Thạc Sĩ Tạo mô hình tiểu đường trên chuột nhắt trắng và thử tác dụng hạ đường huyết một số chế phẩm tự nhiên

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu

    Tiểu đường (đái tháo đường) là một trong những bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa có mức tăng nhanh chóng trong thời gian gần đây cả về số lượng cũng như chi phí điều trị trở thành gánh nặng về kinh tế và xã hội đối với nhiều quốc gia trên thế giới. Dự báo của các chuyên gia y tế từ những năm 90 của thế kỉ 20 đã và đang trở thành hiện thực “Thế kỉ 21 là thế kỉ của các bệnh nội tiết và rối loạn chuyển hóa”. Theo WHO, năm 2025, sẽ có 300-330 triệu người mắc bệnh, chiếm tỷ lệ khoảng 5,4% dân số toàn cầu, trong đó ĐTĐ type 2 chiếm 85-95%. Với tốc độ phát triển nhanh chóng (tăng 170%), bệnh ĐTĐ ở các quốc gia đang phát triển sẽ trở thành “đại dịch”. ở Mỹ, theo thông báo của Trung tâm kiểm soát dịch bệnh CDC, bệnh ĐTĐ tăng 14% trong 2 năm (2003-2005) và cũng là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở Mỹ.[1,5,17]
    Việt Nam nằm trong số các quốc gia có số người mắc bệnh ĐTĐ tăng nhanh chóng. Số liệu điều tra quốc gia năm 2002-2003 thông báo tỷ lệ mắc bệnh trong cả nước là 2,7%. Hiệp hội ĐTĐ quốc tế và WHO phân loại tỷ lệ mắc bệnh đái tháo đường ở Việt Nam nằm trong khu vực 2 (tỷ lệ 2%-4,99%) cùng với các nước trong khu vực như Trung Quốc, Thái Lan, Indonesia. [1]
    Với nhu cầu điều trị và dự phòng ĐTĐ, hàng loạt các thuốc tổng hợp đã được các tập đoàn, các công ty dược phẩm nghiên cứu và phát triển như sulfonylurea, các biguanid, thiazolidindion. Tuy nhiên các thuốc có nguồn gốc tổng hợp không phải là giải pháp tối ưu đối với quốc gia đang phát triển như Việt Nam, lý do đưa ra là giá thành điều trị cao, thuốc tổng hợp có phản ứng phụ với tác dụng không mong muốn. Thuốc có nguồn gốc thảo dược đang được các nước quan tâm và phát triển với ưu điểm là nguồn dược liệu sẵn có, dễ sử dụng, giá thành rẻ, ít tác dụng phụ dễ được cộng đồng chấp nhận, đặc biệt là các nước kém phát triển và đang phát triển. [11,12,17]

    Để đánh giá hiệu quả tiền lâm sàng của các thuốc có nguồn gốc thảo dược thì cần phải có những nghiên cứu đánh giá tác dụng dược lý. Những nghiên cứu này nhằm sàng lọc đánh giá hiệu quả tiền lâm sàng của các thuốc trước khi đưa vào thử nghiệm lâm sàng. Xây dựng các mô hình bệnh lý để thử thuốc có ý nghĩa quan trọng nhằm đáp ứng những tiêu chuẩn về phát triển các sản phẩm thuốc mới của Bộ Y tế – Việt Nam và WHO. Đã có một số các mô hình ĐTĐ được áp dụng ở Việt Nam, tuy nhiên vẫn cần có sự bổ xung nhằm mục đích hoàn thiện và phong phú các phương pháp đánh giá tác dụng hạ đường huyết của thuốc thảo dược.
    Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi tiến hành đề tài “Tạo mô hình tiểu đường trên chuột nhắt trắng và thử tác dụng hạ đường huyết một số chế phẩm tự nhiên” với các nội dụng chính:
    - Xây dựng mô hình tiểu đường (ĐTĐ) trên chuột nhắt trắng.
    - Đánh giá tác dụng hạ glucose huyết của dịch chiết cây Bông ổi (Lantana camara L. ) trên chuột nhắt trắng.




    Những chữ viết tắt

    ACTH Adrenocorticotropic hormone
    ADN Acid deoxyribonucleic
    Anti - GAD Glutamic acid decarboxylase antibodies
    β Tế bào beta- đảo tụy Langerhans
    CDC Centers for Disease Control and Prevention
    (Trung tâm kiểm soát dịch bệnh Mỹ)
    CNT Chuột nhắt trắng
    Cv Coefficient of variation
    (Hệ số biến thiên)
    ĐTĐ Đái tháo đường
    FDA Food and Drug Administration
    ICA Islet cells antibodies
    IDM International Diabetes Mellitus
    LD50 Lethal dose 50%
    (Liều gây chết 50% động vật thí nghiệm)
    MLH Lipid Mobilising Hormon
    NOD Non-Obese Diabetic
    STH Somatotropic Hormon
    STZ Streptozocin (Streptozotocin)
    WHO World Health Organization
    (Tổ chức Y tế Thế giới)



    Mục lục


    Lời cảm ơn
    Những chữ viết tắt
    Mục lục Trang
    Mở đầu 1
    Chương 1- Tổng quan
    . 3
    1.1. Tổng quan về bệnh ĐTĐ. 3
    1.1.1. Tình hình bệnh ĐTĐ trên thế giới và ở Việt Nam . 3
    1.1.2. Chẩn đoán và phân loại bệnh ĐTĐ . 4
    1.1.3. Sinh lý bệnh ĐTĐ . . 6
    1.1.4. Thuốc điều trị . 10
    1.2. Mô hình bệnh ĐTĐ trên động vật thực nghiệm 12
    1.2.1. Khái lược về mô hình bệnh lý trên động vật thực nghiệm . 12
    1.2.2. Streptozocin và cơ chế gây mô hình ĐTĐ typ 1 13
    1.2.3. Alloxan và cơ chế gây mô hình ĐTĐ typ 1 . . 16
    1.2.4. Mô hình ĐTĐ typ 2 . 19
    1.3. Cây Bông ổi (Lantana camara L) . 19
    1.3.1. Đặc điểm hình thái và phân bố . . 19
    1.3.2. Thành phần hóa học . 21
    1.3.3. Công dụng và tác dụng duợc lý . 22
    Chương 2- Đối tượng, Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 24
    2.1. Đối tượng 24
    2.2. Vật liệu, hóa chất 24
    2.3. Phương pháp nghiên cứu . 25
    2.3.1. Thử gây mô hình ĐTĐ typ 1 bằng STZ và Alloxan trên CNT 25
    2.3.2. Phương pháp thu dịch chiết từ cây Bông ổi 27
    2.3.3. Phương pháp thử độc tính cấp của dịch chiết cây Bông ổi 27
    2.3.4. Sàng lọc tác dụng hạ glucose huyết của dịch chiết trên CNT bình thường 28
    2.3.5. Thử khả năng dung nạp glucose huyết trên CNT bình thường của dịch chiết Bông ổi 29
    2.3.6. Thử tác dụng hạ glucose huyết trên CNT gây ĐTĐ typ 1 bằng STZ 30
    2.3.7. Thử tác dụng hạ glucose huyết trên CNT gây ĐTĐ typ 2 bằng STZ và chế độ giàu dinh dưỡng . 31
    2.3.8. Phương pháp định lượng glucose huyết 32
    2.3.9. Phương pháp xử lý số liệu 33
    Chương 3- Kết quả và thảo luận . 35
    3.1. Gây mô hình ĐTĐ typ 1 35
    3.1.1. Gây mô hình ĐTĐ typ 1 trên CNT bằng alloxan 35
    3.1.2. Gây mô hình ĐTĐ typ 1 trên CNT bằng STZ . 38
    3.2. Thu dịch chiết nghiên cứu và thử độc tính cấp của dịch chiết cây Bông ổi . 40
    3.2.1. Thu dịch chiết Bông ổi . 40
    3.2.2. Thử độc tính cấp dịch chiết cây Bông ổi 41
    3.3. Thử tác dụng hạ glucose huyết của dịch chiết cây Bông ổi trên CNT 43
    3.3.1. Sàng lọc liều có tác dụng hạ glucose huyết của dịch chiết Bông ổi 43
    3.3.2. Thử tác dụng dung nạp glucose huyết của dịch chiết Bông ổi trên CNT bình thường . 46
    3.3.3. Thử tác dụng hạ glucose huyết của dịch chiết cây Bông ổi trên mô hình ĐTĐ typ 1 được gây bằng STZ . 49
    3.3.4. Thử tác dụng hạ glucose huyết của dịch chiết cây Bông ổi trên mô hình ĐTĐ typ 2 được gây bằng STZ và chế độ ăn . 51
    Kết luận 54
    Tài liệu tham khảo . 55
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...