Tiểu Luận tập quán khu vực Mỹ la tinh về tị nạn chính trị và cư trú ngoại giao 8 điểm

Thảo luận trong 'Luật Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bản quyền thuộc Chu Tùng Anh và Tạ Doãn Nam (đồng tác giả), 8 điểm, hai bài giông nhau nhưng cách trình bày khác nhau, rất thuận tiện cho những người làm cùng đề
    TH5.

    Sau một vụ lật đổ không thành ở Peru, lãnh đạo phong trào phiến quân nổi loạn đã xin tị nạn chính trị và được phép cư trú tại Đại sứ quán Colombia ở Lima, thủ đô của Peru. Chính phủ Peru phản đối việc cho phép tị nạn và cư trú trên, đồng thời tuyên bố sẽ bắt kẻ phiến loạn ngay khi người này ra khỏi Đại sứ quán Colombia.
    Colombia cho rằng, giữa các nước trong khu vực Mỹ la tinh có tồn tại tập quán về tị nạn chính trị và cư trú ngoại giao (cư trú tại cơ quan ngoại giao của nước đồng ý cho tị nạn chính trị) và tập quán này cũng ràng buộc Peru - một quốc gia Mỹ la tinh. Peru cho rằng, tập quán trên không tồn tại và nếu có tồn tại thì cũng không ràng buộc Peru vì nước này liên tục phản đối việc cho phép tị nạn chính trị và cư trú ngoại giao, đồng thời cũng không tham gia các điều ước quốc tế cho phép điều này. Vụ việc này được các bên thỏa thuận đệ trình lên Tòa án Công lý quốc tế của Liên hợp quốc. Dưới góc độ lý luận chung về nguồn của Luật quốc tế, hãy cho biết:
    - Tòa án Công lý quốc tế phải lập luận và dựa vào những cơ sở nào để chứng minh sự tồn tại của tập quán khu vực Mỹ la tinh về tị nạn chính trị và cư trú ngoại giao?
    - Nếu tập quán khu vực đó có tồn tại thì nó có ràng buộc Peru không? Vì sao?
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...