Luận Văn Tạo động lực làm việc cho công chức trong cơ quan Hành chính Nhà nước ở Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Hiệu quả hoạt động của một tổ chức nói chung, các cơ quan hành chính nhà nước nói riêng phụ thuộc bởi nhiều yếu tố trong và ngoài tổ chức: môi trường bên ngoài tỏ chức, môi trường bên trong tổ chức (mục tiêu của tổ chức, cơ cấu tổ chức, môi trường tổ chức, nguồn nhân lực, quy mô tổ chức ) trong đó nguồn nhân lực là yếu tố quyết định quan trọng.
    Nguồn nhân lực của mỗi quốc gia, mỗi tổ chức là động lực cho sự phát triển nhưng đồng thời cũng chính là rào cản của sự phát triển. Việt Nam đang tiến hành công cuộc đổi mới với nhiều thành tựu đáng ghi nhận trong đó có vấn đề về nguồn nhân lực nói chung và trong các cơ quan hành chính nhà nước nói riêng. Bên cạnh những thành tựu đạt được có một thực trạng đang cảnh báo hiện nay đối với các nhà quản lý trong các cơ quan hành chính Nhà nước đó là việc “chảy máu chất xám” (công chức trong các cơ quan hành chính Nhà nước bỏ việc chuyển sang các khu vực tư nhân) đang làm đau đầu bao nhà quản lý từ tầm vĩ mô đến vi mô.
    Do vậy, nhiệm vụ quan trọng của mỗi người lãnh đạo trong tổ chức nói chung, các cơ quan hành chính Nhà nước nói riêng đó là tác động như thế nào để công chức có động lực tích cực làm việc thông qua việc xây dựng, ban hành, triển khai và thực hiện các chính sách tạo động lực làm việc cho công chức trong cơ quan hành chính Nhà nước. Điều này sẽ giúp cho họ tự nguyện, nỗ lực, sáng tạo, vượt khó trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Vậy tạo động lực được tiếp cận dưới góc độ lý luận và thực tiễn như thế nào chính là vấn đề cấp thiết cần được quan tâm nghiên cứu để từ đó có được những kiến nghị, đề xuất phù hợp với tình hình thực tiễn trong các cơ quan hành chính Nhà nước hiện nay nhằm nâng cao hiệu quả thực thi công vụ của từng công chức nói riêng và hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước nói chung. Từ những lý do trên, Nhóm Nghiên cứu khoa học đã lựa chọn đề tài: “Tạo động lực làm việc cho công chức trong cơ quan Hành chính Nhà nước ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu khoa học của mình với mong muốn có một sản phẩm nghiên cứu bước đầu cả về lý luận và thực tiễn nhằm góp một phần nhỏ nâng cao hơn nữa hiệu quả thực thi công vụ của công chức trong các cơ quan hành chính Nhà nước hiện nay.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Bước đầu tìm hiểu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về các chính sách tạo động lực làm việc cho công chức trong thực thi công vụ hiện nay. Từ đó đề xuất một số kiến nghị và giải pháp về chính sách tạo động lực làm việc cho công chức trên cơ sở sự thống nhất chung trong phương hướng tạo động lực làm việc cho công chức của Đảng và Nhà nước ta nhằm nâng cao hiệu quả thực thi công vụ của công chức nói riêng, hiệu quả hoạt động của các cơ quan hành chính Nhà nước nói chung.
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Nghiên cứu những vấn đề lý luận liên quan tới đề tài: động lực là gì, các lý thuyết tạo động lực, các phương pháp tạo động lực, đặc biệt là việc nghiên cứu các chính sách tạo động lực làm việc cho công chức trong các cơ quan hành chính Nhà nước.
    - Nghiên cứu thực trạng và đánh giá việc tạo động lực làm việc cho công chức trong việc triển khai các chính sách tạo động lực làm việc cho công chức trong cơ quan hành chính Nhà nước.
    - Trên cơ sở thống nhất phương hướng của Đảng và Nhà nước, Nhóm Nghiên cứu đưa ra các giải pháp và kiến nghị nhằm khắc phục những khó khăn còn tồn tại trong chính sách tạo động lực làm việc cho công chức trong cơ quan hành chính Nhà nước.
    4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: Động lực cho công chức trong thực thi công vụ.
    - Khách thể nghiên cứu: Người nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu 90 công chức ở một số cơ quan hành chính Nhà nước.
    5. Địa bàn nghiên cứu: Các cơ quan Hành chính Nhà nước Việt Nam
    6. Phương pháp nghiên cứu
    Đề tài sử dụng phối hợp hệ thống các phương pháp nghiên cứu cơ bản như:
    6.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu
    Hệ thống các khái niệm và luận điểm làm cơ sở cho việc nghiên cứu trong thực tiễn được hình thành thông qua quá trình thu thập kiến thức từ các công trình nghiên cứu và các tài liệu của các tác giả trong và ngoài nước.
    6.2. Phương pháp điều tra bằng ankét
    Người nghiên cứu sử dụng phiếu tham khảo ý kiến gửi cho khách thể nghiên cứu với các câu hỏi đóng và câu hỏi mở nhằm làm rõ mục đích nghiên cứu trên các bình diện xã hội khác nhau như giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn
    6.3. Phương pháp thông kê toán học
    Trên cơ sở các phiếu điều tra, người nghiên cứu tiến hành thống kê về số lượng các yếu tố ảnh hưởng, số lượng lựa chọn mức độ các yếu tố ảnh hưởng, các biện pháp tác động căn cứ vào đó tính tỉ lệ % để làm rõ vấn đề nghiên cứu.
    7. Bố cục Bài Nghiên cứu khoa học
    Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, Bài Nghiên cứu khoa học gồm 3 chương với bố cục như sau:


    Chương 1: Lý luận cơ bản về tạo động lực làm việc cho công chức ở Việt Nam.
    Chương 2: Thực trạng trong chính sách tạo động lực làm việc cho công chứcở Việt Nam.
    Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tạo động lực làm việc cho công chức trong cơ quan Hành chính Nhà nước tại Việt Nam.

    MỤC LỤC
    LỜI CẢM ƠN
    MỤC LỤC
    DANH MỤC BẢNG BIỂU
    MỞ ĐẦU . 4
    CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TẠO ĐỘNG LỰC CHO CÔNG CHỨC Ở VIỆT NAM . 7
    1.1. Một số khái niệm cơ bản . 8
    1.2. Một số học thuyết tạo động lực trong lao động và vai trò tạo động lực làm việc cho người lao động 8
    1.2.1. Một số học thuyết tạo động lực trong lao động 12
    1.2.2. Vai trò của việc tạo động lực làm việc 21
    1.3. Nội dung chính sách tạo động lực làm việc cho công chức trong cơ quan Hành chính Nhà nước 21
    1.3.1. Chính sách tạo động lực từ phía Nhà nước . 21
    1.3.2. Chính sách tạo động lực từ phía cơ quan sử dụng cán bộ công chức 27
    1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tạo động lực làm việc cho người lao động trong tổ chức 31
    1.4.1. Yếu tố thuộc về cá nhân công chức . 31
    1.4.2. Yếu tố bên ngoài . 33
    1.5. Kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về tạo động lực làm việc cho công chức 40
    1.5.1. Kinh nghiệm của Singapore . 40
    1.5.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc 42
    CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG TRONG CHÍNH SÁCH TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO CÔNG CHỨC Ở VIỆT NAM
    2.1. Vài nét về đội ngũ cán bộ, công chức ở Việt Nam 44
    2.2 Biểu hiện về động lực làm việc của đội ngũ công chức ở nước ta . 46
    2.2.1. Thực trạng về động lực làm việc của công chức . 46
    2.2.2. Đánh giá về thực trạng động lực làm việc của đội ngũ công chức 48
    2.3. Thực trạng trong chính sách tạo động lực làm việc cho công chức ở Việt Nam hiện nay 48
    2.3.1. Các chính sách tạo động lực làm việc cho công chức của Nhà nước 49
    2.3.2. Chính sách tạo động lực của tổ chức trong đó công chức làm việc. 60
    2.3.3. Đánh giá chung về chính sách tạo động lực làm việc cho công chức 65
    2.4. Nguyên nhân 67
    2.4.1. Những nguyên nhân chung 67
    2.4.2. Nguyên nhân của từng chính sách 68
    CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÁC CHÍNH SÁCH TẠO ĐỘNG LỰC LÀM VIỆC CHO CÔNG CHỨC TRONG CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC TẠI VIỆT NAM .
    3.1. Phương hướng của Đảng và Nhà nước về tạo động lực làm việc cho công chức trong cơ quan hành chính Nhà nước 73
    3.2. Các giải pháp nhằm khắc phục những khó khăn còn tồn tại trong các chính sách tạo động lực làm việc cho công chức . 76
    3.3. Một số kiến nghị 83
    PHẦN KẾT LUẬN
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...