Luận Văn Tạo vật liệu khởi đầu bằng phương pháp lai hữu tính đối với cây cà chua trong vụ đông xuân năm 2005

Thảo luận trong 'Nông - Lâm - Ngư' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 26/3/14.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1.1. Tính cấp thiết của đề tài
    Cà chua (Lycopersico esculentum Mill.) là một trong những loại rau quan trọng nhất được trồng phổ biển trên thế giới, đồng thời nó cũng là loại rau quan trọng nhất ở vùng nhiệt đới. Cà chua trở thành một trong những loại rau được ưa chuộng và dược trồng phổ biến không chỉ vì nguồn dinh dưỡng đặt biệt của nó mà con vì nó là nguyên liệu phong phú cho các nhà máy chế biến, không những chỉ có ý nghĩa kinh tế nông nghiệp quan trọng mà cà chua còn được sử dụng như một đối tượng nghiên cứu di truyền, tế bào và chọn giống ở thực vật bậc cao.
    Do nhu cầu ngày càng tăng, nên diện tích của nước ta cũng từ đó tăng dần lên. Riêng ở Thừa Thiên Huế, người dân ở đây chủ yếu là trồng các loại rau ăn lá, cây cà chua được trồng đa số là những giống địa phương cho năng suất thấp, không đạt tiêu chuẩn làm thương phẩm. Cây cà chua vẫn chưa được chú trọng và phát triển, mặc dù nhu cầu là rất lớn. Một trong những nguyên nhân chính đó là:
    - Các giống cà chua có tính khu vực rất cao, một số giống thích hợp với nơi này nhưng lại không thích hợp với nơi khác, do đó cần phải có sự kết hợp chặt chẽ trong chọn lọc, lai tạo giống, nhập nội giống, khảo nghiệm so sánh giống nhằm tìm ra được bộ giống thích hợp cho từng vùng sinh thái.
    - Thực tế nhu cầu sử dụng cà chua là rất lớn, vừa tiêu thụ tại chỗ, vừa phục vụ chế biến xuất khẩu, song diện tích canh tác loại rau này còn ít, khó khăn còn tồn tại là do chưa có bộ giống thích hợp cho vùng. Nông dân thường trồng các giống địa phương, quả có giá trị thương phẩm thấp, kích thước, trọng lượng nhỏ, chưa phù hợp với thị trường, thị hiếu người tiêu dùng, chế biến và xuất khẩu, đồng thời bị nhiều loại sâu bệnh hại, dẫn đến năng suất và hiệu quả kinh tế kém. Đã có nhiều giống F1, ưu thế lai cao được nhập nội, nhưng giá cả quá đắt từ 1,5 - 2 triệu đồng/kg giống, nên điều kiện sử dụng các giống này của nông dân còn bị hạn chế, mặt khác những giống này đã tỏ ra khả năng chống chịu bệnh không cao trong quá trình sản xuất.
    Thừa Thiên Huế là một tỉnh có nguồn lao động dồi dào, có diện tích đất cát ven biển khá lớn trên 30.000 ha, rất thích hợp trồng cà chua, hơn nữa cà chua lại là cây trồng ngắn ngày, phù hợp với cơ cấu cây trồng của địa phương.
    Tuy nhiên, do khí hậu nóng ẩm mưa nhiều, thời tiết thay đổi thất thường, nên cà chua thường hay bị nhiều loại bệnh phát sinh và gây hại nặng như sương mai, héo rũ, thối trái, xoăn lá . gây thiệt hại lớn cho sản xuất. Đây là một khó khăn lớn nhất của người trồng cà chua ở Thừa Thiên Huế mà hiện nay tỉnh chưa có phương pháp nào phòng trừ có hiệu quả cao.
    Xuất phát từ nhu cầu thực tế đó, chúng tôi tiến hành đề tài “Tạo vật liệu khởi đầu bằng phương pháp lai hữu tính đối với cây cà chua trong vụ đông xuân năm 2005 - 2006 tại thành phố Huế” nhằm góp phần làm phong phú thêm bộ giống hiện có phục vụ cho công tác chọn tạo giống thích hợp cho địa phương.
    1.2. Mục đích của đề tài
    Lựa chọn cặp bố mẹ thích hợp, khả năng cho con lai có năng suất cao, phẩm chất tốt, chống chịu với điều kiện ngoại cảnh và sâu bệnh hại.
    Khả năng phối hợp của giống bố, mẹ.
    Tạo vật liệu khởi đầu để phục vụ công tác chọn giống.
    1.3. Ý nghĩa thực tiễn, khoa học của đề tài
    Tạo vật liệu khởi đầu cho việc chọn giống, năng suất cao, chất lượng tốt, chống sâu bệnh, làm gốc ghép.
    Làm phong phú thêm bộ giống cà chua, có ý nghĩa bảo tồn quỹ gen cà chua.
    1.4. Giới hạn nghiên cứu của đề tài
    Do thời gian thực hiện đề tài có giới hạn nên chỉ tiến hành được phần chọn bố mẹ và lai tạo tổ hợp, thí nghiệm trong vụ Đông Xuân, trên đất thịt nhẹ ở thành phố Huế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...