Chuyên Đề tập bài giảng tâm lý học đại cương

Thảo luận trong 'Tâm Lý Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHN I – NHNG VN Đ CHUNG CA TÂM LÝ HC
    Ch
    ương 1
    TÂM LÝ H
    C LÀ MT MÔN KHOA HC


    I. ĐỐI TƯỢNG CỦA TÂM LÝ HỌC
    Để xác định một môn khoa học cần chỉ ra được đối tượng, nhiệm vụ, vị trí, ý nghĩa và phương pháp nghiên cứu của khoa học đó.
    Đối tượng của tâm lý học là các hiện tượng tâm lý với tư cách là một hiện tượng tinh thần do thế giới khách quan tác động vào não con người sinh ra, gọi chung là các hoạt động tâm lý.
    Tâm lý học nghiên cứu sự hình thành, vận hành và phát triển của hoạt động tâm lý.
    * Phân loại hiện tượng tâm lý
    Đời sống tâm lý của con người cực kỳ phong phú, đa dạng, sinh động. Có nhiều cách phân loại các hiện tượng tâm lý, để tiện nghiên cứu người ta đã phân chia các hiện tượng tâm lý theo một số cách sau:
    1. Cách phân loại phổ biến
    Các hiện tượng tâm lý được phân loại theo thời gian tồn tại của chúng ta và vị trí tương đối của chúng trong nhân cách. Theo cách phân chia này, các hiện tượng tâm lý có ba loại chính: các quá trình tâm lý; các trạng thái tâm lý; các thuộc tính tâm lý.
    1.1. Các quá trình tâm lý
    Là những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối ngắn, có mở đầu, diễn biến, kết thúc tương đối rõ ràng.
    Người ta thường phân biệt thành ba quá trình tâm lý:
    + Các quá trình nhận thức gồm cảm giác, tri giác, trí nhớ, tưởng tượng, tư duy.
    + Các quá trình cảm xúc biểu thị sự vui mừng hay tức giận, dễ chịu, khó chịu, nhiệt tình hay thờ ơ
    + Quá trình hành động ý chí.
    Các quá trình tâm lý chỉ tồn tại trong một thời gian nhất định rồi kết thúc.
    1.2. Các trạng thái tâm lý
    Những hiện tượng tâm lý diễn ra trong thời gian tương đối dài, việc mở đầu và kết thúc không rõ ràng. Thường các trạng thái tâm lý đi kèm và làm nền cho các hiện tượng tâm lý khác.
    Ví dụ:
    ­ Trạng thái chú ý trong nhận thức,
    ­ Tâm trạng buồn bực, vui vẻ, sợ hãi, .
    ­ Trạng thái căng thẳng trong hành động.
    1.3. Các thuộc tính tâm lý
    Là những hiện tượng tâm lý tương đối ổn định, khó hình thành và khó mất đi, tạo thành những nét riêng của nhân cách. Người ta thường nói tới bốn nhóm thuộc tính tâm lý cá nhân như: xu hướng, tính cách, khí chất và năng lực.
    2. Cách phân biệt hiện tượng tâm lý khác
    – Các hiện tượng tâm lý có ý thức.
    – Các hiện tượng tâm lý chưa được ý thức.
    Chúng ta có nhiều nhận biết về các hiện tượng tâm lý có ý thức (được nhận thức, hay tự giác). Còn những hiện tượng tâm lý chưa được ý thức vẫn luôn diễn ra, nhưng ta không ý thức về nó, hoặc dưới ý thức, chưa kịp ý thức.
    Một số tác giả nước ngoài còn chia ý thức thành hai mức:
    + Vô thức
    + Tiềm thức
    Tóm lại, đối tượng của tâm lý học là các hiện tượng tâm lý, gọi chung là các hoạt động tâm lý. Tâm lý học nghiên cứu sự hình thành và phát triển của hoạt động tâm lý. Thế giới tâm lý của con người vô cùng đa dạng và phức tạp. Các hiện tượng tâm lý có nhiều mức độ, cấp độ khác nhau, có quan hệ đan xen vào nhau, chuyển hoá cho nhau.
    Ngày nay, theo tính chất phục vụ thực tiễn của Tâm lý học, có những ngành Tâm lý học khác nhau như: Tâm lý học đại cương, Tâm lý học xã hội, Tâm lý học lứa tuổi, Tâm lý học kinh doanh, Tâm lý học giao tiếp,
    Tâm lý học đại cương là một phân ngành của Tâm lý học. Nó nghiên cứu những quy luật nảy sinh và vận hành của sự phản ánh tâm lý trong hoạt động của người và động vật. Trong giáo trình này chỉ trình bày về tâm lý người.
    II. NHIỆM VỤ CỦA TÂM LÝ HỌC
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...