Thạc Sĩ Tạo động lực lao động cho công chức tại Văn phòng Tổng cục Thuế Việt Nam

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 24/2/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG
    CHO CÔNG CHỨC . 4
    1.1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG CHỨC 4
    1.1.1 Khái niệm và phân loại công chức 4
    1.1.2 Vai trò của đội ngũ công chức . 5
    1.2 TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG . 8
    1.2.1 Khái niệm động lực và tạo động lực lao động 8
    1.2.2 Các yếu tố tác động tới động lực lao động 9
    1.2.3 Các công cụ tạo động lực lao động . 17
    1.3 CÁC HỌC THUYẾT TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG 17
    1.3.1 Các học thuyết nội dung 17
    1.3.2 Các học thuyết quá trình . 20
    CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC CHO
    CÔNG CHỨC TẠI VĂN PHÒNG TỔNG CỤC THUẾ 25
    2.1 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA VĂN PHÒNG TỔNG CỤC THUẾ TÁC ĐỘNG
    ĐẾN TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG 25
    2.1.1 Vị trí và chức năng . 25
    2.1.2 Cơ cấu tổ chức 26
    2.1.3 Chính sách nhân sự . 27


    2.1.4 Quy chế hoạt động và kỉ luật lao động 32
    2.2 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CỦA CÔNG CHỨC TÁC ĐỘNG ĐẾN TẠO ĐỘNG
    LỰC LAO ĐỘNG . 33
    2.2.1 Cơ cấu đội ngũ công chức . 33
    2.2.2 Điều tra chọn mẫu đối với công chức tại văn phòng Tổng cục Thuế . 36
    2.3 ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ HÀI LÒNG CỦA CÔNG CHỨC ĐỐI VỚI CÔNG
    VIỆC 42
    2.4 PHÂN TÍCH CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG . 50
    2.4.1 Những yếu tố làm tăng động lực lao động 50
    2.4.2 Những yếu tố làm hạn chế động lực lao động 52
    2.5 ĐÁNH GIÁ KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TÁC TẠO ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG 59
    2.5.1 Những điểm tích cực . 52
    2.5.2 Hạn chế và nguyên nhân . 61
    CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP TẠO ĐỘNG LỰC CHO CÔNG CHỨC
    TẠI VĂN PHÒNG TỔNG CỤC THUẾ 65
    3.1 ĐỀ XUẤT VỚI TỔNG CỤC THUẾ . 65
    3.1.1 Thực hiện phân tích công việc làm cơ sở để triển khai các chính
    sách nhân sự khác . 65
    3.1.2 Đánh giá thực hiện công việc khoa học làm cơ sở để thực hiện
    nguyên tắc “đối xử công bằng” 69
    3.1.3 Tuyển chọn và bố trí làm việc phù hợp với khả năng, sở trường và
    đáp ứng tốt yêu cầu công việc 72
    3.1.4 Đào tạo và phát triển công chức để giúp họ tiếp cận những kiến thức
    tiên tiến và phát triển toàn diện 73
    3.1.5 Tạo điều kiện làm việc thuận lợi cho công chức để họ có thể tiến
    hành công việc theo cách tốt nhất 75
    3.1.6 Thực hiện kết hợp các biện pháp kích thích nhằm thỏa mãn nhu cầu
    vật chất và tinh thần của người công chức . 77

    3.1.7 Nâng cao vai trò của người công chức lãnh đạo, thu hẹp “khoảng
    cách quyền lực” 79
    3.2. GỢI Ý VỚI NGƯỜI CÔNG CHỨC ĐỂ TĂNG ĐỘNG LỰC LAO ĐỘNG
    CHO BẢN THÂN 80
    3.3. KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC . 85
    3.3.1. Đổi mới và hoàn thiện chính sách đối với công chức 85
    3.3.2 Cải cách công vụ, công chức . 86
    3.3.3 Đẩy mạnh cải cách tiền lương . 87
    KẾT LUẬN . 89
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 90
    PHỤ LỤC 91


    1

    MỞ ĐẦU
    Tính cấp thiết của đề tài
    Đất nước ta đang đẩy nhanh cải cách hành chính, kiện toàn các cơ quan
    nhà nước để đáp ứng kịp thời yêu cầu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội
    trong giai đoạn mới. Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
    là một trong bốn nội dung của Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà
    nước giai đoạn 2011-2020. Đội ngũ công chức có trình độ chuyên môn cao, có
    tâm huyết cống hiến được coi là điều kiện quyết định thành công của cải cách
    hành chính nói riêng và sự nghiệp đổi mới đất nước nói chung.
    Chặng đường công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở nước ta đòi hỏi đội
    ngũ cán bộ, công chức phải có tài có đức, có động lực làm việc cao, sáng suốt
    đưa ra những phương án quản lí xã hội khoa học, hiệu quả. Nhưng lực lượng
    công chức Việt Nam hiện nay vẫn tồn tại một số hạn chế là: Trình độ công
    chức tuy có được nâng lên, nhưng chưa theo kịp yêu cầu của sự nghiệp đổi
    mới và hội nhập. Một bộ phận không nhỏ công chức không chuyên tâm phục
    vụ, gây phiền hà, sách nhiễu nhân dân. Đặc biệt, gia tăng làn sóng rời bỏ
    nhiệm sở của công chức ở các thành phố lớn với sự không hài lòng về thu
    nhập, môi trường làm việc, bố trí công việc, đánh giá, đề bạt cán bộ. Nguyên
    nhân cơ bản của thực trạng trên là những nhu cầu chính đáng của công chức
    chưa được đáp ứng, công tác tạo động lực làm việc cho công chức chưa được
    quan tâm thích đáng.
    Những tồn tại trong đội ngũ công chức làm việc tại các cơ quan nhà
    nước nêu trên cũng là vấn đề có tính thời sự cần tìm hướng khắc phục trong
    công tác quản lí nhân sự tại cơ quan Tổng cục Thuế Việt Nam. Là một công
    chức công tác tại Tổng cục Thuế, tôi mong muốn làm được nhiều việc có ích
    cho đất nước, tuy nhiên để có thể cống hiến hết mình vì công việc thì tôi cần


    2

    phải có động lực thúc đẩy. Đó không chỉ là sự mong mỏi của riêng cá nhân tôi
    mà đó cũng là nguyện vọng của hầu hết những đồng nghiệp trong cơ quan.
    Chính vì vậy, lựa chọn hoàn thành luận văn thạc sĩ với đề tài "Tạo động lực
    lao động cho công chức tại văn phòng Tổng cục Thuế Việt Nam" nhằm trước
    hết tự nâng cao động lực làm việc cho bản thân và mong muốn đóng góp ý
    kiến với lãnh đạo cơ quan về công tác tạo động lực cho nhân viên.
    Mục đích nghiên cứu của luận văn
    Làm rõ cơ sở khoa học của việc tạo động lực lao động cho người lao
    động là công chức nhà nước. Phân tích, đánh giá mức độ hài lòng với công
    việc và nghề nghiệp hiện tại của người lao động của văn phòng Tổng cục
    Thuế. Chỉ rõ những yếu tố khiến người công chức hài lòng và những yếu tố
    làm người công chức chưa hài lòng. Đánh giá khái quát những điều làm được,
    những mặt còn hạn chế trong công tác tạo động lực lao động. Từ đó, đề xuất
    một số giải pháp có tính khả thi nhằm nâng cao động lực lao động cho công
    chức tại Tổng cục Thuế đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
    Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu là mối tương quan giữa nhu cầu của công chức
    với các biện pháp khuyến khích người lao động tại văn phòng Tổng cục Thuế.
    Từ đó đánh giá mức độ thoả mãn của người lao động. Đối tượng khảo sát là
    cán bộ, công chức công tác tại văn phòng cơ quan Tổng cục Thuế Việt Nam.
    Phạm vi khảo sát là văn phòng Tổng cục Thuế.
    Phương pháp nghiên cứu
    Các phương pháp chủ yếu được sử dụng trong nghiên cứu là phương
    pháp tổng hợp, thống kê, điều tra mẫu bằng bảng hỏi và phỏng vấn, phân tích
    so sánh định tính và định lượng; sử dụng số liệu thứ cấp và sơ cấp. Số liệu thứ
    cấp: Các số liệu thống kê được thu thập thông qua các tài liệu thống kê tại


    3

    đơn vị, báo cáo đã được xuất bản, các báo, tạp chí, internet, các kết quả của
    một số công trình nghiên cứu liên quan đã được công bố. Số liệu sơ cấp: Các
    số liệu khảo sát được thu thập thông qua điều tra chọn mẫu bằng phương pháp
    bảng hỏi với hai nhóm chủ thể là công chức lãnh đạo và công chức thừa hành.
    Kết cấu của luận văn
    Luận văn gồm có phần mở đầu, nội dung và kết luận, trong đó nội dung
    được bố cục thành 3 chương:
    Chương 1: Cơ sở lí luận về tạo động lực lao động cho công chức
    Chương 2: Phân tích thực trạng tạo động lực cho công chức tại văn
    phòng Tổng cục Thuế
    Chương 3: Các giải pháp nhằm tạo động lực lao động
     
Đang tải...