Thạc Sĩ Tạo động lực cho công chức ở Uỷ ban nhân dân huyện Đồng Phú –tỉnh Bình Phước

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 26/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: “Tạo động lực cho công chức ở Uỷ ban nhân dân huyện Đồng Phú –tỉnh Bình Phước

    1.
    Tính cấp thiết của đề tài:
    Nhận định về đội ngũ cán bộ, công chức nói chung trong chương trình cải cách tổng thể hành chính nhà nước giai đoạn 2010-2020 khẳng định: “Đội ngũ cán bộ công chức còn nhiều điểm yếu về phẩm chất, tinh thần trách nhiệm, năng lực chuyên môn, kỹ năng hành chính, phong cách làm việc chậm đổi mới, tệ quan liêu, tham nhũng, sách nhiễu nhân dân tiếp tục diễn ra nghiêm trọng trong một số bộ phận cán bộ, công chức. Đặc biệt họ thiếu đi một động lực thật sự rõ ràng và cơ chế tạo động lực từ chính cơ quan, tổ chức họ phục vụ đề thực hiện công vụ và đạt được mục tiêu công việc”.
    Con người là trung tâm của mọi sự phát triển. Bất kỳ một hoạt động, một tổ chức nào cũng coi con người là nhân tố chính quyết định sự tồn tại và vận hành của nó. Con người trong cơ quan hành chính nhà nước – công chức cũng không nằm ngoài quy luật đó. Bên cạnh các nguồn lực khác, cùng với trí lực và thể lực của mình, việc tạo ra một động lực cho công chức làm nên những cú đột phá, những bước tiến dài tiến đến mục tiêu, đến sứ mệnh thiêng liêng : phục vụ nhân dân, vì lợi ích cộng đồng, thiết nghĩ là một yếu tố quan trọng và cần được chú trọng.”Hãy cho tôi một điểm tựa, tôi sẽ nâng cả trái đất này lên”. Việc tạo ra những cú hích đúng lúc, đúng vào nơi mà trước nay đã có định kiến về sự trì trệ, quan liêu và thiếu sự nhiệt tình sáng tạo của nền hành chính lẫn của đội ngũ cán bộ công chức nói chung là một việc làm cấp bách và có ý nghĩ nhất định. Những nguồn lực tài chính trong cơ quan hành chính nhà nước luôn có hạn và khó có thể phát huy hết và khai thác những nguồn lực này là điều mà chúng ta đang quan tâm. Nếu nguồn lực của các công sở về lý thuyết luôn nằm ngoài tầm với của các nhà quản lý công sở thì nguồn lực con người trong công sở - tuy bị hạn chế bởi định biên lại ẩn chứa nhiều tiềm năng chưa khai thác.
    Trong bộ máy hành chính nhà nước, Uỷ ban nhân dân cấp huyện là cơ quan có vai trò quan trọng. Uỷ ban nhân dân cấp huyện vừa là cấp chỉ đạo, điều hành hoạt động của cấp xã trong mọi hoạt động cuả đời sống xã hội, vừa là cấp trực tiếp tổ chức triển khai thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước. Hầu hết các công việc quản lý quản lý hành chính muốn triển khai đến cấp cơ sở cần phải qua cấp trung gian là UBND cấp huyện, theo nguyên tắc trực tuyến. Nhiệm vụ, quyền hạn của UBND cấp huyện theo luật định thể hiện tính độc lập tương đối, có một vai trò và tầm quan trọng rất đặc thù nổi trội trong từng hoàn cả giai đoạn khác nhau. Tuy nhiên, trong khi công chức cấp tỉnh có nhiều điều kiện hơn để nâng cao trình độ, học vấn, địa vị xã hội và được tôn trọng hơn, điều kiện sống và làm việc tốt hơn thì tâm lý làm việc, hiệu quả công việc tốt hơn, điều đó được nói ngắn gọn là họ được tạo một động lực thật vững chắc thì công chức ở UBND cấp huyện thường ít được quan tâm chăm lo đến cái gọi là động lực làm việc để họ có được những điều kiện tốt nhất trong công việc tương xứng với những vai trò, nhiệm vụ mà chính tổ chức cấp trung gian mà họ đang phục vụ mang đến cho họ.
    Tháng 10 năm 1976, Huyện Đồng Phú được thành lập trên cơ sở sáp nhập 2 huyện Đồng Xoài và Phú Giáo, gồm 17 xã, trung tâm của Huyện là xã Tân Phú (nay thuộc Thị xã Đồng Xoài). Những khó khăn chồng chất của một huyện mời thành lập đang được từng bước khắc phục nhất là thiếu một đội ngũ công chức thiếu về số lượng, yếu về chất lượng và mơ hồ về một động lực làm việc. Đồng Phú là một vùng rộng lớn, kéo dài trên 50km dọc theo đường ĐT.741, từ cầu Sông Bé tới tận xã Phú Riềng của huyện Phước Long, là địa bàn có vị trí chiến lược hết sức quan trọng nối liền Đồng Phú với Tây Nguyên, thành phố Hồ Chí Minh và nước bạn Cam-pu-chia, hiện nay, Đồng Phú là huyện nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có thế mạnh về đất đai, tài nguyên, nguồn nhân lực, tiềm năng kinh tế đã và đang được khơi dậy, hứa hẹn sẽ có những thành tựu đáng kể trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Việc xây dựng một đội ngũ công chức phục vụ và thực hiện công tác quản lý tốt nhất mọi hoạt động của Huyện trong điều kiện còn nhiều khó khăn cũng như những thuận lợi mang tính thách thức là một tiền đề quan trọng cho quá trình phát triển của Huyện.
    Chính từ những yêu cầu bức thiết đó, để góp phần cho UBND huyện Đồng Phú có được một đội ngũ công chức đủ về số lượng, cao về chất lượng có một động lực thật sự mạnh mẽ để hướng đến mục tiêu, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Tạo động lực cho công chức ở Uỷ ban nhân dân huyện Đồng Phú –tỉnh Bình Phước” đồng thời đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động tạo động lực cho công chức trên thực tiễn địa bàn huyện Đồng Phú nói trên.
    2. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu: Trên cơ sở xem xét các hoạt động trong công tác và thái độ làm việc của công chức, khóa luận đi sâu nghiên cứu các vấn đề liên quan đến động lực và các biện pháp tạo động lực hiện nạy đang áp dụng ở UBND huyện Đồng Phú. Đồng thời khóa luận cũng làm rõ mối quan hệ khăng khít, hữu cơ không thể tách rời giữa động lực trong việc đạt được hiệu quả và mục tiêu công việc một cách tốt nhất.
    - Phạm vi nghiên cứu: Là các chính sách tạo động lực cho công chức trong UBND huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước từ năm 2010 đến nay.
    3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    · Mục đích nghiên cứu
    Khóa luận sẽ tiến hành đánh giá thực trạng tạo động lực cho công chức ở UBND huyện Đồng Phú; Đánh giá hiệu quả của công tác tạo động lực đối với đội ngũ công chức trong việc thực hiện công vụ. Khóa luận đồng thời đi sâu phân tích những khó khăn, thuận lợi và nguyên nhân của những hoạt động đó. Trên cơ sở đó, đưa ra các giải pháp phù hợp với yêu cầu và hoàn cảnh và đặc thù của địa phương, góp phần nâng cao hoạt động tạo động lực trong cơ quan hành chính nhà nước nói chung và UBND huyện Đồng Phú nói riêng.
    · Nhiệm vụ nghiên cứu:
    - Làm rõ cơ sở lý luận về hoạt động tạo động lực cho công chức trong khu vực công.
    - Phân tích, đánh giá thực trạng tạo động lực làm việc cho công chức ở UBND huyện Đồng Phú, làm rõ những ưu điểm, nhược điểm và nguyên nhân gây ra những hạn chế đó trong công tác tạo động lực cho công chức.
    - Đề xuất các giải pháp mang tính khả thi, phù hợp với điều kiện, khả năng và đặc thù của Huyện Đồng Phú và đưa ra môt số kiến nghị nhằm nâng cao động lực cho công chức ở UBND huyện Đồng Phú cũng như nhằm đạt hiệu quả cao trong thực hiện công vụ ở đây.
    4. Tình hình nghiên cứu:
    Vấn đề tạo động lực cho công chức rất được quan tâm và nghiên cứu. Tuy nhiên những công trình nghiên cứu chỉ tập trung đi sâu vào một phương diện hoặc một khía cạnh của hoạt động tạo động lực như đào tạo, bồi dưỡng hoặc văn hóa công sở hoặc tiền lương, phụ cấp . Cụ thể như:
    - Hoàn thiện chính sách tiền lương tối thiểu trong nền kinh tế thị trường của tác giả Nguyễn Duy Thắng.
    - Giáo trình Tâm lý học lãnh đạo, quản lý của Tiến sĩ Võ Thành Khối, Nhà xuất bản chính trị Quốc gia.
    - Giữ chân nhân viên bằng cách nào. Tán giả Vương Minh Kiệt, nhà xuất bản CĐ-XH
    - Luận văn cao học: “Đào tạo, bồi dưỡng công chức hành chính tại Quận 2, thành phố Hồ Chí Minh” của Phạm Mai Hoa.
    - Luận văn cao học: “Yếu tố văn hóa trong việc nâng cao hiệu quả quản lý công sở” cuả tác giả Hoàng Xuân Tuyền.
    - Luận văn cao học: “ Tổ chức và hoạt động của Văn phòng HĐND và UBND huyện tại tỉnh Bình Dương “ của tác giả Huỳnh Ngọc Ánh.
    - Luận văn cao học: “ Đạo đức công chức hành chính nước ta hiện nay” của tác giả Tô Đại Phong.
    Hầu hết các đề tài nghiên cứu đều đi sâu nghiên cứu một khía cạnh của hoạt động tạo động lực.Rất hiếm các công trình nghiên cứu toàn diện các hoạt động tạo động lực cho công chức bao gồm rất nhiều yếu tố.
    Hơn thế nữa, cho đến thời điểm này, tại huyện Đồng Phú chưa có một đề tài nghiên cứu nào đề cập đến hoạt động tạo động lực cho đội ngũ công chức nói chung và cho công chức UBND huyện Đồng Phú nói riêng.Với tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài như vậy, việc nghiên cứu toàn diện các yếu tố, biện pháp tạo động lực cho công chức UBND Huyện là một việc làm hết sức cần thiết.
    5. Cơ sở lý luận, cơ sở thực tiễn, phương pháp nghiên cứu:
    · Cơ sở lý luận:
    - Chủ nghĩ duy vật biện chứng và duy vật lịch sử; Tư tưởng Hồ Chí Minh về công tác cán bộ, công chức; Quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước về tạo động lực cho đội ngũ công chức.
    - Lý luận về động lực và các yếu tố tạo động lực cho công chức, kinh nghiệm tạo động lực cho công chức ở nước ta, trong khu vực và các nước trên thế giới.
    · Cơ sở thực tế:
    - Các biện pháp tạo động lực cho công chức đang áp dụng cho công chức ở UBND huyện Đồng Phú.
    - Thực tiễn thái độ làm việc và hiệu quả công việc của công chức trong thời gian nghiên cứu.
    · Phương pháp nghiên cứu:
    - Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lenin
    - Phương pháp phỏng vấn
    - Phương pháp quan sát
    - Phương pháp phân tích tổng hợp.
    6. Những điểm mới của đề tài
    - Tìm hiểu thêm các hoạt động tạo động lực cho công chức .
    - Từ việc phân tích những ưu, nhược và nguyên nhân của chúng, khóa luận đã đưa ra các giải pháp và kiến nghị mang tính khả thi, phù hợp với đặc thù riêng của địa phương góp phần nâng cao hiệu quả của hoạt động tạo động lực trong cơ quan hành chính nhà nước nói chung và UBND huyện Đồng Phú nói riêng.
    · Ý nghiã thực tiễn của khóa luận:
    Khóa luận sau khi được công nhận có thể được sử dụng để làm tài liệu tham khảo, phục vụ cho công tác nghiên cứu và các hoạt động tạo động lực cho đội ngũ công chức nói chung và công chức ở UBND huyện Đồng Phú nói riêng. Đồng thời, những giải pháp và kiến nghị của khóa luận sẽ góp phần giúp cho UBND huyện Đồng Phú trong việc tạo và nâng cao động lực làm việc chô công chức nhằm đạt được mục tiêu công việc đặt ra.
    7. Kết cấu của khóa luận
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của khóa luận gồm có ba chương:
    Chương I: Cơ sở lý luận về động lực làm việc và tạo động lực
    Chương II: Thực trạng tạo động lực cho công chức ở UBND huyện Đồng Phú
    Chương III: Một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện hoạt động tạo động lực cho công chức ở UBND huyện Đồng Phú
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...