Luận Văn Tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng đội ngũ nhà giáo, thực hiện giáo dục toàn diện

Thảo luận trong 'Khảo Cổ Học' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN I :

    MỞ ĐẦU




    1- LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:


    Chúng ta đang sống những thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI- Thế kỷ của nền kinh tế tri thức. Đặc trưng nổi bật của nền kinh tế tri thức là quá trình phát triển kinh tế không còn dựa nhiều vào tài nguyên thiên nhiên, mà dự chủ yếu vào tri thức - kết quả sáng tạo của bộ óc con người và khoa học - công nghệ. Trong xã hội kinh tế tri thức, nhân tài và con người có tri thức trở thành nguồn tài nguyên số một của mỗi Quốc gia. Con người vừa là mục tiêu , vừa là động lực của sự phát triển.

    Đấùt nước ta tiếp tục thực hiện công cuộc đổi mới và hội nhập quốc tế quy mô hơn, sâu sắc hơn, tồn diện hơn. Tồn cầu hóa là một xu thế khách quan, lôi cuốn mọi quốc gia tham gia, vừa có mặt tích cực, vừa có mặt tiêu cực, cạnh tranh kinh tế ngày càng quyết liệt hơn, các ngành nghề cần sử dụng lao động có tay nghề và trình đọ cao để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm.


    “ Khoa học – công nghệ, giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu”, giáo dục là nền tảng của sự phát triển khoa học – công nghệ. Phát triển nguồn nhân lực đáp ứng nhu cầu của xã hội công nghiệp hóa, hiện đại hóa là yếu tố cơ bản cho sự nghiệp phát triển nhanh, bền vững và đóng vai trò chủ yếu trong việc nâng cao ý thức dân tộc và năng lực các thế hệ trẻ. Chính vì vậy đòi hỏi giáo dục phải đổi mới mạnh mẽ, tồn diện và mọi người quan tâm đến chất lượng giáo dục, đến nhân cách người học, đến cách tổ chức quá trình giáo dục và hệ thống giáo dục.


    Học sinh, sinh viên nói chung và học sinh, sinh viên sư phạm nói riêng là một nhóm xã hội có vai trò quyết định đến tương lai của đất nước. Những thay đổi trên tồn cầu cũng như trong nước đã có những tác động không nhỏ đến tư tưởng, phẩm chất đạo đức, năng lực trí tuệ, lối sống văn hóa của học sinh, sinh viên.


    Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp Hành TW khóa IX xác định cho tồn Đảng, tồn dân mà nòng cốt là đội ngũ giáo viên và cán bộ giáo dục, từ nay đến năm 2010, cần đặc biệt tập trung vào các nhiệm vụ, trong đó, về nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục là phải: “ Tạo chuyển biến cơ bản về chất lượng đội ngũ nhà giáo, thực hiện giáo dục toàn diện, đặc biệt chú trọng giáo dục tư tưởng chính trị, nhân cách, đạo đức, lối sống cho người học, tăng cường phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội”.

    Công tác học sinh, sinh viên nói chung và công tác quản lý học sinh, sinh viên của các nhà trường đào tạo có nhiệm vụ tổ chức và quản lý học sinh, sinh viên thực hiện các nội quy, quy chế, các chế độ chính sách, tổ chức các hoạt động giáo dục, các phong trào học tập và rèn luyện. Việc định hướng những giá trị đúng đắn, góp phần xây dựng thế hệ trẻ có tư tưởng, tình cảm cao đẹp, có hành động tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập và rèn luyện là công việc chủ yếu, thiết thực và có vị trí đặc biệt quan trọng góp phần đào tạo nguồn lực con người có chất lượng – nhân tố quyết định đối với phát triển kinh tế – xã hội nhanh và bền vững.

    Trong tình hình hiện nay, đất nước đang hội nhập với khu vực và quốc tế. Quan hệ hợp tác, giao lưu và hội nhập văn hóa – giáo dục của nhà trường với các đơn vị trong ngành, trong xã hội, với các nước được mở rộng. Công tác quản lý và giáo dục học sinh, sinh viên, đặc biệt đối với sinh viên sư phạm có ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả giáo dục - đào tạo của nhà trường và xã hội.


    Là một cán bộ công chức trong ngành giáo dục, thực hiện nhiệm vụ chức trách được giao và tham dự lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý khoa phòng tại Nha Trang, nhận thức được trách nhiệm của mình, tôi chọn đề tài: “ Thực trạng công tác quản lý học sinh, sinh viên trường CĐSP Nhà trẻ-Mẫu giáo TW2, nguyên nhân và giải pháp cải tiến”.


    2- MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU:

    - Nhằm hệ thống hóa nội dung công tác quản lý học sinh,sinh viên nhà trường.

    - Phản ánh thực trạng công tác quản lý học sinh, sinh viên trường CĐSP Nhà trẻ - Mẫu giáo TW2, xác định các nguyên nhân hạn chế – tồn tại.

    - Đề xuất một số giải pháp cải tiến công tác tổ chức và quản lý học sinh, sinh viên sư phạm đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển nhà trường và đất nước.


    3- NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU:

    - Nghiên cứu cơ sở lý luận, văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến đề tài.

    - Nghiên cứu thực trạng công tác quản lý học sinh, sinh viên trường CĐSP Nhà trẻ - Mẫu giáo TW2.

    - Từ đó xác định một số nguyên nhân tồn tại, hạn chế và đề xuất các giải pháp, biện pháp cải tiến nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý học sinh, sinh viên.


    4- ĐỐI TƯỢNG VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU:

    - Đối tượng nghiên cứu: Thực trạng công tác quản lý học sinh, sinh viên trường CĐSP Nhà trẻ- Mẫu giáo TW2, nguyên nhân hạn chế và giải pháp cải tiến.

    - Khách thể nghiên cứu: Công tác quản lý học sinh, sinh viên trường CĐSP Nhà trẻ- Mẫu giáo TW2.


    5- PHẠM VI NGHIÊN CỨU:


    Công tác quản lý học sinh, sinh viên của phòng Công tác Chính trị – Quản lý sinh viên, Trường CĐSP Nhà trẻ - Mẫu giáo TW2 từ năm 2002 đến nay.


    6- PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:


    Trong quá trình nghiên cứu đề tài, tôi vận dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau :

    6.1- Phương pháp nghiên cứu sưu tầm tài liệu lí luận: Nhằm khai thác những vấn đề liên quan đến đề tài qua các tài liệu, sách, các văn bản, nội quy quy chế

    6.2- Phương pháp quan sát: Quan sát những hoạt động, những biện pháp tổ chức thực hiện công tác quản lý học sinh, sinh viên trong nhà trường

    6.3- Phương pháp thống kê: Bằng hệ thống các báo cáo của các đơn vị nhà trường, các phòng, khoa về công tác quản lý học sinh, sinh viên các năm học.

    6.4- Phương pháp chuyên gia: Tham khảo các ý kiến của Ban giám hiệu, Phòng Công tác Chính trị – Quản lý sinh viên từ đó đề xuất các giải pháp cải tiến cho hợp lý

    --------------------------------

    MỤC LỤC


    PHẦN I: MỞ ĐẦU . 1.

    1. Lý do chọn đề tài .

    2. Mục đích nghiên cứu . . 2.

    3. Nhiệm vụ nghiên cứu . .

    4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu . .

    5. Phạm vi nghiên cứu đề tài 3.

    6. Phương pháp nghiên cứu đề tài

    PHẦN II: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 4.

    Chương I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI

    I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI 4.

    1. Lý luận về công tác quản lý .

    2. Công tác quản lý nhà nước 5.

    3. Công tác quản lý nhà nước về giáo dục

    4. Công tác quản lý của Bộ GD & ĐT

    5. Công tác quản lý của các trường đào tạo . . 6.

    6. Công tác quản lý học sinh, sinh viên . .

    II/ CƠ SỞ PHÁP LÝ CỦA ĐỀ TÀI . . . 6.

    1. Luật Giáo dục – năm 2005 . . .

    2. Điều lệ trường Cao đẳng - năm 2003 .

    3. Quy chế công tác học sinh, sinh viên – năm 2000 .7.

    4. Quy chế công tác HSSV nội trú – năm 1997 . 8.

    5. Quy chế công tác HSSV ngoại trú – năm 2002 . 9.

    6. Quy chế rèn luyện học sinh, sinh viên – năm 2002

    III/ MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI . 10.

    1. Khái niệm về quản lý . .

    2. Khái niệm về đạo đức . .

    3. Khái niệm về lối sống . .

    4. Công tác học sinh, sinh viên 11.

    5. Công tác quản lý học sinh, sinh viên



    Chương II/ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HSSV . . 12.

    I/ TỔNG QUAN VỀ TRƯỜNG CĐSP NT – MẪU GIÁO TW2 .

    1. Đặc điểm, tình hình nhà trường . . 12.

    2. Tình hình Cán bộ, giáo viên quản lý HSSV . . 13.

    3. Tình hình học sinh, sinh viên . 15.

    4. Những thuận lợi, khó khăn công tác quản lý HSSV. 16.

    II/ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ HS, SINH VIÊN 17.

    1. Công tác giáo dục chính trị tư tưởng, đạo đức, lối sống.

    2. Công tác tổ chức học tập, NCKH, NV sư phạm 18.

    3. Tổ chức thực hiện các chế độ chính sách . 19.

    4. Công tác quản lý HSSV nội trú, ngoại trú 21.

    5. Công tác bảo đảm an ninh trật tự nhà trường 22.

    6. Công tác tư vấn việc làm cho HSSV tốt nghiệp . . 23.

    7. Công tác của Ban chủ nhiệm Học sinh, sinh viên 24.

    Chương III/ NGUYÊN NHÂN và ĐỀ XUẤT BIỆN PHÁP CẢI TIẾN

    I/ NGUYÊN NHÂN NHỮNG TỒN TẠI – HẠN CHẾ . 25.

    II/ ĐỀ XUẤT NHỮNG BIỆN PHÁP CẢI TIẾN . 26.

    1. Đặc điểm, tình hình chung . 26.

    2. Đặc điểm, tình hình nhà trường trong thời gian tới

    3. Những biện pháp cải tiến công tác QL HSSV 27.

    PHẦN III: KẾT LUẬN, ĐỀ XUẤT – KIẾN NGHỊ 30.

    I/ KẾT LUẬN .

    I/ ĐỀ XUẤT – KIẾN NGHỊ 31.

    1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo.

    2. Đối với Trường CĐSP Nhà trẻ – Mẫu giáo TW2.


    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 32.

    MỤC LỤC . 33 – 34.

    --------------------------------
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...