Tiểu Luận Tạo việc làm cho người khuyết tật tại xã Hà Bắc huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hóa

Thảo luận trong 'Xã Hội Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tiểu luận: Trợ giúp xã hội Khoa Công tác xã hội

    1. Lời mở đầu
    Việt Nam là một quốc gia Phương Đông lại có một bề dày truyền thống “Tương thân tương ái”, con người Việt Nam sống giàu tình cảm, luôn quan tâm, đùm bọc những người kém may mắn trong cuộc sống. Đặc biệt là những Người khuyết tật (NKT) – những người “Tàn nhưng không phế” => Tạo việc làm cho người khuyết tật là kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp ấy của dân tộc ta.
    Người khuyết tật là những người khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận hoặc chức năng của cơ thể làm giảm khả năng tham gia các hoạt động và gặp nhiều khó khăn trong cuộc sống. Họ thường tự ti, mặc cảm về bản thân nên ít giao tiếp, nói chuyện với người khác (ngoại trừ người thân trong gia đình). Vì vậy, họ khó hòa nhập với cộng đồng => Tạo việc làm cho người khuyết tật sẽ giúp cho họ có cơ hội tiếp xúc, giao lưu với mọi người => Dễ dàng hơn cho việc hoà nhập với cộng đồng xã hội. Tạo điều kiện để người khuyết tật phát triển một cách toàn diện và bình thường như những người khác trong xã hội.
    Theo Bộ Lao động thương binh và xã hội thống kê cho biết, hiện nay trên cả nước ta có khoảng 5,1 triệu người khuyết tật (chiếm 6% dân số). Đây là một tỉ lệ không nhỏ và trở thành mối quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước trong những năm qua. Trong xu thế chung đó, Người khuyết tật cũng là mối quan tâm hàng đầu của xã Hà Bắc huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hóa khi mà ở đây tỉ lệ người khuyết tật đang còn rất nhiều => Tạo việc làm cho người khuyết tật sẽ góp phần giúp cho họ đảm bảo cuộc sống => Góp phần thực hiện chính sách An sinh xã hội của địa phương, tận dụng được nguồn lực và cũng là thể hiện tinh thần nhân đạo.
    Đồng thời, bản thân người khuyết tật tại xã Hà Bắc lại có nhu cầu rất lớn về vấn đề việc làm. Theo điều tra cho thấy trên toàn bộ xã có 85% người khuyết tật chưa có việc làm. Họ muốn mình không phải là người thừa của xã hội, gánh nặng của gia đình. Nên có 1 công việc tạo ra nguồn thu nhập góp phần trang trải cuộc sống trở thành nhu cầu, tâm nguyện lớn của tất cả người khuyết tật. Họ muốn chứng minh họ không phải là “Người vô dụng” => Tạo việc làm cho người khuyết tật đáp ứng được nhu cầu, nguyện vọng của họ.
    Trong những năm qua, Chính quyền xã Hà Bắc đã luôn quan tâm giúp đỡ người khuyết tật ổn định cuộc sống và hòa nhập cộng đồng. Tuy vậy, kết quả đạt được chưa thực sự tích cực. Rất nhiều bất cập trong công tác chăm sóc, hỗ trợ người khuyết tật, mà vấn đề việc làm cho người khuyết tật được xem là một vấn đề nan giải. Không mong bài viết này có thể giải quyết được vấn đề ấy. Nhưng cũng hi vọng nó có thể góp phần nhỏ bé vào việc nâng cao hiệu quả tạo việc làm cho người khuyết tật tại địa phương những năm tới.
    Với tất cả những lý do trên em đã lựa chọn đề tài: “Tạo việc làm cho người khuyết tật tại xã Hà Bắc huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hóa”.

    Mục lục
    1. Lời mở đầu

    2. Cơ sở lý luận về tạo việc làm cho người khuyết tật
    2.1. Khái niệm Việc làm
    2.2. Khái niệm Tạo việc làm
    2.3. Khái niệm Người khuyết tật
    2.4. Khái niệm Tạo việc làm cho người khuyết tật

    3. Hoạt động tạo việc làm cho người khuyết tật tại xã Hà Bắc huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hóa
    3.1. Thực trạng người khuyết tật hiện nay ở nước ta
    3.2. Quan điểm của Đảng, Nhà nước về vấn đề người khuyết tật
    3.3. Tổng quan về xã Hà Bắc huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hóa và tình hình người khuyết tật tại địa phương.
    3.4. Thực trạng tạo việc làm cho người khuyết tật tại xã Hà Bắc huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hóa trong những năm qua
    3.4.1. Nhu cầu về vấn đề việc làm của người khuyết tật tại xã Hà Bắc huyện Hà Trung tỉnh Thanh Hóa.
    3.4.2. Thực trạng tạo việc làm cho người khuyết tật tại xã Hà Bắc trong những năm qua.
    3.4.3. 85% người khuyết tật không có việc làm. Những lý do chủ yếu?

    4. Kết luận và khuyến nghị
    4.1. Kết luận
    4.2. Khuyến nghị
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...