Thạc Sĩ Tạo động lực đối với người lao động tại xí nghiệp môi trường đô thị huyện Sóc Sơn - thành phố Hà Nội

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 14/11/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI CẢM ƠN

    Luận văn là kết quả quá trình học tập, nghiên cứu ở nhà trường, kết hợp
    với kinh nghiệm trong quá trình thực tiễn công tác, với sự cố gắng nỗ lực của
    bản thân.
    Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành, sâu sắc tới thầy giáo
    - TS. Nguyễn Tiến Hùng là người trực tiếp hướng dẫn khoa học, đã tận tình
    hướng dẫn cho tôi cả chuyên môn và phương pháp nghiên cứu và chỉ bảo cho
    tôi nhiều kinh nghiệm trong thời gian thực hiện đề tài.
    Tôi xin chân thành cám ơn Cán bộ công nhân viênXí nghiệp Môi
    trường đô thị huyện Sóc Sơn đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập dữ liệu và
    cung cấp thông tin của luận văn.
    Tôi xin chân thành cám ơn các thầy, cô giáo trong Trường Đại học kinh
    tế - Đại học Quốc gia Hà Nội và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập
    cũng như trong quá trình hoàn thành luận văn này.
    Sau cùng, tôi xin gửi lời biết ơn sâu sắc đến gia đình đã luôn tạo điều
    kiện tốt nhất cho tôi trong suốt quá trình học cũng như thực hiện luận văn.
    Mặc dù với sự nỗ lực cố gắng của bản thân, luận văn không tránh khỏi
    những thiếu sót. Tôi mong nhận được sự góp ý chân thành của quý Thầy, quý
    Cô, đồng nghiệp và bạn bè để luận văn được hoàn thiện hơn.
    Hà Nội, 16 tháng 8 năm 2015
    Họcviên



    Nguyễn Quý Bình

    MỤC LỤC

    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . i
    DANH MỤC CÁC BẢNG . ii
    PHẦN MỞ ĐẦU 1
    CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LÝ LUẬN VỀ
    TẠO ĐỘNG LỰC ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG DOANH
    NGHIỆP VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN TẠI MỘT SỐ CÔNG
    TY/DOANH NGHIỆP . 6
    1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 6
    1.2. Lý luận về tạo động lực đối với người lao động . 18
    1.2.1. Khung lý thuyết về tạo động lực đối với người lao động . 18
    1.2.2. Động lực lao động 18
    1.2.3. Tạo động lực lao động 19
    1.2.4. Vai trò, ý nghĩa hoạt động tạo động lực đối với người lao động 20
    1.2.5. Những nhân tố ảnh hưởng tới tạo động lực đối với người lao động
    trong doanh nghiệp . 21
    1.2.6. Một số học thuyết tạo động lực . 24
    1.3. Các phương thức tạo động lực đối với người lao động . 26
    1.3.1. Xác định nhiệm vụ cho từng cá nhân và đánh giá kết quả thực hiện
    công việc 26
    1.3.2. Tạo điều kiện thuận lợi . 27
    1.3.3. Kích thích động lực lao động bằng vật chất và tinh thần . 29
    1.4. Tạo động lực đối với người lao động tại một số công ty/doanh nghiệp
    trên địa bàn Huyện Sóc Sơn - Thành phố Hà Nội . 33
    1.4.1. Tạo động lực tại Xí nghiệp xử lý chất thải Nam Sơn . 33
    1.4.2. Tạo động lực tại Công ty TNHH thiết kế, xây dựng,thương mại
    Sóc Sơn 35
    CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU . 39

    2.1. Quy trình nghiên cứu 39
    2.2. Phương pháp luận của luận văn 39
    2.3. Phương pháp nghiên cứu cụ thể . 40
    2.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp 40
    2.3.2. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp . 41
    2.3.3. Phương pháp thống kê mô tả . 43
    2.3.4. Phương pháp so sánh đối chiếu phân tích tổng hợp . 43
    2.4. Công cụ để thực hiện luận văn . 45
    2.4.1. Công cụ tra cứu trực tuyến 45
    2.4.2. Công cụ phân tích . 45
    2.5. Địa điểm và thời gian thực hiện nghiên cứu . 45
    2.5.1. Địa điểm . 45
    2.5.2. Thời gian 45
    CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TẠO ĐỘNG
    LỰC ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI XÍ NGHIỆP MÔI TRƯỜNG ĐÔ
    THỊ HUYỆN SÓC SƠN - THÀNH PHỐ HÀ NỘI . 47
    3.1. Tổng quan về Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Sóc Sơn 47
    3.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Xí nghiệp 47
    3.1.2. Chức năng nhiệm vụ . 49
    3.1.3. Bộ máy tổ chức . 50
    3.1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh (2010 - 2014) 53
    3.2 Những đặc điểm của Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Sóc Sơn ảnh
    hưởng tới công tác tạo động lực lao động. 56
    3.2.1. Mặt bằng . 56
    3.2.2. Trang thiết bị máy móc . 56
    3.2.3. Đặc điểm về nguồn kinh phí . 57
    3.2.4. Cơ cấu lao động 57
    3.3. Thực trạng hoạt động tạo động lực đối với người lao động tại Xí nghiệp
    Môi trường đô thị huyện Sóc Sơn - Thành phố Hà Nội 60

    3.3.1. Xác định nhiệm vụ cho từng cá nhân và đánh giá kết quả thực
    hiện công việc . 60
    3.3.2. Tạo điều kiện thuận lợi . 65
    3.3.3. Kích thích động lực lao động bằng vật chất và tinh thần . 70
    3.4. Đánh giá thực trạng hoạt động tạo động lực đối với người lao động tại
    Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Sóc Sơn - Thành phố Hà Nội 78
    3.4.1. Mặt tích cực 78
    3.4.2. Mặt hạn chế bất cập 79
    3.4.3. Nguyên nhân hạn chế bất cập 80
    CHƯƠNG 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP ĐỂ TIẾP TỤC TẠO
    ĐỘNG LỰC ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG TẠI XÍ NGHIỆP MÔI
    TRƯỜNG ĐÔ THỊ HUYỆN SÓC SƠN - THÀNH PHỐ HÀ NỘI . 82
    4.1 Phương hướng phát triển của Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Sóc
    Sơn đến năm 2020 82
    4.1.1 Phương hướng phát triển kinh doanh . 82
    4.1.2 Phương hướng tạo động lực lao động: . 85
    4.2 Quan điểm tạo động lực đối với người lao động tại Xí nghiệp Môi
    trường đô thị huyện Sóc Sơn - Thành phố Hà Nội 85
    4.3 Giải pháp tạo động lực đối với người lao động tại Xí nghiệp Môi trường
    đô thị huyện Sóc Sơn - Thành phố Hà Nội . 87
    4.3.1 Tổ chức hoạt động phân tích và thiết kế công việc . 87
    4.3.2 Tổ chức đánh giá thực hiện công việc 92
    4.3.3 Hoàn thiện công tác tiền lương 94
    4.3.4 Hoàn thiện công tác tiền thưởng 97
    4.3.5 Hoàn thiện công tác phúc lợi 98
    4.3.6.Điều kiện thực hiện giải pháp 99
    KẾT LUẬN 101
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .


    i
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

    STT Ký hiệu Nguyên nghĩa
    1 CBCNV-LĐ Cán bộ công nhân viên lao động
    2 CP Cổ phần
    3 LĐ Lao động
    4 SX Sản xuất
    5 SXKD Sản xuất kinh doanh
    6 GĐ Giám đốc
    7 TP Trưởng phòng
    8 XN Xí nghiệp
    9 Cty Công ty
    10 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
    11 MTV Một thành viên
    12 MTĐT Môi trường đô thị
    13 BHXH Bảo hiểm xã hội
    14 BHYT Bảo hiểm y tế
    15 BHTT Bảo hiểm thân thể






    ii
    DANH MỤC CÁC BẢNG
    STT Bảng Nội dung Trang
    1 Bảng 3.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 53
    2 Bảng 3.2 Tổng khối lượng chất thải xử lí từ` năm 2010 - 2014 54
    3 Bảng 3.3 Cơ cấu lao động từ năm 2010 - 2014 58
    4 Bảng 3.4
    Mức độ hiểu biết về kế hoạch phát triển của Xí
    nghiệp
    60
    5 Bảng 3.5
    Mức độ chính xác của công tác đánh giá thực hiện
    công việc
    64
    6 Bảng 3.6 Mức độ đáp ứng của điều kiện làm việc 66
    7 Bảng 3.7 Mối quan hệ của các đồng nghiệp trong Xí nghiệp 67
    8 Bảng 3.8
    Đánh giá của người lao động đối với lãnh đạo quản

    68
    9 Bảng 3.9 Lý do làm việc tại Xí nghiệp của người lao động 68
    10 Bảng 3.10 Bảng tính tiền lương thángtheo cấp bậc công việc 72
    11 Bảng 3.11
    Mức độ đáp ứng của thu nhập đối với nhu cầu sinh
    hoạt
    73
    12 Bảng 3.12 Mức độ xứng đáng của tiền lương so với đóng góp 73
    13 Bảng 3.13 Mức độ thỏa mãn đối với mức tiền thưởng 75
    14 Bảng 4.1
    Bảng dự kiến kế hoạch sản xuất kinh doanh đến
    2020
    83
    15 Bảng 4.2 Bản mô tả công việc 91
    16 Bảng 4.3 Bản yêu cầu công việc đối với người thực hiện 91
    17 Bảng 4.4 Bản tiêu chuẩn thực hiện công việc 92
    18 Bảng 4.5 Các chỉ tiêu đánh giá công việc của người lao động 96
    19 Bảng 4.6 Bảng xếp loại lao động 96
    20 Bảng 4.7 Bảng tính thưởng theo mức bình bầu 97


    iii
    DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ

    STT Bảng Nội dung Trang
    1 Sơ đồ 1.1 Khung lý thuyết tạo động lực đối với người lao động 28
    2 Sơ đồ 2.1 Quy trình nghiên cứu 39
    3 Sơ đồ 3.1 Sơ đồ bộ máy tổ chức 50
    4 Sơ đồ 3.2 Sơ đồ quy trình sản xuất 51


    DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ

    STT Bảng Nội dung Trang
    1 Biểu đồ 3.1 Tổng giá trị sản lượng 53
    2 Biểu đồ 3.2 Tổng khối lượng chất thải xử lí từ năm 2010 - 2014 54
    3 Biểu đồ 3.3 Thu nhập bình quân đầu người từ năm 2010 - 2014 55




    1
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết, lý do chọn đề tài, câu hỏi nghiên cứu
    Việt Nam, trước yêu cầu, nhiệm vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá và
    hội nhập kinh tế Quốc tế, doanh nghiệp và các tổ chức chịu sức ép cạnh tranh
    hết sức khắc nghiệt.
    Để trụ vững và phát triển, đòi hỏi doanh nghiệp thường xuyên, tích cực
    nỗ lực tìm kiếm nhiều biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh. Một trong
    những biện pháp hữu hiệu, đó là tạo động lực đối với người lao động.
    Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Sóc Sơn được thành lập theo quyết
    định số 639/QĐ-UB ngày 03/02/1997 của UBND Thành phố Hà Nội, quy
    định chức năng nhiệm vụ, từ khi được thành lập đến nay đã trải qua 17 năm
    xây dựng và trưởng thành.
    Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Sóc Sơn có chức năng nhiệm vụ:
    Thu gom vận chuyển, xử lý chất thải sinh hoạt trên địa bàn huyện Sóc Sơn,
    trồng chăm sóc cây xanh, cây hoa, cây cảnh đô thị, duy trì điện chiếu sáng,
    cấp nước sinh hoạt, thoát nước thải khu vực thị trấn, tưới nước rửa đường,
    duy tu đường, nạo vét hố ga cống rãnh, vận động nhân dân thực hiện xã hội
    hoá vệ sinh môi trường, thực hiện các dịch vụ vệ sinh môi trường khác.
    Thời gian qua hoạt động tạo động lực đối với người lao động tại Xí
    nghiệp đã đạt được những thành tựu đáng kể:
    Việc phân tích công việc: Đối với từng nội dung công việc theo chức
    năng nhiệm vụ của Xí nghiệp đều có quy định chức năng nhiệm vụ, công việc
    được xác định rõ yêu cầu, tiêu chuẩn về chất lượng, khối lượng, số lượng
    công việc phải đạt được đối với mỗi người lao động theo định mức nội bộ
    hoặc phiếu giao việc theo nhiệm vụ cụ thể.
    Việc tạo điều kiện thuận lợi cho người lao động: Được đảm bảo về thời
    gian, công việc, tính chất đặc thù đối với lao động có nhiều năm công tác, lao

    2
    động nữ Xây dựng môi trường làm việc theo quy chế nếp sống văn hoá
    công nghiệp và văn minh công sở.
    Việc khuyến khích vật chất, tinh thần đối với người lao động: Được
    quan tâm đúng mức và cân bằng giữa khuyến khích vật chất và tinh thần, các
    chế độ về tiền lương, tiền thưởng, các khoản bảo hiểm, các chế độ phúc lợi
    được thực hiện đầy đủ, thu nhập của người lao động năm sau cải thiện so với
    năm trước. Các hoạt động phong trào đoàn thể được quan tâm đầu tư đúng
    mức cả về chủ trương và kinh phí hoạt động, tạo được sân chơi lành mạnh
    cho người lao động, tránh xa được các loại tệ nạn xã hội.
    Việc hoàn thành chính sách tạo động lực đối với người lao động:
    Thường xuyên cập nhật và bổ sung theo các quy định hiện hành của Nhà
    nước, linh hoạt sáng tạo trong vận dụng chính sách của nhà nước để tăng thu
    nhập cho người lao động. Thủ trưởng đơn vị và các phòng nghiệp vụ chuyên
    môn luôn tìm mọi biện pháp để tăng công việc làm, tìm kiếm các loại công
    việc mới, phù hợp với người công nhân, tạo sự đa dạng tránh nhàm chán
    trong thực hiện công việc, đồng thời tăng thu nhập cho người lao động.
    Song hoạt động tạo động lực đối với người lao động tại Xí nghiệp
    không tránh khỏi một số hạn chế bất cập thể hiện:
    Việc phân tích công việc chỉ trên quyết định phân công nhiệm vụ,
    phiếu giao việc hoặc thể hiện trong hợp đồng lao động mà chưa xây dựng bản
    mô tả công việc cụ thể đối với từng công việc.
    Việc vận dụng linh hoạt các chính sách tài chính của nhà nước để tăng
    thu nhập cho người lao động của Xí nghiệp còn hạn chế, bất cập, khó khăn
    trong việc khuyến khích các hoạt động dịch vụ, chưa duy trì được ổn định
    nguồn thu nhập tăng thêm cho người lao động (Lúc có, lúc không, mức không
    tăng dần đều, không có tăng đột biến)

    3
    Cơ chế khen thưởng đang thực hiện chỉ mang tính chất động viên,
    khuyến khích, chưa thực sự là yếu tố tạo động lực mạnh mẽ đối với người
    lao động của Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Sóc Sơn (Mức thưởng còn
    quá thấp)
    Thực tế trên, đòi hỏi cần thiết phải có sự nghiên cứu, phân tích đánh giá
    một cách nghiêm túc, có hệ thống để tìm biện pháp khắc phục nhằm giữ vững
    sự ổn định, phát triển của Xí nghiệp trong nền kinh tế thị trường và hội nhập
    kinh tế quốc tế.
    Qua thời gian học tập, nghiên cứu, tiếp cận quá trình sản xuất kinh
    doanh của Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Sóc Sơn. Tác giả nhận thấy
    câu hỏi nghiên cứu đặt ra là: Giải pháp nào cho hoạt động tạo động lực đối
    với người lao động tại Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Sóc Sơn - Thành
    phố Hà Nội ?
    Vì lý do trên, tác giả lựa chọn “Tạo động lực đối với người lao động
    tại Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Sóc Sơn - Thành phố Hà Nội” làm
    đề tài nghiên cứu luận văn thạc sỹ.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    2.1. Mục đích nghiên cứu
    Mục đích của luận văn là tìm hiểu kỹ, làm rõ những nội dung tạo động
    lực của Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Sóc Sơn - Thành phố Hà Nội, từ
    đó dựa trên cơ sở khoa học, những kinh nghiệm bài học của một số đơn vị
    trên cùng địa bàn, lĩnh vực và đề xuất những giải pháp chủ yếu, góp phần tìm
    ra giải pháp tích cực khả thi nhất để tạo động lực đối với người lao động tại
    Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Sóc Sơn - Thành phố Hà Nội, từ đó tạo ra
    tác động tích cực trong sản xuất kinh doanh của đơn vị, đạt hiệu quả cao về
    mọi mặt.

    4
    2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn hoạt động tạo động lực lao động
    Hệ thống hoá khung lý thuyết về tạo động lực đối với người lao động
    trong doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức.
    Khảo sát trên cơ sở thực tiễn tại một số cơ quan đơn vị cụ thể trên địa
    bàn, tương đồng về lĩnh vực hoạt động, qua đó nghiên cứu thực trạng hoạt
    động tạo động lực đối với người lao động trong doanh nghiệp, tổ chức.
    Đánh giá, so sánh thực trạng hoạt động tạo động lực đối với người lao
    động tại Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Sóc Sơn nhấn mạnh, làm rõ
    những mặt tích cực cần được khuyến khích phát huy, đồng thời tìm ra mặt,
    hạn chế bất cập cần thẳng thắn nhìn nhận, xác định rõ nguyên nhân của hạn
    chế bất cập từ đó tìm ra giải pháp phát huy mặt tích cực, khắc phục những hạn
    chế, bất cập.
    Phân tích phương hướng phát triển của Xí nghiệp Môi trường đô thị
    huyện Sóc Sơn. Phân tích quan điểm tạo động lực đối với người lao động của
    Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Sóc Sơn.
    Dự báo về nhu cầu của người lao động, đề xuất phương hướng cũng
    như các giải pháp chủ yếu có tính khả thi, nhằm hoàn thiện và nâng cao hoạt
    động tạo động lực tại Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Sóc Sơn - Thành
    phố Hà Nội.
    3. Đối tượng và phạm vi, địa điểm nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu về hoạt động tạo động lực đối với
    người lao động tại Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Sóc Sơn - Thành phố
    Hà Nội.
    Phạm vi nghiên cứu:
    Về nội dung: Luận văn nghiên cứu đến cấp tổ sản xuất và người công
    nhân lao động trực tiếp của Xí nghiệp.

    5
    Về thời gian: Luận văn tập trung phân tích thực trạng hoạt động tạo
    động lực đối với người lao động của Xí nghiệp hiện nay, dự báo những năm
    tiếp theo.
    Địa điểm: Tại Xí nghiệp môi trường đô thị huyện Sóc Sơn - Thành phố
    Hà Nội
    4. Dự kiến đóng góp của luận văn
    Bổ sung hoàn thiện khung lý thuyết tạo động lực cho người lao động.
    Trên cơ sở phân tích thực trạng về tạo động lực đối với người lao động
    tại Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Sóc Sơn trong đó có đánh giá mặt tích
    cực, hạn chế, bất cập và nguyên nhân hạn chế, bất cập từ đó đưa ra những giải
    pháp cho hoạt động tạo động lực của Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Sóc
    Sơn, dự báo đến năm 2020.
    Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, phục vụ cho việc sơ
    kết, tổng kết, đánh giá về công tác tạo động lực đối với người lao động.
    5. Kết cấu của Luận văn
    Luận văn gồm 4 chương, ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài
    liệu tham khảo và phụ lục chữ viết tắt, danh mục bảng biểu, cụ thể như sau:
    Phần mở đầu: Giới thiệu chung
    Chương I: Tổng quan tình hình nghiên cứu, lý luận về tạo động lực đối
    với người lao động trong doanh nghiệp và kinh nghiệm tại một số công
    ty/doanh nghiệp
    Chương II: Phương pháp và thiết kế nghiên cứu
    Chương III: Phân tích thực trạng hoạt động tạo động lực đối với người
    lao động tại Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Sóc Sơn - Thành phố Hà Nội.
    Chương IV: Phương hướng và giải pháp để tiếp tục tạo động lực đối
    với người lao động tại Xí nghiệp Môi trường đô thị huyện Sóc Sơn - Thành
    phố Hà Nội.
     
Đang tải...