Thạc Sĩ Tạo động lực làm việc cho giảng viên Trường Đại học Hải Dương

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT

    Luận văn được chia làm 4 chương:
    Chương 1 giới thiệu khái quát về tình hình nghiên cứu nước ngoài, tình hình
    nghiên cứu trong nước và tình hình nghiên cứu tại Trường Đại học Hải Dương.
    Trong phần cơ sở lý luận, tác giả xuất phát từ những khái niệm cơ bản bao gồm tạo
    động lực, tạo động lực làm việc, giảng viên, trường đại học và rút ra khái niệm
    chung về “Tạo động lực làm việc cho giảng viên Trường Đại học Hải Dương”. Sau
    đó, tác giả đi vào phân tích nội dung tạo động lực làm việc cho giảng viên các
    trường đại học bao gồm xác định và phân loại nhu cầu giảng viên, thiết kế biện
    pháp tạo động lực cho giảng viên, tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp tạo
    động lực làm việc cho giảng viên, đánh giá công tác tạo động lực làm việc cho
    giảng viên.
    Chương 2 tập trung giới thiệu về thiết kế nghiên cứu và các phương pháp
    nghiên cứu bao gồm phương pháp điều tra, khảo sát bằng bảng hỏi, phương pháp
    phân tích dữ liệu sơ cấp và thứ cấp, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích,
    so sánh tổng hợp.
    Chương 3 phân tích thực trạng tạo động lực làm việc cho giảng viên tại
    Trường Đại học Hải Dương bao gồm các nội dung sau: xác định và phân loại nhu
    cầu giảng viên Trường Đại học Hải Dương, thiết kế biện pháp tạo động lực cho
    giảng viên Trường Đại học Hải Dương, tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp
    tạo động lực làm việc cho giảng viên tại Nhà trường và đánh giá công tác tạo động
    lực làm việc cho giảng viên tại Trường Đại học Hải Dương.
    Chương 4 đề xuất một số giải pháp đối với tạo động lực cho giảng viên tại
    Trường Đại học Hải Dương dựa trên những phân tích thực trạng ở chương 3 và
    những mục tiêu phát triển của Trường đến năm 2020.

    MỤC LỤC
    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT i
    DANH MỤC CÁC BẢNG . ii
    DANH MỤC CÁC HÌNH . iv
    MỞ ĐẦU . 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN
    VỀ TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO GIẢNG VIÊN 5
    1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu về tạo động lực làm việc cho giảng viên 5
    1.1.1 Tình hình nghiên cứu nước ngoài 5
    1.1.2 Tình hình nghiên cứu trong nước . 6
    1.1.3 Tình hình nghiên cứu tại Trường Đại học Hải Dương 10
    1.2 Cơ sở lý luận về tạo động lực làm việc cho giảng viên 11
    1.2.1 Các khái niệm cơ bản 11
    1.2.2. Các học thuyết về tạo động lực . 13
    1.2.3 Đặc điểm người giảng viên . 17
    1.2.4 Nội dung tạo động lực làm việc cho giảng viên tại các trường ĐH . 19
    1.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến tạo động lực làm việc cho giảng viên 27
    CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU 31
    2.1 Thiết kế nghiên cứu 31
    2.1.1 Xây dựng mô hình nghiên cứu 31
    2.1.2 Xây dựng khung lý thuyết 31
    2.1.3 Lựa chọn phương pháp nghiên cứu, tiến hành thu thập và phân tích thông
    tin 31
    2.1.4 Trình bày kết quả nghiên cứu . 31
    2.2 Phương pháp thu thập thông tin . 32
    2.2.1 Phương pháp điều tra, khảo sát bằng bảng hỏi . 32
    2.2.2 Phương pháp phỏng vấn . 34
    2.2.3 Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp . 35
    2.3 Phương pháp xử lý thông tin 35
    2.3.1 Phương pháp thống kê 35
    2.3.2 Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp . 35
    CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO GIẢNG VIÊN
    TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƯƠNG . 36
    3.1 Giới thiệu khái quát về trường Đại học Hải Dương . 36
    3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 36
    3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ Trường Đại học Hải Dương . 37
    3.1.3 Cơ cấu tổ chức . 38
    3.2 Hoạt động đào tạo và kết quả đào tạo . 40
    3.2.1 Ngành đào tạo 40
    3.2.2 Quy mô đào tạo 41
    3.3 Thực trạng tạo động lực làm việc giảng viên tại trường Đại học Hải Dương . 43
    3.3.1 Thực trạng xác định và phân loại nhu cầu của giảng viên . 43
    3.3.2 Thực trạng thiết kế chương trình tạo động lực làm việc cho giảng viên . 45
    3.4 Thực trạng yếu tố ảnh hưởng tới tạo động lực làm việc cho giảng viên tại
    trường Đại học Hải Dương . 64
    3.4.1 Các chính sách của Nhà nước 64
    3.4.2 Đặc điểm công việc . 65
    3.4.3 Phong cách lãnh đạo . 66
    3.4.4 Đặc điểm người giảng viên Trường Đại học Hải Dương . 66
    3.5 Đánh giá chung thực trạng tạo động lực làm việc cho giảng viên tại trường
    Đại học Hải Dương . 69
    3.5.1. Kết quả đạt được và nguyên nhân 69
    3.5.2. Hạn chế và nguyên nhân 70
    CHƯƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI TẠO ĐỘNG LỰC CHO GIẢNG
    VIÊN TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI DƯƠNG 72
    4.1 Mục tiêu và định hướng phát triển của trường Đại học Hải Dương đến
    năm 2020 72
    4.1.1. Mục tiêu . 72
    4.1.2. Định hướng phát triển 73
    4.2 Một số quan điểm đối với tạo động lực cho giảng viên . 74
    4.2.1. Tạo động lực làm việc là biện pháp lâu dài và quan trọng nhất để duy trì và
    phát triển nguồn nhân lực 74
    4.2.2. Tạo động lực làm việc là kết quả từ sự tác động một cách có hệ thống, đồng
    bộ các công cụ và các giải pháp nhằm thỏa mãn nhu cầu và duy trì sự công bằng
    trong đối xử 74
    4.2.3. Tạo động lực là trách nhiệm thông suốt từ những người lãnh đạo đến bản
    thân người giảng viên nên cần phải huy động và cần sự hợp tác của người giảng
    viên vì mục tiêu phát triển của Nhà trường 74
    4.2.4. Tạo động lực làm việc góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động của Trường
    Đại học Hải Dương 75
    4.3 Đề xuất giải pháp chủ yếu đối với tạo động lực cho giảng viên tại trường
    Đại học Hải Dương . 75
    4.3.1. Cải tiến việc xác định nhu cầu và phân loại nhu cầu của giảng viên . 75
    4.3.2. Hoàn thiện việc thiết kế những chương trình tạo động lực làm việc . 78
    4.3.3. Nâng cao chất lượng triển khai các chương trình tạo động lực làm việc 87
    4.3.4. Chú trọng đánh giá thực hiện chương trình tạo động lực làm việc 93
    4.4 Kiến nghị 95
    4.4.1 Kiến nghị với Nhà nước 95
    4.4.2. Kiến nghị với Bộ Giáo dục và Đào tạo 96
    4.4.3. Kiến nghị với Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương 96
    KẾT LUẬN . 97
    TÀI LIỆU THAM KHẢO . 98
    i

    DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

    STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
    1 BCH Ban Chấp hành
    2 CSTĐ Chiến sỹ thi đua
    3 ĐH Đại học
    4 HĐND Hội đồng Nhân dân
    5 HSSV Học sinh sinh viên
    6 NCKH Nghiên cúu khoa học
    7 NCS Nghiên cứu sinh
    8 NXB Nhà xuất bản
    9 TĐKT Thi đua khen thưởng
    10 ThS Thạc sỹ











    ii

    DANH MỤC CÁC BẢNG

    Stt Bảng Nội dung Trang
    1 Bảng 3.1 Quy mô đào tạ o của Nhà trường từ năm 2011 -2015 40
    2 Bảng 3.2
    Kết quả khảo sát mức độ hài lòng về xác định nhu cầu của
    giảng viên Trường Đại học Hải Dương năm 2015
    43
    3 Bảng 3.3
    Kết quả khảo sát mức độ thỏa mãn về mức thu nhập hiện
    nay của giảng viên Trường Đại học Hải Dương
    44
    4 Bảng 3.4
    Kết quả khảo sát tiền lương chiếm bao nhiêu số % thu
    nhập của giảng viên Trường Đại học Hải Dương
    47
    5 Bảng 3.5 Mức thưởng với các chức danh, chức hiệu 48
    6 Bảng 3.6 Mức phúc lợi với các chương trình của nó 50
    7 Bảng 3.7
    Kết quả thống kê mô tả mức độ hài lòng về thu nhập của
    giảng viên
    52
    8 Bảng 3.8 Kết quả thống kê mô tả mức độ hài lòng về lãnh đạo 55
    9 Bảng 3.9 Kết quả thống kê mô tả mức độ hài lòng về đồng nghiệp 56
    10 Bảng 3.10
    Kết quả thống kê mô tả mức độ hài lòng về cơ hội đào tạo và
    phát triển
    57
    11 Bảng 3.11
    Kết quả thống kê mô tả mức độ hài lòng về tổ chức hội thi
    tôn vinh giảng viên
    58
    12 Bảng 3.12 Kết quả thống kê mô tả mức độ hài lòng về văn hóa nhà trường 60
    13 Bảng 3.13
    Hệ thống các văn bản hướng dẫn thực hiện chương trình
    tạo động lực làm việc đã được ban hành tại Trường Đại
    học Hải Dương
    61 iii

    14 Bảng 3.14
    Phân công thực hiện chương trình tạo động lực làm việc
    tại Trường Đại học Hải Dương
    62
    15 Bảng 3.15
    Cơ cấu giảng viên Trường Đại học Hải Dương phân theo
    học hàm, học vị
    67
    16 Bảng 4.1
    Phiếu khảo sát nhu cầu giảng viên trẻ tại Trường Đại học
    Hải Dương
    76
    17 Bảng 4.2
    Phiếu đánh giá chương trình tạo động lực làm việc tại
    Trường Đại học Hải Dương
    93





    iv

    DANH MỤC CÁC HÌNH

    Stt Hình Nội dung Trang
    1 Hình 1.1 Các yếu tố chính của thuyết kỳ vọng 7
    2 Hình 1.2 Mô hình tạo động lực cho các trường đại học công lập 12
    3 Hình 1.3 Chuỗi phản ứng động cơ thúc đẩy cá nhân 18
    4 Hình 3.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Trường Đại học Hải Dương 38
    5 Hình 3.2 Thu nhập hiện tại của giảng viên 51
    6 Hình 3.3
    Cơ cấu giảng viên Trường Đại học Hải Dương phân theo
    giới tính
    65
    7 Hình 3.4
    Cơ cấu giảng viên Trường Đại học Hải Dương phân theo
    độ tuổi
    66
    8 Hình 3.5
    Cơ cấu giảng viên Trường Đại học Hải Dương phân theo
    ngạch
    68
    1
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trường đại học là một cơ sở giáo dục đại học nằm trong hệ thống giáo dục
    quốc gia. Nguồn lực con người đóng vai trò r ất quan trọng trong hoạt động của
    trường đại học. Một trường đại học có thể đạt được vị trí uy tín lớn khi tập hợp
    được những giảng viên làm việc tích cực và sáng tạo. Điều đó phụ thuộc vào cách
    thức và phương pháp mà những nhà quản lý sử dụng để tạo động lực thúc đẩy làm
    việc cho giảng viên. Tuy nhiên, công tác quản lý nguồn lực con người muốn đạt
    được hiệu quả đò i h ỏi nhà quản lý phải có sự hiểu biết về con người ở nhiều khía
    cạnh và lấy con người là yếu tố trung tâm cho sự phát triển. Từ quan niệm đó, nhiều
    kỹ thuật quản lý nhân lực đã ra đời nhằm giúp con người phát huy hết khả năng
    tiềm ẩn, giảm lãng phí nguồn lực và tăng hiệu quả hoạt động của nhà trường. Muốn
    vậy, điều quan trọng nhất là các nhà quản lý phải tạo động lực cho giảng viên làm
    việc với sự sáng tạo cao. Muốn thực hiện được điều đó, họ phải vận dụng một cách
    có hiệu quả và linh hoạt các biện pháp tạo động lực. Khi sử dụng các biện pháp tạo
    động lực, nhà quản lý đạt được các mục tiêu sau:
    Một là tạo sự gắn kết giữa giảng viên và nhà trường giữ được giảng viên
    giỏi, giảm tỉ lệ nghỉ việc;
    Hai là tăng mức độ hài lòng, sự gắn bó của giảng viên trong trường;
    Ba là giảm thời gian, chi phí tuyển và đào tạo nhân viên mới.
    Trường Đại học Hải Dương là Trường Đại học công lập đầu tiên trực thuộc
    Ủy ban Nhân dân tỉnh Hải Dương. Nhận thức được tầm quan trọng của việc sử
    dụng các biện pháp tạo động lực cho giảng viên, Ban Giám hiệu Trường Đại học
    Hải Dương đã chú trọng đến việc xây dựng và vận dụng hệ thống các biện pháp tạo
    động lực nhất định để tạo động lực cho giảng viên. Nhìn chung, các biện pháp tạo
    động lực của Nhà trường khá đầy đủ thông qua những chương trình tạo động lực tài
    chính và phi tài chính và việc sử dụng những biện pháp đó đã có những tác động
    đáng kể đến việc tạo động lực cho giảng viên. Song bên cạnh những mặt đạt được, 2
    công tác tạo động lực cho giảng viên tại Trường Đại học Hải Dương cò n t ồn tại
    những hạn chế cần được nhận diện đầy đủ là cơ sở cho việc nâng cao chất lượng
    công tác này. Qua quá trình tìm hiểu và làm việc tại Trường Đại học Hải Dương, tôi
    nhận thấy trong công tác tạo động lực làm việc cho giảng viên tại Trường Đại học
    Hải Dương cò n nh ững hạn chế như sau:
    - Phương pháp xác định nhu cầu của Nhà trường chưa được xây dựng bài
    bản mà chủ yếu theo phương pháp thống kê kinh nghiệm;
    - Chương trình tạo động lực làm việc thông qua lương và các khoản trích
    theo lương cò n nhiều khuyết điểm nên làm gia tăng khoảng cách giữa mức lương
    của những giảng viên có thâm niên và những giảng viên trẻ;
    - Tiêu chí thi đua khen thưởng cò n chưa rõ ràng nên gây ra hiện tượng cào
    bằng giữa các giảng viên; chưa xây dựng quy trình xét thưởng công bằng;
    - Chưa xây dựng chính sách phúc lợi với những giảng viên có hoàn cảnh khó
    khăn, thiếu sự động viên với những giảng viên đã hoàn thành chương trình đào tạo,
    các hoạt động dịch vụ cò n chưa đư ợc quan tâm;
    - Mỗi khoa chưa có môi trường làm việc tách biệt, trang thiết bị hư hỏng
    chưa được quan tâm sửa chữa;
    - Chính sách đào tạo và phát triển cần cụ thể hơn;
    - Không làm mới hội thi tôn vinh giảng viên nên gây ra sự nhàm chán;
    - Thiếu văn bản quy định rõ ràng văn hóa nhà trường;
    - Thiếu văn bản xây dựng môi trường làm việc cụ thể;
    - Khâu đánh giá chương trình tạo động lực làm việc cho giảng viên chưa
    được xây dựng thành văn bản.
    Do đó, công tác tạo động lực cho giảng viên chưa đạt hiệu quả cao. Xuất
    phát từ những lý do đó, tôi quyết định chọn đề tài: “Tạo động lực làm việc cho
    giảng viên Trường Đại học Hải Dương” làm đề tài luận văn cao học của mình. Đề
    tài này đã đặt ra 2 câu hỏi nghiên cứu là:
    + Tại sao cần tạo động lực làm việc cho giảng viên tại Trường Đại học Hải Dương? 3
    + Giải pháp nào để nâng cao động lực làm việc cho giảng viên Trường Đại
    học Hải Dương?
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    Mục đích của luận văn là đề xuất các giải pháp đẩy mạnh tạo động lực làm
    việc cho giảng viên tại Trường Đại học Hải Dương.
    Để đạt được mục đích đó, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài là:
    - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận cơ bản về tạo động lực làm việc cho giảng viên;
    - Nghiên cứu thực trạng tạo động lực làm việc cho giảng viên tại Trường Đại
    học Hải Dương, đánh giá ưu và nhược điểm của công tác trên;
    - Đề xuất các biện pháp đẩy mạnh tạo động lực làm việc cho giảng viên tại
    Trường Đại học Hải Dương.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: Là tạo động lực làm việc cho giảng viên tại trường
    đại học nói chung và Trường Đại học Hải Dương nói riêng.
    - Phạm vi nghiên cứu:
    + Về không gian và thời gian: Nghiên cứu được thực hiện tại Trường Đại
    học Hải Dương thông qua các dữ liệu được thu thập từ năm 2012 đến năm 2015.
    + Về nội dung: Đề tài nghiên cứu một số nội dung chủ yếu liên quan đến quy
    trình tạo động lực làm việc cho giảng viên tại Trường Đại học Hải Dương.
    4. Những đóng góp của luận văn
    Luận văn đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận về tạ o động lực làm việc cho
    giảng viên trong các trường đạ i học công lập làm cơ sở lý luận cho việc đánh giá,
    phân tích về tạ o động lực cho giảng viên Trường Đạ i học Hải Dương.
    Luận văn đã tìm hiểu, phân tích, đánh giá thực trạ ng tạ o động lực làm vi ệc
    cho giảng viên Trường Đạ i học Hải Dương thông qua thực trạ ng việc xác định và
    phân loạ i nhu cầu của giảng viên, thực trạ ng thiết kế chương trình tạ o động lực làm
    việc cho giảng viên qua chương trình tạ o động lực tài chính và phi tài chính, thực
    trạ ng triển khai chương trình tạ o động lực làm việc, thực trạ ng đánh giá chương 4
    trình tạ o động lực và chỉ ra những mặt đạ t được cũng như những mặt cò n hạ n chế
    của công tác tạ o động lực làm việc cho giảng viên Trường Đạ i học Hải Dương.
    Trên cơ sở phân tích như trên, luận văn đề xuất một số phương hướng, giải
    pháp cơ bản nhằm đẩy mạ nh công tác tạ o động lực cho giảng viên Trường Đạ i học
    Hải Dương đến năm 2020. Những phương hướng, giải pháp này sẽ góp phần tạ o sự
    gắn kết giữa đội ngũ giảng viên và Nhà trường giữ chân được những giảng viên
    giỏ i, giảm tỷ lệ nghỉ việc; tăng mức độ hài lò ng cho đội ngũ giảng viên yên tâm
    công tác, gắn bó với Nhà trường; giảm thời gian, chi phí tuyển và đào tạ o nhân viên
    mới. Kết quả nghiên cứu của luận văn là cơ sở cho những nhà quản lý xây dựng các
    biện pháp tạ o động lực cho giảng viên Trường Đạ i học Hải Dương ngày càng tốt
    hơn nhằm giúp giảng viên phát huy hết khả năng tiềm ẩn, giảm lãng phí nguồn lực
    và tăng hiệu quả hoạ t động của Nhà trường.
    5. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, các danh mục, bảng biểu, danh sách từ viết tắt,
    nội dung của luận văn được trình bày trong 4 chương:
    Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về tạo động lực
    làm việc cho giảng viên.
    Chương 2. Phương pháp và thiết kế nghiên cứu.
    Chương 3. Thực trạng tạo động lực làm việc cho giảng viên tại Trường Đại
    học Hải Dương.
    Chương 4. Một số giải pháp đối với tạo động lực cho giảng viên tại Trường
    Đại học Hải Dương.
     
Đang tải...