bởi trình độ dân trí ĐBSCL được thống kê là rất thấp so với tiềm năng kinh tế và vùng miền khác trong nước, nhiều ý kiến cho đây là nghịch lý, đã có nhiều công trình nghiên cứu khoa học, nhiều giải pháp và chính sách nhằm khắc phục tình trạng yếu kém về trình độ học vấn, tôi muốn khẳng định về trình độ học vấn ( không nói là trình độ văn hóa) hoặc có thể nói rộng hơn là trình độ dân trí để tránh ngộ nhận làm ảnh hưởng đến những giá trị văn hóa Nam bộ rất hay ho, độc đáo rất tuyệt vời của nhân dân cả vùng châu thổ ĐBSCL.
    Chỉ xin tham gia như là một cách đặt vấn đề không mới nhưng đang trở nên bức xúc trong tiến trình hội nhập của ĐBSCL đó là:
    Những hệ quả của tập quán sinh hoạt của nền văn minh lúa nước là bạn đồng hành của nguyên nhân hạn chế trình độ học vấn, là lực cản tự nhiên của trình độ dân trí:


    1. Ưu đãi của thiên nhiên về địa lý và tập quán xã hội:
    Ai cũng biết với ưu đãi của thiên nhiên về nguồn lương thực thực phẩm của đồng bằng châu thổ luôn sẵn có dồi dào, bảo đảm cho mọi người không bao giờ bị chết đói, cư dân thường phát triển thành cộng đồng dựa vào sông nước hay trục lộ giao thông, thời tiết ít khi gió bảo, mùa nước nổi hàng năm thường hiền hòa ít khi dữ dội, nếu biết khai thác thì lại trở thành nguồn thủy lợi dồi dào, khí hậu lại không quá lạnh hay quá nóng nên nhà cửa không cần chắc chắn chủ yếu là che mưa; quan niệm ăn thì nhiều chớ ở thì có bao nhiêu lại thành phong cách sống không cần tích lũy: ăn trước trả sau, sẵn sàng vay nợ để giao tiếp bạn bè sự hào phóng, dễ tính xuề xòa, trở thành tập quán suy nghĩ và nếp sống đậm chất nông dân miền tây nam bộ của ĐBSCL, ỷ lại và chịu tác động trực tiếp của thiên nhiên cũng chính là tác nhân tạo thành thói quen không thích nghi với việc chấp hành pháp luật và theo nề nếp kỹ luật.( thiếu tác phong công nghiệp ).


    2. Học sinh bỏ học:
    Tình trạng nầy là hệ quả trực tiếp của thói quen ỷ lại vào sự ưu đãi của thiên nhiên có dốt cũng không đói; Chính vì như thế, nên suốt nhiều thập kỹ quan niệm về việc học vấn của phần lớn nông dân là không được xem là động cơ cứu cánh của tương lai, tâm lý phổ biến là không cần cho con em học cao, vì học càng cao càng phải đi xa nhà, vừa tốn kém vừa không chắc tìm kiếm việc làm, tốt nhất chỉ cần biết đọc biết viết và làm thạo 4 phép tính, sau khi dựng vợ gả chồng cho vài công đất để ra riêng, dẫu có nghèo cũng không đói, nếu chí thú làm ăn thì khấm khá, thậm chí nếu giõi giang làm giàu ( tuy đã có nhiều triệu phú, tỷ phú, kỷ sư chân đất không bằng cấp nhưng chỉ là trường hợp hãn hữu ).
    Tổng kết của ngành giáo dục năm nào cũng báo động về tỉ lệ học sinh bỏ học ở cấp tiểu học và trung học cơ sở. Ai đã từng là giáo viên, nếu hỏi họ ngán ngẩm nhất là gì trong nhiệm vụ dạy học có lẽ câu trả lời: duy trì sĩ số học sinh sẽ chiếm tỉ lệ trất cao. Có lúc ngành giáo dục đã đưa tiêu chuẩn nầy để bình xét thi đua cho giáo viên. Thực ra nguyên nhân học sinh bỏ học thì rất nhiều, ngành giáo dục đã có nhiều biện pháp tích cực để cải thiện trách nhiệm của trường và giáo viên, nhưng rõ ràng không thể thay cho trách nhiệm của cha mẹ học sinh bởi thực tiển kể cả ở đô thị và nông thôn khi có tình huống hay sự cố trong cuộc sống, giải pháp cho trẻ nghỉ học rất dễ dàng được nhiều gia đình chọn lựa. Luật giáo dục không có quy định chế tài về sự thờ ơ của cha mẹ học sinh đối với việc cho con đi học.
    Mà thế hệ trẻ học được xem là người chủ tương lai của Tổ quốc lại học hành không đến nơi đến chốn thì làm sao nâng cao dân trí.


    3. Thiếu cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, quản trị doanh nghiệp, công nhân lành nghề, nông dân có kỹ thuật:
    Dấu ấn tập quán xã hội về việc học cũng biểu hiện rất rõ trong lực lượng cán bộ quản lýnói chung và kể cả cán bộ quản lý nhà nước, dễ bằng lòng với cái đang có, tinh thần vượt khó cập nhật trình độ chưa phổ cập thành mục tiêu của đông đảo cán bộ; phần lớn thiếu bằng cấp học hàm học vị, tình độ ngọai ngữ đáp ứng yêu cầu ngang tầm công tác chuyên môn. Lực lượng quản trị doanh nghiệp còn rất mới mẻ, phần lớn bước ra từ cơ chế quốc doanh bao cấp hoặc từ kinh tế gia đình nên bở ngở trước kinh tế thị trường. Thiếu nền tảng từ trình độ học vấn cần thiết thì tất yếu không thể có trình độ chuyên môn cao được và tầm nhìn khoa học cũng sẽ bị hạn chế.
    Quan niệm học nghề để thành thợ bị xã hội xem nhẹ hơn là học để làm thầy nên hầu nhu chưa có đội ngủ công nhân lành nghề đúng chuyên môn.
    Nông dân thì làm theo truyền thống kinh nghiệm và hầu hết đều nghĩ rằng nghề nông thì không cần phải học.
    4. Tách rời sản xuất với chế biến và tiêu thụ trong một thời gian rất dài từ quản lý nhà nước đến phương pháp và lực lượng sản xuất: bởi tập quán làm ăn riêng lẻ còn chi phối rất sâu trong cách nghĩ cách làm của các thành phần nên thiếu tính cộng đồng, lại chưa có một cơ chế trách nhiệm pháp lý hữu hiệu nên đã hình thành sự phân công xã hội theo kiểu việc ai người ấy làm. Nông dân thì lo làm ra những cái mà mình có còn xa lạ; doanh nghiệp thì lo đi bán cái mà mình có; nhà khoa học thì nghiên cứu cái mà mình biết tất cả đều xa lạ với khái niệm thị trường nên chưa làm ra và bán cái mà thị trường cần.Đến lúc hội nhập, mọi người mong muốn liên kết- hợp tác, theo quy luật kinh tế thị trường đã có nhiều hình thức thực hiện, nhưng xem chừng còn rất bất cập, các tổ chức hình thành và sự bắt tay nhau của các doanh nghiệp về mặt hình thức nhưng phần nội dung thì như là gom chung những cái cần cho vào một bị; chứ chưa kết nối trách nhiệm của các thành phần một khối để hình thành bền vững quy trình tiêu chuẩn chất lượng khép kín của chu kỳ từ đầu vào đến đầu ra sản phẩm.Phải gắn kết các công đọan, các thành phần trong một guồng máy được vận hành bằng chính sách của nhà nước.
    5. Chương trình nội dung giáo dục đào tạo của các cấp học, ngành học chưa đáp ứng, chưa gắn kết với nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của vùng miền.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...