Tiểu Luận Tạp chất sử dụng trong Thủy Sản

Thảo luận trong 'Sinh Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    ĐẶT VẤN ĐỀ

    Đất nước Việt Nam có lợi thế là có bờ biển dài, nhiều sông ngòi, ao hồ nên việc khai thác và nuôi trồng thủy sản đã mở ra triển vọng lớn về việc cung cấp thủy sản cho nhu cầu đời sống nhân dân không những trong nước mà còn xuất khẩu đi các thị trường nước ngoài. Tuy vậy trong những năm gần đây, tình trạng nguồn nguyên liệu thủy sản nước ta bị nhiễm tạp chất từ bên ngoài vào, điều này có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe người tiêu dùng và nền kinh tế của nước nhà.
    I.TÌM HIỂU CHUNG
    I.1.Khái niệm về tạp chất
    Tạp chất là những chất rắn, lỏng, không phải là thành phần tự nhiên của bản thân thủy sản được con người cố tình đưa vào để làm tăng khối lượng, tăng kích cỡ, làm thay đổi kết cấu, lừa dối cảm giác về độ tươi nhằm mục đích gian dối kinh tế.
    I.2 Phân loại tạp chất.
    Các loại tạp chất được phát hiện bao gồm:
    - Nhóm tạp chất dạng cứng: Kim loại ( thỏi chì, đinh sắt ) tăm tre, cọng dừa nước, xi măng.
    - Nhóm tạp chất dạng lỏng: Bơm nước, ngâm nước, CMC, agar, tinh bột, bột bí đao.
    - Nhóm tạp chất hóa chất độc hại: Hàn the, ure.
    - Nhóm tạp chất hóa chất bảo quản bị lạm dụng: Tripolyphotphat
    I.3. Nguyên nhân nhiễm tạp chất vào nguyên liệu thủy sản

    - Gồm 2 nguyên nhân chính: + Nguyên nhân khách quan
    + nguyên nhân chủ quan
    I.3.1. nguyên nhân khách quan
    - Nhiễm từ nguồn nước: Con người sử dụng nguồn nước mất vệ sinh để tiêm vào thủy sản, do đó làm cho thủy sản bị nhiễm một số loại thuốc diệt cỏ, thuốc trừ sâu
    - Nhiễm từ nguồn thức ăn, thuốc chữa bệnh: Nguy cơ nhiễm tạp chất Chloramphenicol trong thuốc chữa bệnh cho thủy sản.
    - Nhiễm từ các dụng cụ bảo quản: Nguy cơ nhiễm các tạp chất như tăm tre, đá sạn, rác từ các dụng cụ bảo quản vào thủy sản.
    I.3.2. Nguyên nhân chủ quan
    - Nguồn lợi trước mắt nên các cá nhân, doanh nghiệp đã không ngần ngại đứa tạp chất vào trong nguyên liệu thủy sản nhằm gian dối kinh tế.
    - Việc thẩm tra và nghiêm cấm gắt gao tình trạng đưa tạp chất vào nguyên liệu thủy sản chưa được thực hiện một cách quyết liệt. Văn bản Luật ghi là cấm nhưng thực tại công tác giám sát vẫn còn nhiều lỏng lẽo.

    Bảng các loại tạp chất đưa vào nguyên liệu thủy sản, đối tượng, mục đích:

    II.THỰC TRẠNG VIỆC SỬ DỤNG TẠP CHẤT TRONG THỦY SẢN
    1.Tình hình chung
    - Trong năm 2010 toàn quốc đã xảy ra 132 vụ ngộ độc thực phẩm với 4.676 người mắc, 3.281 người nhập viện và có 41 trường hợp tử vong. trong số các ca cấp cứu ngộ độc thực phẩm thì ngộ độc thủy - hải sản đang ở mức đáng báo động. Nguyên nhân ngộ độc chủ yếu là do ăn phải thủy - hải sản không còn tươi, thủy - hải sản có chứa dung dịch urê và bơm chích tạp chất
    - Cũng theo Cục Vệ sinh an toàn thực phẩm, trong số các ca cấp cứu ngộ độc thực phẩm thì ngộ độc thủy - hải sản đang ở mức đáng báo động. Nguyên nhân ngộ độc chủ yếu là do ăn phải thủy - hải sản không còn tươi, thủy - hải sản có chứa dung dịch urê và bơm chích tạp chất
    - Theo số liệu thống kê: Trong năm 2010, tỉnh Cà Mau phát hiện 45 vụ, tịch thu 14.395 kg tôm bơm tạp chất; 6 tháng đầu năm nay phát hiện 26 vụ, tịch thu 5.410 kg tôm. Tại tỉnh Bạc Liêu, chỉ tính từ đầu tháng 9.2011 đến nay đã phát hiện 7 vụ, tịch thu 2.108 kg tôm bơm tạp chất. Trong năm 2009 và những tháng đầu năm 2010, tình trạng bơm nước vào mực nguyên liệu lại tiếp tục tái diễn. Gần đây, cơ quan chức năng ở ĐBSCL đã bắt quả tang hàng chục vụ, tịch thu hàng chục tấn tôm bơm tạp chất.
    - Những năm gần đây vì lợi ích cá nhân con người đã sử dụng hóa chất, kháng sinh cấm để chế biến, bảo quản nguyên liệu thủy sản gây mất an toàn trong nguyên liệu thủy sản.
    - Trong đó phải kể năm 2006, khi hàng loạt lô hàng mực khô của các doanh nghiệp trong tỉnh Bình Thuận bị Nhật trả về do bị nhiễm Chloramphenicol.
    - Tháng 7/2011, 3 nhà bán lẻ Anh là Tesco, Asda và Morrisons quyết định ngừng bán cá tra Việt Nam do phát hiện tạp chất tăng trọng.

    2.Diễn biến tình hình đưa tạp chất vào nguyên liệu thủy sản

    KẾT LUẬN
    Có thể nói, việc đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu thời gian đầu đã mang lại lợi nhuận cho một số cá nhân, một vài đại lý, nhưng khi trở nên phổ biến, không ai biết rằng tác hại của nó đã trở nên khôn lường . Vì vậy yêu cầu người dân nói chung và đặc biệt là các nhà nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, các tổ chức xí nghiệp thu mua phải có ý thức hơn nữa trong việc đưa tạp chất vào thủy sản nhằm hướng tới một nguồn thủy sản sạch
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...