Chuyên Đề Tạo động lực lao động tại nhà máy sợi Hà nội- Thực trạng và giải pháp

Thảo luận trong 'Quản Trị Kinh Doanh' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Lời mở đầu

    1.Sự cần thiết phải nghiên cứu đề tài.


    Lao động là hoạt động cơ bản và quan trọng nhất của con người.Không có lao động thì con người không có các giá trị vật chất cũng như các giá trị tinh thần để tồn tại và phát triển.Với vai trò đó, thì ở xã hội nào, chế độ nào hoạt động lao động cũng không thể thiếu được trong cuộc sống của con người Và nếu xét theo tiến trình lịch sử phát triển của xã hội thì NSLĐ càng ngày càng tăng lên, và con người ngày càng tạo ra được nhiều giá trị sản phẩm mới. Nhưng nếu lại xét trong mỗi xã hội, mỗi chế độ thì không phải lúc nào NSLĐ cũng tăng đều đặn và NSLĐ giữa các nước cũng có sự khác nhau, thậm chí xét trong một lãnh thổ quốc gia thì cũng có sự khác nhau về NSLĐ giữa các vùng, các nghành .Vậy làm thế nào để lao động của con người có năng suất, chất lượng và đạt hiệu quả cao.Tất nhiên để làm được điều này chúng ta phải giải thích taị sao lại có sự khác nhau đó.Có rất nhiều nguyên nhân ở đây như do sự phát triển không đồng đều về Khoa học- kỹ thuật, có sự khác nhau về điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên . và một trong số đó là do có sự khác nhau về động lực lao động của người lao động.Nói tới cụm từ tạo động lực lao động, hẳn còn rất nhiều người còn mơ hồ nhưng đây là một trong những hoạt động quan trọng của Quản trị nhân lực trong một tổ chức, nó có ảnh hưởng rất lớn tới quá trình lao động của người lao động (NLĐ), tới sự gắn bó với công việc , lòng trung thành và sự cống hiến hết mình của NLĐ với tổ chức.

    Qua ba tháng thực tập tại Công ty TNHH Nhà nước MTV Dệt 19/5 Hà Nội, em có điều kiện làm quen với môi trường làm việc của Công ty, được tìm hiểu về quy trình công nghệ sản xuất sản phẩm cũng như các hoạt động quản trị nhân lực tại Công ty.Nhìn chung các mặt đều tốt nhưng có một vấn đề còn tồn tại, gây nhiều trăn trở đối với ban lãnh đạo công ty đó là tình trạng có một bộ phận người lao động rời bỏ công ty sau một khoảng thời gian ngắn đến làm việc.Vậy công tác quản trị nhân lực của Công ty còn tồn tại những hạn chế gì, và theo em hạn chế đó là do công tác tạo động lực lao đông tại công ty chưa được chú trọng.Công ty TNHH Nhà nước MTV Dệt 19/5 Hà Nội là một trong những công ty có quy mô lớn trong ngành dệt may Việt Nam, bao gồm 4 Nhà máy trực thuộc:

    1. Nhà máy sợi Hà Nội
    -Thành lập ngày 10-10 năm 1998
    2. Nhà máy dệt Hà Nội
    -Thành lập ngày19 tháng 5 năm 1960
    3.Nhà máy dệt Hà Nam
    -Thành lập ngày 14 tháng 4 năm 2005
    4. Nhà máy may thêu Hà Nội
    -Thành lập ngày 01 tháng 12 năm 2002
    Như chúng ta đã biết tạo ra sợi từ bông là khâu đầu tiên và rất quan trọng trong quá trình sản xuất ra các loại vải và các sản phẩm may mặc khác.Có thể nói giai đoạn này là yếu tố quyết định đến chất lượng sản phẩm.Với vai trò đó thì Nhà máy sợi có vị trí quan trọng trong Công ty, được sự quan tâm rất lớn của ban lãnh đạo công ty.
    Chính vì những lý do đó em đã đi sâu tìm hiểu về Nhà máy Sợi Hà nội và quyết định lựa chọn đề tài trong chuyên đề thực tập của mình là :Tạo động lực lao động tại nhà máy sợi Hà nội- Thực trạng và giải pháp.Mục đích nghiên cứu đề tài của em là làm rõ vậy công tác tạo động lực lao động thực chất là gì,vai trò của nó như thế nào? Đồng thời tìm hiểu công tác tạo động lực lao động tại công ty đặc biệt tại Nhà máy Sợi Hà Nội, bao gồm những hoạt động gì,những mặt tốt cũng như những hạn chế còn tồn tại, trên cơ sở đó đề ra các giải pháp nâng cao công tác tạo động lực tại công ty, qua đó nâng cao chất lượng công việc cũng như NSLĐ của công nhân, làm cho NLĐ ngày càng yêu quý công việc, gắn bó, trung thành và cống hiến hết mình cho Công ty.
    2.Đối tượng nghiên cứu.
    Đối tượng nghiên cứu của đề tài là động lực lao động của người lao động. Động lực lao động là yếu tố vô hình, nằm bên trong cơ thể con người lao động, ta chỉ có thể nhận biết nó thông qua quan sát biểu hiện của người lao động trong quá trình làm việc, thái độ của họ đối với công việc và đối với tổ chức là như thế nào.Vì vậy có thể nói Động lực lao động chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố như công việc, môi trường làm việc .Do đó thông qua nghiên cứu động lực lao động của người lao động ta có thể tìm hiểu, đề cập thêm rất nhiều vấn đề như Nội dung công việc, môi trường hoạt động của công ty, các chính sách, triết lý quản lý của công ty .
    3.Phạm vi nghiên cứu
    Đề tài tiến hành nghiên cứu công tác tạo động lực lao động tại Nhà máy sợi Hà Nội thuộc Công ty TNHH Nhà nước một thành viên Dệt 19/5 Hà Nội.
    Thời gian nghiên cứu trong đề tài là từ năm 2002 trở lại đây.
    4.Phương pháp nghiên cứu
    Trong đề tài có sử dụng một số phương pháp :
    Phương pháp phân tích tổng hợp số liệu
    Phương pháp quan sát
    Phương pháp định lượng.
    Và một số phương pháp khác.
    5.Nguồn số liệu
    Số liệu nghiên cứu trong đề tài được thu thập tại phòng lao động tiền lương và bộ phận thống kê Nhà máy sợi Hà Nội.
    6.Kết cấu đề tài.
    Ngoài phần lời mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục bảng biểu thì đề tài gồm ba phần:
    Phần I: Cơ sở lý luận chung về động lực lao động.

    Phần II: Thực trạng công tác tạo động lực lao động tại Nhà máy Sợi Hà Nội

    Phần III: Các biện pháp nâng cao công tác tạo động lực lao động tại Nhà máy Sơi Hà Nội.




    MỤC LỤC
    Trang
    Lời mở đầu 1

    Phần I: Cơ sở lý luận chung về động lực lao động. 4

    I. Các học thuyết tạo động lực lao động 4
    1.Học thuyết về thứ bậc nhu cầu của A.Maslow 4
    1.1Nội dung 4
    1.2Đánh giá ưu, nhược điểm của học thuyết. 5
    1.2.1 Ưu điểm 5
    1.2.2Nhược điểm 5
    2.Học thuyết tăng cường tích cực của B.F. Skinner. 6
    2.1Nội dung 6
    2.2Đánh giá ưu, nhược điểm của học thuyết. 6
    2.2.1 Ưu điểm 6
    2.2.2 Nhược điểm 6
    3.Học thuyết kỳ vọng của Victor Vroom 7
    3.1Nội dung 7
    3.2Đánh giá ưu, nhược điểm của học thuyết. 7
    3.2.1 Ưu điểm 7
    3.2.2 Nhược điểm 7
    4.Học thuyết Hệ thống hai yếu tố của F.Herzberg 7
    4.2 Đánh giá ưu, nhược điểm 8
    4.2.1 Ưu điểm 8
    4.2.2 Nhược điểm 8
    II.Động lực lao động 9
    1.Khái niệm và đặc điểm. 9
    1.1 Khái niệm. 9
    1.2 Đặc điểm 10
    2.Phân biệt giữa động cơ lao động với động lực lao động. 10
    2.1Giống nhau 10
    2.2Khác nhau 10
    III.Tạo động lực lao động và các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình tạo động lực lao động. 12
    1.Khái niệm tạo động lực lao đ ộng. 12
    2Các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình tạo động lực lao động 13
    2.1Nhóm nhân tố thuộc về bản thân người lao động 13
    2.1.1Hệ thống nhu cầu. 13
    2.1.2 Quan niệm về giá trị bản thân. 13
    2.1.3Trình độ, năng lực của người lao động. 13
    2.1.4Phẩm chất, tâm lý cá nhân người lao động. 13
    2.1.5Thái độ của người lao động đối với Công ty và công việc của mình. 14
    2.2Nhóm nhân tố thuộc về công việc 14
    2.2.1Nội dung công việc 14
    2.2.2Điều kiện lao động 14
    2.3Nhóm nhân tố thuộc về tổ chức. 14
    2.3.1Triết lý quản lý của công ty 14
    2.3.2 Mục tiêu, chiến lược của tổ chức. 15
    2.3.3 Văn hoá của tổ chức 15
    2.3.4 Bầu không khí tâm lý xã hội trong tổ chức 15
    2.3.5 Các chính sách, biện pháp cụ thể liên quan đến người lao động. 15
    3.Các biện pháp tạo động lực lao động. 15
    3.1. Xác định nhiệm vụ và tiêu chuẩn thực hiện công việc cho người lao động. 15
    3.2.Tạo điều kiện thuận lợi để người lao động hoàn thành nhiệm vụ. 16
    3.3. Kích thích lao động. 16
    V.Vai trò của tạo động lực lao động. 19
    1.Đối với người lao động . 19
    2.Đối với tổ chức. 19
    3.Đối với xã hội 19

    Phần II: Thực trạng công tác tạo động lực lao động tại Nhà máy Sợi Hà Nội 21
    I. Tổng quan về Công ty TNHH Nhà nước MTV Dệt 19/5 Hà Nội và Nhà máy Sợi Hà Nội. 21
    A1.Giới thiệu tổng quan, lịch sử hình thành và phát triển. 21
    A1.1. Giới thiệu tổng quan về cơ sở thực tập. 21
    A1.2. Lịch sử hình thành và phát triển. 21
    1. Giai đoạn 1959-1964. 21
    2. Giai đoạn 1965-1988. 21
    3. Giai đoạn 1989-1999. 22
    4. Giai đoạn 2000-Nay(2007). 22
    A2. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của công ty và chức năng từng bộ phận 23
    A2.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty 23
    A2.2. Sơ đồ tương tác giữa các quá trình trong công ty 26
    A3.Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 28
    A3.1. Đặc điểm về lao động của công ty. 28
    A3.2. Đặc điểm máy móc công nghệ sản xuất 29
    A3.3. Bố trí và sử dụng máy móc thiết bị 30
    A3.4. Thị trường tiêu thụ sản phẩm vải của Công ty. 32
    A4.Phương hướng phát triển của công ty trong những năm tới 33
    B.Giới thiệu khái quát về Nhà máy sợi Hà Nội 34
    B1.Cơ cấu tổ chức và lao động của Nhà máy sợi Hà Nội 34
    B2.Quy trình công nghệ 35
    1. Máy móc thiết bị của Nhà máy sợi. 36
    1.1. Sơ đồ bố trí máy móc thiết bị. 36
    1.2. Dây chuyền cung bông do Trung Quốc sản xuất 37
    1.2.1. Sơ đồ 37
    1.2.2.Nhiệm vụ 37
    1.2.3. Quy cách quả bông đã cung 37
    1.3. Máy chải(FA201) 37
    1.4. Máy ghép(FA302) 38
    1.5. Máy kéo sợi thô(FA415 và FA401) 38
    1.6. Máy kéo sợi con(FA506) 38
    1.7. Máy đánh ống(GAO13) 38
    1.8. Máy đậu(FADIS) 39
    1.9. Máy kéo sợi OE(ELITEX) 39
    2.Năng suất máy 39
    3. Ca máy hoạt động và ca máy ngừng 40
    B3.Sản phẩm của Nhà máy Sợi Hà Nội 40
    1.Quy trình công nghệ BTP các công đoạn 40
    2. Chỉ số sợi 41
    B4.Hệ thống thống kê Nhà máy Sợi Hà Nội 41
    II. Thực trạng công tác tạo động lực lao động tại Nhà máy Sợi Hà Nội. 42
    1.Vấn đề tiền lương và thu nhập của người lao động. 42
    1.1. Các hình thức trả lương. 43
    1.1.1. Đối với công nhân trực tiếp sản xuất 43
    1.1.2. Đối với cán bộ quản lý. 43
    1.1.3 Đối với công nhân vệ sinh, nhân viên bảo vệ. 43
    1.2 Cách xây dựng đơn giá tiền lương 43
    1.3.Đánh giá ưu, nhược điểm 46
    1.3.1. Ưu điểm 46
    1.3.2 Nhược điểm 46
    2. Chế độ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi 46
    2.1. Theo quy định của công ty 46
    2.1.1. Về thời gian làm việc 46
    2.1.2. Về thời giờ nghỉ ngơi 47
    2.2.Tình hình thực hiện chế độ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi 48
    2.3. Nhận xét đánh giá về chế độ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi của Nhà máy. 49
    3.Các chế độ phúc lợi cho người lao động. 49
    3.1. Ý nghĩa 49
    3.2. Theo quy định của Công ty 50
    3.3. Tổ chức thực hiện 50
    3.4. Nhận xét đánh giá về chế độ phúc lợi của Nhà máy 51
    4.Công tác đào tạo, giáo dục nghề cho người lao động 51
    4.1 Ý nghĩa của công tác này trong quá trình tạo động lực cho người lao động. 51
    4.2 Công tác đào tạo ,thi tay nghề. 51
    4.2.1 Đối tượng 51
    4.2.2 Tiêu chuẩn dự thi. 52
    4.2.3 Tiêu chuẩn xét nâng bậc 52
    4.3. Thực trạng tay nghề và tổ chức thực hiện đào tạo, thi tay nghề cho công nhân tại Nhà máy. 53
    4.4. Nhận xét, đánh giá về công tác đào tạo giáo dục nghề cho người lao động. 54
    5.C ông tác tổ chức đời sống cho ngưòi lao động 54
    III. Kết quả của công tác tạo động lực lao động 55
    1.Năng suất lao động của Nhà máy Sợi Hà Nội trong những năm qua(2002-2006) 56
    2.Thâm niên công tác của NLĐ. 58
    3.Bầu không khí lao động sản xuất và thái độ của công nhân đối với Nhà máy, đối với công việc của bản thân. 59

    Phần III: Các biện pháp nâng cao công tác tạo động lực lao động tại Nhà máy Sợi Hà Nội. 61
    I.Cơ sở khoa học để xây dựng các biện pháp tạo động lực lao động 61
    1.Cơ sở khoa học liên quan đến điều kiện lao động. 61
    2.Cơ sở khoa học liên quan tới sự đơn điệu trong lao động 62
    3.Cơ sở khoa học liên quan tới khả năng làm việc của con người 63
    II. Khó khăn và thuận lợi của Nhà máy khi tiến hành công tác tạo động lực lao động. 64
    1.Thuận lợi 64
    2.Khó khăn. 64
    III.Các biện pháp 65
    1.Bảo đảm việc làm, tiền lương và thu nhập ổn định cho người lao động. 65
    1.1Bảo đảm việc làm ổn định cho người lao động. 65
    1.2 Bảo đảm tiền lương ổn định, và hợp lý cho người lao động 67
    2. Làm tốt công tác đánh giá thực hiện công việc 67
    3. Nâng cao công tác đào tạo, giáo dục nghề cho công nhân tại Nhà máy 69
    4. Nâng cao công tác KLLĐ và ATLĐ 70
    4.1 Công tác KLLĐ 70
    4.2. Công tác ATLĐ 70
    4.3. Về bảo hộ lao động 71
    5. Cần có dự án xây dựng các công trình phúc lợi,phương tiện công cộng cho người lao động 71
    6. Nâng cao sự hiểu biết của NLĐ đối với những chính sách của Công ty 72

    Kết luận 73
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 74
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...