Tiểu Luận Tạo động lực làm việc

Thảo luận trong 'Lao Động' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục Lục

    1. Khái niệm cơ bản 2

    1.1 Động lực là gì? 2

    1.2 Thế nào là tạo động lực? 2

    1.3 Tại sao cần phải tạo động lực làm việc ? 3

    1.4 Vai trò của việc tạo động lực làm việc 3

    1.5 Các phương pháp tạo động lực làm việc 4

    2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực làm việc cho nhân viên 4

    2.1 Các yếu tố thuộc về cá nhân 4

    2.1.1 Nhu cầu của nhân viên: 4

    2.1.2 Giá trị cá nhân 4

    2.1.3 Đặc điểm tính cách 5

    2.1.4 Khả năng, năng lực của mỗi người 5

    2.2 Các yếu tố thuộc về công việc 6

    2.3 Đặc điểm và hoàn cảnh của tổ chức 7

    3 Các thuyết về động viên 8

    3.1 Thuyết nhu cầu của Maslow 8

    3.2 Thuyết hai yếu tố của Herzberg 10

    3.3 Thuyết cân bằng của Adams 11

    3.4 Thuyết của David Mc Clelland 11

    3.5 Thuyết ERG 12

    3.6 Thuyết mong đợi 12

    4. Các giải pháp tạo động lực làm việc 14

    4.1 Động viên về vật chất 14

    4.1.1 Lương và các hình thức trả lương 14

    4.1.2 Thưởng và các hình thức trả thưởng : 15

    4.1.3 Các chế độ phụ cấp : 16

    4.1.4 Các khoản phúc lợi : 17

    4.2 Động viên bằng tinh thần : 17

    4.2.1 Tạo động lực làm việc thông qua môi trường làm việc : 17

    4.2.2 Tạo động lực làm việc thông qua thiết kế công việc hợp lý : 18

    4.2.3 Tạo động lực làm việc thông qua sự tham gia của các nhân viên 18

    4.2.4 Tạo động lực làm việc thông qua đánh giá đúng năng lực thực hiện công việc của nhân viên 18

    4.2.5 Tạo động lực làm việc làm thông qua công tác đào tạo huấn luyện : 18

    4.2.6 Tạo động lực làm việc thông qua cơ hội thăng tiến : 19

    4.2.7 Tạo động lực làm việc thông qua phong trào thi đua : 19

    5 Vai trò của nhà quản trị 20

    5.1 Người quản lý nên làm gì ? 20

    5.2 Tạo động lực trong những tình huống khó khăn. 20



    1. Khái niệm cơ bản

    1.1 Động lực là gì?

    Hoạt động của con người là hoạt động có mục đích. Vì vậy các nhà quản lý luôn tìm cách để trả lời câu hỏi là tại sao người lao động lại làm việc. Để trả lời được cho câu hỏi này các nhà quản trị phải tìm hiểu về động lực của người lao động và tìm cách tạo động lực cho người lao động trong quá trình làm việc.

    Vậy động lực là gì? Động lực là sự khao khát và tự nguyện của con người để nâng cao mọi nỗ lực của mình nhằm đạt được mục tiêu hay kết quả cụ thể nào đó.

    Như vậy động lực xuất phát từ bản thân của mỗi con người. Khi con người ở những vị trí khác nhau, với những đặc điểm tâm lý khác nhau sẽ có những mục tiêu mong muốn khác nhau. Chính vì những đặc điểm này nên động lực của mỗi con người là khác nhau vì vậy nhà quản lý cần có những cách tác động khác nhau đến mỗi người lao động.

    1.2 Thế nào là tạo động lực?

    Đây là vấn đề thuộc lĩnh vực quản trị của mỗi doanh nghiệp. Các nhà quản trị trong tổ chức muốn xây dựng công ty, xí nghiệp mình vững mạnh thì phải dùng mọi biện pháp kích thích người lao động hăng say làm việc, phát huy tính sáng tạo trong quá trình làm việc. Đây là vấn đề về tạo động lực cho người lao động trong doanh nghiệp.

    Vậy tạo động lực cho người lao động được hiểu là tất cả các biện pháp của nhà quản trị áp dụng vào người lao động nhằm tạo ra động cơ cho người lao động ví dụ như: thiết lập nên những mục tiêu thiết thực vừa phù hợp với mục tiêu của người lao động vừa thoả mãn được mục đích của doanh nghiệp, sử dụng các biện pháp kích thích về vật chất lẫn tinh thần

    Vậy vấn đề quan trọng của động lực đó là mục tiêu. Nhưng để đề ra được những mục tiêu phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng của người lao động, tạo cho người lao động sự hăng say, nỗ lực trong quá trình làm việc thì nhà quản lý phải biết được mục đích hướng tới của người lao động sẽ là gì. Việc dự đoán và kiểm soát hành động của người lao động hoàn toàn có thể thực hiện được thông qua việc nhận biết động cơ và nhu cầu của họ.

    Nhà quản trị muốn nhân viên trong doanh nghiệp của mình nỗ lực hết sức vì doanh nghiệp thì họ phải sử dụng tất cả các biện pháp khuyến khích đối với người lao động đồng thời tạo mọi điều kiện cho người lao động hoàn thành công việc của họ một cách tốt nhất. Khuyến khích bằng vật chất lẫn tinh thần, tạo ra bầu không khí thi đua trong nhân viên có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp. Các nhà quản trị đã từng nói “Sự thành bại của công ty thường phụ thuộc vào việc sử dụng hợp lý nhân viên trong doanh nghiệp như thế nào”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...