Thạc Sĩ Tập hợp chi phí và tính giá thành

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI NÓI ĐẦU
    ​Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất quan trọng của nền kinh tế, tạo ra cơ sở vật chất kinh tế để thực hiện quá trình công nghiệp hoá hiện đại hoá dất nước.
    Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp xây lắp không chỉ có ý nghĩa nội bộ mà còn có ý nghĩa kinh tế xã hội lớn. Bên cạnh đó việc quản lý vốn đầu tư cở các đơn vị có nhu cầu xây dựng cơ bản có tầm quan trọng rất lớn trong việc phát huy hiệu quả sử dụng vốn để thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội trong giai đoạn hiện nay. Để quản lý tốt tình hình và hiệu quả hoạt động xây lắp thì thông tin kế toán có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Chính nó là nguồn thông tin giúp cho các nhà quản trị DN, các cơ quan chức năng của Nhà nước và các đối tượng khác có liên quan để thực hiện việc hoạch định, kiểm soát và ra quyết định kinh tế cần thiết đúng đắn.
    Trong XDCB thì " Tập hợp chi phí và tính giá thành" là một khâu vô cùng quan trọng đối với DN xây lắp. Nó có ý nghĩa quyết định trong việc cung cấp thông tin đến những nhà quản trị cũng như các đối tượng có liên quan. Doanh nghiệp là ăn có hiệu quả hay không, có đạt được mục tiêu doanh thu , lợi nhuận hay không thì những thông tin trong tập hợp chi phí và tính giá thành là yếu tố quyết định. Qua quá trình tìm hiểu về mặt lýluận cũng như trong thời gian thực tập tại Công ty XD số 9, em thấy rằng hệ thống kế toán nước ta đang dần hoàn thiện phù hợp với sự phát triển của đất nước đối với các ngành nói chung và đối với doanh nghiệp xây lắp nói riêng đã có sự thay đổi. Nghiên cứu mảng tập hợp chi phí và tính giá thành trong doanh nghiệp xây lắp là một điều rất tốt để em có cái nhìn khách quan ,những nhận xét cũng như sự hiểu biết sâu hơn về hệ thống kế toán của Nhà nước ta.

    PHẦN I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA NGÀNH XÂY DỰNG CƠ BẢN.
    I. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh xây lắp ảnh hưởng đến công tác kế toán .
    1.1. Đặc điểm của ngành xây dưng cơ bản và của sản phẩm xây lắp:

    Xây dựng cơ bản là ngành sản xuất vật chất độc lập và đặc biệt có khả năng tạo và tái sản xuất tài sản cố định cho tất cả các ngành trong nền kinh tế quốc dân. Nó tạo nên cơ sở vật chất kỹ thuật cho cho xã hội, tăng tiềm lực kinh tế quốc phòng. Thực chất hoạt động sản xuất kinh doanh của ngành xây dựng cơ bản là quá trình biến đổi đối tượng lao động trở thành sản phẩm. So với những ngành kỹ thuật khác, xây dựng cơ bản có những đặc điểm kinh tế, kỹ thuật đặc trưng được thể hiện rất rõ ở sản phẩm xây lắp và quá trình tạo ra sản phẩm của ngành, cụ thể:
    Sản phẩm xây dựng là các công trình, hạng mục công trình dân dụngcó đủ điều kiện đua vào sử dụng và phát huy tác dụng. Sản phẩm của ngành xây dựng thường luôn gắn liền với một địa điểm nhất định nào đó, có thể là mặt nước, đất liền, mặt biển, thềm lục địa. Các sản phẩm này có quy mô lớn, kết cấu phức tạp, thời gian xấy dựng dài và có giá trị lớn. Bên cạnh đó sản phẩm của ngành xây lắp còn mang ttính đơn chiếc và cố định vì nơi sản xất ra sản phẩm cũng là nơi sản phẩm đựoc hoàn thành và đưa vào sử dụng. Mặt khác mỗi công trình được thi công, xây dựng theomột thiết kế kỹ thuật riêng, tại mỗi địa điểm khác nhau thì mang những ý nghĩa khác nhau. Mặc dù sản phẩm xây lắp cố định tại nơi sản xuất nhưng các điều kiện sản xuất khác như lao động vất tư, thiết bị luôn phải di chuyển theo mật bằng và vị trí thi công đồng thưòi hoạt động xây dựng cơ bản lại tiến hành ngoài trời nên thường chịu ảnh hưởng của thời tiết, khí hậu dễ gây tình trạng hao hụt, mất mát, lãng phí vật tư tài sản làm tăng thiệt hai trong tổng chi phí sản xuất.
    Sản phẩm xây lắp hoàn thành đựoc tiêu thụ ngay theo giá dự toán hoặc giá thoả thuận với chủ đầu tư từ trước do đó tính chất hàng hoá của sản phẩm xây lắp không rõ.
    Đố tượng hạch toán chi phí sản phẩm xây lắp có thể là các công trình, hạng mục công trình, đơn đặt hàng, giai đoạn công việc hoàn thành. Vì thế phải lập dự toán chi phí và tính giá thành theo từng đối tượng.
    Về cơ bản, việc hạch toán các phần hành kế toán như tài sản cố định, vật liệu, công cụ, dụng cụ, chi phí nhân công trong doanh nghiếp xây lắp cũng tương tự trong doanh nghiệp công nghệp. Tuy nhiên, do đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh cũng như quản lý của ngành xây dựng cơ bản mà nội dụng của chi phí kinh doanh tạo nên chỉ tiêu giá thành sản phẩm có một số khác biệt, cụ thể là:
    Giá thành công trình lắp đặt không bao gồm giá trị thiết bị do bên chủ đầu tư giao.
    Giá thành công tác xây dựng và lắp đặt vật kết cấu báo gồm giá trị vật kết cấu và giá trị thiết bị kèm theo như các thiết bị vệ sinh, thông gió,
    Từ những đặc điểm trên, đòi hỏi công tác kế toán vừa phải đáp ứng những yêu cầu chung về chức năng, nhiệm vụ kế toán của một doanh nghiệp sản xuất, vừa phải đảm bảo phù hợp với đặc tính riêng của một doanh nghiệp xây dựng cơ bản, nhằm cung cấp số liệu chính xác, kịp thời , đánh giá đúng tình hình kế hoạch sản xuất kinh doanh, cố vấn cho lãnh đạo trong việc tổ chức, quản lý cũng như dề ra đường lối hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để đạt hiệu quả cao trong kinh doanh của doanh nghiệp .
    1.2. Yêu cầu của công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản
    Thực tế ở nước ta trong nhiều năm qua đã xảy ra tình trạng lãng phí à thất thoát vốn đầu tư trong lĩnh vực xây dựng cơ bản mà nguyên nhân chính là sự quản lý về vốn của nhà nước chưa chặt chẽ. Để khắc phục tình trạng trên, Nhà nước ta đã ban hành các chính sách, chế độ, các văn bản pháp quy về giá, các nguyên tắc, các phương pháp lập dự toán và các định mức kinh tế kỹ thuật . để xác định tổn mức vốn đầu tư dựa trên tổng dự toán công trình hay hạng mục công trình. Trích điều lệ quản lý đầu tư xây dựng ban hành kèm theo nghị định số 177/CP ngày 20/10/1994 của chính phủ: “ công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bảnphải đảm bảo tạo ra những sản phẩm và dịch vụ được thị trường chấp nhận về giá cả, chất lượng và đáp ứng được các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong từng thời kỳ .”
    Như vậy có thể thấy rằng vấn đề cốt lõi trong việc thực hiện chính sách của Nhà nước không gì bằng tiết kiệm chi phí trong xây dựng cơ bản và để tiết kiệm được chi phí này thì đòi hỏi chúng ta phải quản lý chi phí sản xuất thật chặt chẽ tức là phải phản ánh chi phí không những đầy đủ mà phải kịp thời, chính xác có như vậy thì giá thành mới hạ đảm bảo sự chấp nhận của thị trường về giá cả, đồng thời chất lượng cũng vẫn được đảm bảo. Thêm vào đó, sản phẩm xây lắp có kết cấu phức tạp, cộng với việc thi công kéo dài lạic thi công chủ yếu ngoài trời nên chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên rất lớn, các điều kiện sản xuất phải di chuyển theo công trìnhnên dễ dẫn đến hao hụt, lãng phí . do vậy quản lý chi phí trong xây dựng cơ bản khó khăn hơn và cũng có vai trò quan trọng hơn các loại hình doanh nghiệp khác.
    Mặt khác trong lĩnh vực xây dựng cơ bản hiện nay chủ yếu áp dụng phương pháp đầu thầu, giao thầu xây dựng. Vì vậy để trúng thầu một công trình thì công ty phải bỏ thầu với giá cả hợp lý dựa trên cơ sở các định mức, đơn giá xây dựng cơ bản do Nhà nước ban hành, giá cả thị trường và khả năng của công ty. Giá trúng thầu không được vượt quá tổng dự toán được duyệt.
    Như vậy có thể nói việc quản lý đầu tư xây dựng cơ bản là một công việc hết sức cần thiết nhưng đaày khó khăn và phức tạp, nhất là từ khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường được tự chủ trong việc tìm kiếm cũng như ký kết các hợp đồng xây dựng( tụ chủ hoạt động sản xuất kinh doanh) đảm bảo có lãi phục vụ cho mục tiêu phát triển của công ty. Do đó đòi hỏi các doanh nghiệp xây dựng cơ bản luôn phải tìm tòi, cải tiến, tăng cường công tác quản lý trước hết là quản lý chi phí trong đó trọng tâm là công tấc hạch toán chi phí sản xuất cà tính giá thành sản phẩm xây lắp.
    1.3. ý nghĩa của công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành trong doanh nghiệp xây lắp:
    Việc quản lý kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành trong doanh nghiệp xây lắp có ý nghĩa ở tầm vi mô và vĩ mô. Trước hết nó gián tiếp giúp Nhà nước tránh được lãng phí về nguồn vốn đầu tư cũng như tránh thiệt hại kinh tế cho xã hội thông qua việc các công trình xây dựng cơ bản hoàn thành với chất lượng đảm bảo, chi phí được tiết kiệm.
    Trong phạm vi doanh nghiệp , việc tổ chức tốt công tác quản lý kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành có ý nghĩa quyết định đến sự tồn tại của doanh nghiệp . Nó không những cung cấp thông tin cần thiết cho các nhà quản lý trong việc ra quyết định mà còn là cơ sở xác định kết quả kinh doanh của doanh nghiệp .
     
Đang tải...