Thạc Sĩ Tạo biểu tượng địa lí cho học sinh bằng phương tiện dạy học qua dạy học địa lí tự nhiên Việt Nam ở t

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 13/1/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
    iii
    MỤC LỤC
    Trang
    Trang bìa phụ
    Lời cam đoan i
    Lời cảm ơn ii
    Mục lục . iii
    Danh mục các từ viết tắt . iv
    Danh mục các bảng . v
    Danh mục các hình . vi
    MỞ ĐẦU 1
    1. Lí do chọn đề tài 1
    2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài . 2
    3. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu . 4
    4. Mục tiêu của đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu 6
    5. Phạm vi nghiên cứu . 7
    6. Cấu trúc đề tài . 7
    CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC TẠO BIỂU
    TƯỢNG ĐỊA LÍ CHO HỌC SINH BẰNG PTDH QUA DAY
    HỌC ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT NAM Ở TRƯỜNG THPT . 9
    1.1. Phương pháp dạy học địa lí 9
    1.1.1. Khái niệm 9
    1.1.2. Phân loại 9
    1.2. Biểu tượng địa lí . 10
    1.2.1. Khái niệm 10
    1.2.2. Phân loại biểu tượng địa lí . 11
    1.2.3. Tính chất cơ bản của biểu tượng địa lí . 11
    1.2.4. Đặc điểm của biểu tượng địa lí. 13
    1.2.5. Vai trò của biểu tượng trong dạy học địa lý 13
    1.3. CNTT với dạy học địa lí 14
    1.3.1. Vai trò của CNTT đối với dạy học địa lí . 14
    1.3.2. Một số phần mềm ứng dụng trong tạo biểu tượng địa lí cho học sinh . 16

    1.4. Một số khái niệm khác . 17
    1.5. Đặc điểm tâm sinh lí, trình độ nhận thức của học sinh lớp 12 . 18
    1.5.1. Đặc điểm tâm lí lứa tuổi 18
    1.5.2. Đặc điểm nhận thức . 18
    1.5.3. Đặc điểm về hoạt động và phát triển trí tuệ . 19
    1.5.4. Đặc điểm nhân cách chủ yếu 19
    1.6. Đặc điểm chương trình sách giáo khoa Địa lí lớp 12 20
    1.6.1. Mục tiêu chương trình địa lí 12 20
    1.6.2. Đặc điểm chương trình của SGK lớp 12 . 21
    1.7. Thực trạng dạy học Địa lí ở trường THPT và việc hình thành cho học sinh
    các biểu tượng địa lí thông qua dạy học 22
    CHƯƠNG 2. HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG ĐỊA LÍ CHO HỌC SINH
    BẰNG PTDH QUA DẠY HỌC ĐỊA LÍ TỰ NHIÊN VIỆT
    NAM Ở TRƯỜNG THPT . 25
    2.1. Xác định hệ thống biểu tượng địa lí trong dạy học địa lí tự nhiên Việt Nam 25
    2.2. Con đường hình thành biểu tượng địa lí bằng PTDH trong dạy học địa lí
    tự nhiên Việt Nam ở trường THP 25
    2.2.1. Đối với việc hình thành biểu tượng ký ức . 26
    2.2.2. Đối với việc hình thành biểu tượng tưởng tượng 33
    2.3. Phương pháp hình thành biểu tượng địa lí . 38
    2.3.1. Phương pháp truyền thống 38
    2.3.2. Phương pháp hiện đại 39
    2.4. Nguyên tắc hình thành các biểu tượng địa lí 41
    2.4.1. Sử dụng mô hình động, phim, ảnh phải đúng lúc, đúng chỗ . 41
    2.4.2. Sử dụng mô hình động, phim, ảnh phải đủ cường độ 41
    2.4.3. Sử dụng các phần mềm để thiết kế mô hình động, phim, ảnh theo hướng
    phát huy tính tích cực hóa hoạt động của HS 42
    2.4.4. Sử dụng mô hình động, phim, ảnh đảm bảo tính vừa sức của HS 42
    2.5. Phương hướng sử dụng mô hình động, phim, ảnh trong dạy học địa lý
    tự nhiên THPT . 43
    2.5.1. Sử dụng mô hình động, phim, ảnh theo hướng minh họa kiến thức . 43

    2.5.2. Sử dụng mô hình động theo hướng học sinh hoạt động tìm kiếm tri thức mới . 45
    2.5.3. Sử dụng mô hình động riêng cho hoạt động nhóm 47
    2.6. Quy trình tạo biểu tượng qua dạy học địa lý tự nhiên Việt Nam trong
    trường THPT bằng các phần mềm điện tử 48
    2.6.1. Quy trình chung 48
    2.6.2. Quy trình thiết kế bài dạy cụ thể trong việc hình thành biểu tượng địa lí tự
    nhiên Việt Nam ở trường THPT . 57
    2.7. Thiết kế một số giáo án minh họa 64
    2.7.1. Giáo án số 1 64
    2.7.2. Giáo án số 2 69
    2.7.3. Giáo án số 3 75
    CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 86
    3.1. Mục đích thực nghiệm . 86
    3.2. Nguyên tắc thực nghiệm 86
    3.3. Nhiệm vụ thực nghiệm . 86
    3.4. Phương pháp thực nghiệm . 86
    3.4.1. Địa bàn thực nghiệm 86
    3.4.2. Thời gian thực nghiệm 86
    3.4.3. Đối tượng thực nghiệm 86
    3.4.4. Phương pháp thực nghiệm 87
    3.5. Nội dung thực nghiệm 88
    3.6. Quy trình thực nghiệm . 88
    3.7. Kết quả thực nghiệm 91
    3.7.1. Về mặt định lượng . 91
    3.7.2. Kết quả định tính 95
    KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 96
    1. Kết luận . 96
    2. Đề xuất kiến nghị 97
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 98
    PHỤ LỤC

    iv
    DANH MỤC KÍ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

    Viết tắt Viết đầy đủ
    CNTT Công nghệ thông tin
    ĐHSP Đại học sư phạm
    GV Giáo viên
    HS Học sinh
    KHCN Khoa học công nghệ
    NXB Nhà xuất bản
    THPT Trung học phổ thông
    SGK Sách giáo khoa
    PTDH Phương tiện dạy học


















    v
    DANH MỤC CÁC BẢNG
    Trang
    Bảng 2.1. Hệ thống biểu tượng trong SGK địa lí tự nhiên Việt Nam THPT 25
    Bảng 3.1. Những thông tin chung về lớp thực nghiệm và lớp đối chứng . 87
    Bảng 3.2. Phân loại điểm qua bài kiểm tra trong thực nghiệm . 91
    Bảng 3.3. Phân phối tần suất và tần suất lũy tích tổng hợp 92
    Bảng 3.4. Tổng hợp tham số . 93
    Bảng 3.5. Phân loại trình độ học sinh qua bài kiểm tra 93

    vi
    DANH MỤC CÁC HÌNH
    Trang
    Hình 1.1. Sơ đồ sự tương tác giữa GV và biểu tượng địa lí . 12
    Hình 1.2. Sơ đồ truyền đạt thông tin giữa GV và biểu tượng địa lí 13
    Hình 2.1. Việt Nam trong các nước Đông Nam Á 27
    Hình 2.2. Lược đồ vị trí, giới hạn lãnh thổ Việt Nam . 28
    Hình 2.3. Sơ đồ mặt cắt khái quát vùng biển Việt Nam . 29
    Hình 2.4. Bản đồ địa hình Việt nam . 30
    Hình 2.5. Lát cắt địa hình Việt Nam . 30
    Hình 2.6. Lược đồ địa hình Việt Nam . 31
    Hình 2.7. Minh họa địa hình vùng nhiệt đới ẩm gió mùa của Việt Nam 31
    Hình 2.8. Minh họa địa hình vùng nhiệt đới ẩm gió mùa của Việt Nam 32
    Hình 2.9. Địa hình chịu tác động của con người 32
    Hình 2.10. Mô hình thuyết kiến tạo mảng 35
    Hình 2.11. Minh họa biến đổi khí hậu toàn cầu 36
    Hình 2.12. Mô hình động cơ chế thủy triều 43
    Hình 2.13. Mô hình hoạt động của gió mùa Việt Nam . 44
    Hình 2.14. Mô hình động Hệ Mặt Trời . 45
    Hình 2.15. Hoạt động của gió fơn . 46
    Hình 2.16. Mô hình hoạt động của gió mùa ở Việt Nam 46
    Hình 2.17. Chọn mẫu vẽ trong Power Point . 48
    Hình 2.18. Chọn mẫu vẽ tự do 48
    Hình 2.19. Chọn hình vẽ . 49
    Hình 2.20. Chế độ chạy hiệu ứng 49
    Hình 2.21. Điều chỉnh thứ tự hiệu ứng . 50
    Hình 2.22. Chạy thử hiệu ứng . 50
    Hình 2.23. Xử lý âm thanh trong Windown Movie Maker . 51
    Hình 2.24. Thêm hiệu ứng trong Windown Movie Maker . 52
    Hình 2.25. Nhập văn bản trong Windown Movie Maker . 52
    Hình 2.26. Lưu phim trong Windown Movie Maker 53
    Hình 2.27. Màn hình khởi động của Macromedia Flash 8 53
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
    Hình 2.28. Xuất thành file sản phẩm trong Macromedia Flash 8 54
    Hình 2.29. Điều chỉnh thuộc tính tài liệu trong Macromedia Flash 8 . 55
    Hình 2.30. Chèn Frame, Layer trong Macromedia Flash 8 55
    Hình 2.31. Các công cụ vẽ trong Macromedia Flash 8 . 56
    Hình 2.32. Xén hình trong Macromedia Flash 8 . 56
    Hình 2.33. Cách điều chỉnh hình trong Macromedia Flash 8 . 56
    Hình 2.34. Minh họa các kiến thức trong bài dưới dạng video, hình ảnh, sơ đồ,
    bản đồ, văn bản, bảng biểu 60
    Hình 2.35. Trò chơi ô chữ, ghép địa danh . 62
    Hình 2.36. Minh họa cho hoạt động của gió mùa ở Việt Nam . 63
    Hình 2.37. Hoạt động gió mùa ở Việt Nam 64
    Hình 3.1. Sự phân bố điểm qua bài kiểm tra của hai nhóm ĐC và TN 92
    Hình 3.2. Đường lũy tích tổng hợp trong thực nghiệm . 93
    Hình 3.3. So sánh kết quả phân loại trình độ của HS qua các bài kiểm tra 94




    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
    1
    MỞ ĐẦU
    1. Lí do chọn đề tài
    Sự nghiệp giáo dục đã và đang được Đảng, Nhà nước, toàn xã hội quan tâm.
    Đổi mới giáo dục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho thế hệ trẻ, đáp
    ứng yêu cầu nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, phù
    hợp với thực tiễn và tiếp cận trình độ với các nước phát triển trong khu vực và trên
    thế giới. Chính vì vậy, ngành Giáo dục đã có những chính sách, chiến lược nhằm
    tác động lên những thế hệ tương lai của đất nước ngay từ khi họ đang ngồi trên ghế
    nhà trường.
    Nghị quyết trung ương 2 ban chấp hành trung ương Đảng khóa VIII đã nhấn
    mạnh tới việc đổi mới phương pháp giáo dục hiện đại “Đổi mới mạnh mẽ phương
    pháp giáo dục và đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện nếp tư duy
    sáng tạo của người học”.
    Điều 24.2, Luật giáo dục quy định “Phương pháp giáo dục phổ thông phải
    phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của học sinh (HS); phù hợp với đặc điểm
    của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng vận
    dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú cho
    học sinh”.
    Chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam 2011 – 2020 khẳng định “tiếp tục
    đổi mới phương pháp dạy học và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện theo hướng
    phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và năng lực của người học. Đẩy mạnh
    ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy học”.
    Trong dạy học địa lí, bước đầu đã có một số nhà giáo dục, nhà khoa học đã
    nghiên cứu sử dụng công nghệ thông tin (CNTT) đồng thời kết hợp truyền thống,
    hiện đại vào trong dạy học và đã có những hiệu quả nhất định.
    Trong dạy học địa lí, việc tạo biểu tượng địa lí giúp học sinh khắc sâu những
    kiến thức đã lĩnh hội được và kích thích hứng thú nhận thức, năng lực quan sát,
    năng lực phân tích tổng hợp để rút ra kết luận cần thiết, có độ tin cậy cao.
    Nhờ việc xây dựng các biểu tsượng địa lí giúp giáo cho giáo viên (GV) có
    thêm những điều kiện thuận lợi để trình bày bài giảng một cách tinh giản, đầy đủ,
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
    2
    sâu sắc điều khiển hoạt động nhận thức cũng như kiểm tra, đánh giá kết quả học
    tập được thuận lợi hơn, có hiệu quả hơn.
    Thông qua việc tạo biểu tượng địa lí trong dạy học, học sinh không chỉ nắm
    được tri thức khoa học mà còn phát triển năng lực tư duy. Đồng thời rèn luyện kỹ
    năng, kĩ xảo địa kí và hình thành ở các em tính kiên trì, tự giác, tích cực, óc thẩm
    mỹ, . đây là những đức tính cần cho các em bước vào cuộc sống.
    Tuy nhiên trong thực tế dạy học địa lí tự nhiên ở trường trung học phổ thông
    (THPT), giáo viên thường gặp khó khăn trong việc giảng dạy những khái niệm, hiện
    tượng, quá trình thuộc về địa lí tự nhiên. Có những kiến thức trừu tượng, khó hình
    dung đối với học sinh như: (quá trình nội lực, ngoại lực), cấu trúc của các đối tượng
    rộng lớn (hệ mặt trời, cấu tạo khí quyển, cấu tạo bên trong trái đất); sự thay đổi của
    các đối tượng địa lí theo không gian và thời gian (hệ thống hải lưu); các hiện tượng
    phức tạp (vòng tuần hoàn của nước, sự hình thành các loại gió .). Hạn chế đó có thể
    được khắc phục nếu GV biết cách tạo biểu tượng địa lí trong dạy học.
    Vì vậy, đề tài “Tạo biểu tượng địa lí cho học sinh bằng phương tiện dạy học
    qua dạy học địa lí tự nhiên Việt Nam ở trường THPT” được nghiên cứu, góp phần
    định hướng cho giáo viên đổi mới trong việc tổ chức các hoạt động học tập nhằm
    tăng cường công tác độc lập, tính sáng tạo cho học sinh trong quá trình lĩnh hội tri
    thức. Phục vụ có hiệu quả cho công tác dạy học Địa lí THPT.
    2. Lịch sử nghiên cứu của đề tài
    Vai trò của CNTT đối với dạy học nói chung và dạy học Địa lý nói riêng
    ngày càng trở nên sâu sắc. Đã có nhiều công trình của các tác giả trong và ngoài
    nước nghiên cứu về việc ứng dụng phần mềm vào vào giảng dạy và học tập địa lý.
    Có thể kể đến đề tài của một số tác giả nước ngoài như :
    1. Đề án “Tin học cho mọi người” (Informatique pour tour) Pháp, 1970.
    2. Chương trình và phần mềm trung học được cung cấp bởi NSCU (National
    Sofware Cadination Unit) Austraylia, 1984.
    Đối với nước ta hiện nay việc ứng dụng CNTT vào dạy học địa lý cũng rất
    dược quan tâm.Trong những năm trở lại đây đã có nhiều công trình nghiên cứu:
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
    3
    1. Ứng dụng CNTT trong giáo dục. Hội thảo khoa học công nghệ (KHCN)
    Bộ Giáo dục và Đào tạo. 2001.
    2. Thiết kế bài giảng Địa lý ở nhà trường phổ thông. Nguyễn Trọng Phúc.
    Nhà xuất bản (NXB) đại học sư phạm (ĐHSP) Hà Nội. 2004.
    3. Thiết kế bài giảng Điạ lý ở nhà trường phổ thông có sử dụng Power Point
    và các phần mềm Địa lý. Nguyễn Trọng Phúc. Hội thảo Quốc tế về CNTT và TT.
    Bộ giáo dục đào tạo 2004.
    Ngoài ra còn nhiều các đề tài của các tác giả khác, cũng như những đề tài của
    các anh (chị) sinh viên trong các trường Đại học nghiên cứu ở những lĩnh có liên quan.
    Tuy vậy, những công trình nghiên cứu trên mới chỉ tập trung đến khía cạnh
    ứng dụng CNTT, cụ thể là việc sử dụng các phần mềm : Powerpoint, Flashplayer,
    Player Media
    Vấn đề nghiên cứu về quy trình kĩ thuật và phương pháp hình thành biểu
    tượng địa lí vẫn là một đề tài khá mới mẻ và còn nhiều điều cần được quan tâm.
    Thực tế chưa có một công nghiên cứu khoa học nào đi sâu vào tìm hiểu về vấn đề
    này một cách sâu sắc và toàn diện.
    Biểu tượng địa lí và con đường hình thành biểu tượng địa lí cũng đã được đề cập
    đến trong các tác phẩm về lý luận dạy học địa lí. Có thể kể đến các tác giả, tác phẩm:
    - Lý luận dạy học địa lí của Nguyễn Dược, Nguyễn Trọng Phúc – NXB
    ĐHSP Hà Nội. 2004.
    - Lý luận dạy học địa lí (phần đại cương) của Đặng Văn Đức, Nguyễn Thu
    Hằng – NXB ĐHSP Hà Nội.
    - Phương pháp dạy học địa lí 1 của Nguyễn Phương Liên – ĐHSP Thái
    Nguyên 2011.
    Tuy vậy, việc vận dụng các kiến thức lý luận, các kiến thức chung vê biểu
    tượng địa lí kết hợp với sử dụng phương tiện trực quan để hình thành cho học sinh
    các biểu tượng địa lí tự nhiên trong sách giáo khoa (SGK) ở trường THPT thì hầu
    như chưa có công trình nào đề cấp đến.
    Trên cơ sở tiếp thu kết quả nghiên cứu của các công trình nghiên cứu trước,
    tác giả luận văn mong muốn xây dựng được các biểu tượng địa lí hoàn chỉnh, trực
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
    4
    quan và có thể sử dụng hiệu quả cho việc giảng dạy Địa lý ở phổ thông và các cấp,
    bậc học khác.
    3. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
    3.1. Quan điểm nghiên cứu
    3.1.1. Quan điểm hệ thống
    Quá trình dạy học bao gồm những thành tố có quan hệ chặt chẽ với nhau trong
    một hệ thống, có cấu trúc nhất định và cùng vận động. Các thành tố đó là mục đích
    dạy học, nội dung dạy học, phương pháp và phương tiện dạy học, giáo viên và học
    sinh, môi trường dạy học, kinh tế địa phương Các yếu tố trên vận động, phát triển
    trong mối quan hệ biện chứng với nhau trong cùng một hệ thống. Trong đó, sự thay
    đổi thành phần này kéo theo sự thay đổi thành phần khác.
    Mục tiêu của dạy học hiện nay là trang bị cho HS khả năng độc lập, năng
    động, sáng tạo; do đó nội dung dạy học, phương pháp dạy học cũng phải thay đổi và
    cải tiến. Mục tiêu cải tiến các phương pháp dạy học hiện nay là nhằm phát huy vai
    trò chủ động của người học, giúp cho học sinh có động cơ, thái độ và phương pháp
    học tập đúng đắn. Khi lựa chọn phương pháp dạy học cần phải chú ý đến mục tiêu
    dạy học, nội dung dạy học, lứa tuổi, trình độ nhận thức của người học.
    Vận dụng quan điểm hệ thống để nhìn nhận vai trò, vị trí, chức năng của thực
    hành trong hệ thống các công việc dạy học, trong hệ thống các phương tiện dạy học,
    phương pháp dạy học và quá trình dạy học, thông qua đó tìm ra quy trình hợp lí để tổ
    chức các hoạt động nhận thức nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, đạt được
    mục tiêu giáo dục. Tác giả vận dụng quan điểm hệ thống để xem xét và phân tích hệ
    thống kiến thức, kỹ năng Địa lí theo từng chương trình, từng cấp học, trên cơ sở đó
    xác định được “cái biết” và“cái chưa biết”cho HS trong dạy học Địa lí tự nhiên Việt
    Nam lớp 12, nhằm tạo ra các “tình huống có vấn đề” để tích cực hoá các hoạt động
    chiếm lĩnh tri thức của HS. Giúp học sinh tìm tòi và giải quyết vấn đề nhanh nhất, có
    hiệu quả nhất.
    3.1.2. Quan điểm thầy thiết kế, trò thi công
    Đây là một quan điểm phù hợp với dạy học tích cực hiện nay. Thầy có nhiệm
    vụ thiết kế các hoạt động dạy học, người học có nhiệm vụ thực hiện và hoàn thành
    các thiết kế của giáo viên dưới sự hướng dẫn của người giáo viên. Kết quả là học
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
    5
    sinh đạt được mục tiêu học của mình. Điều này được giáo sư Hồ Ngọc Đại thể hiện
    qua sơ đồ sau:
    A a
    Trong đó A là nội dung bài học, a là sản phẩm mà học sinh lĩnh hội được. Giáo
    viên phải là người thiết kế A, từ đó hướng dẫn để trò thi công, đạt được sản phẩm
    của mình a. Tác giả vận dụng quan điểm này trong việc thiết kế các giáo án thực
    nghiệm, các bài giảng.
    3.1.3 Quan điểm lịch sử
    Mọi sự vật, hiện tượng địa lí đều hình thành và phát triển trong một khoảng
    thời gian nhất định. Do đó, trong quá trình nghiên cứu đề tài không thể bỏ qua quan
    điểm lịch sử. Dựa trên quan điểm lịch sử, khi nghiên cứu vấn đề ta có thiết lập mối
    quan hệ hài hòa giữa các phương pháp truyền thống và hiện đại trong quá trình tạo
    biểu tượng địa lí cho học sinh.
    3.1.4. Quan điểm phát triển bền vững
    Trong xu thế hiện nay, với sự phát triển mạnh như vũ bão của CNTT thì khối
    lượng tri thức địa lí tăng nhanh chóng, việc giúp các em lĩnh hội và ghi nhớ tri thức
    địa lí một cách sâu sắc cần có sự hỗ trợ của phương tiện dạy học (PTDH) hiện đại
    và CNTT. Bởi vậy, sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại, giữa tư duy và sáng
    tạo, óc tưởng tượng phong phú và tìm tòi, học hỏi nghiên cứu là một trong những
    hoạt động hiệu quả trong việc dạy và học, đặc biệt trong môn địa lí-một môn học
    với những kiến thức luôn gắn liền với các hiện tượng tự nhiên, kinh tế, xã hội diễn
    ra xung quanh chúng ta. Thay bằng việc đưa ra những kiến thức địa lí khó khăn,
    khuôn mẫu, giáo viên đưa học sinh vào hoạt động tư duy sáng tạo bằng việc “tạo
    biểu tượng địa lí” để từ đó học sinh có thể ghi nhớ và tái tạo lại bằng trí tưởng
    tượng của mình sẽ phát huy tính tích cực, tự giác chủ động, sáng tạo của học sinh.
    Bồi dưỡng phương pháp tự học, rèn luyện kỹ năng, vận dụng kiến thức vào thực
    tiễn, mang lại hứng thú, sự say mê trong học tập cho học sinh. Đó chính là gốc rễ,
    vấn đề mang tính cốt lõi trong quá trình đổi mới phương pháp dạy và học hiện nay.
    3.1.5. Quan điểm tổng hợp
    Đối với môn địa lí, kiến thức bao gồm cả địa lí tự nhiên và địa lí kinh tế xã
    hội giúp các em vừa hiểu được các hiện tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội diễn ra
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
    6
    xung quanh, vừa giải thích được các hiện tượng, vừa tưởng tượng và xây dựng nên
    mô hình kết quả trong tương lai có vai trò vô cùng quan trọng, tạo cho các em vốn
    sống, vốn hiểu biết và tri thức khoa học sáng tạo. Quan điểm tổng hợp được sử
    dụng trong việc nghiên cứu mối quan hệ qua lại phức tạo giữa tự nhiên và kinh tế xã
    hội, giúp người học có cái nhìn tổng quan về các sự vật hiện tượng trong mối quan
    hệ giữa các kiến thức địa lí tự nhiên – địa lí kinh tế, phương pháp dạy học truyền
    thống và hiện đại.
    3.2. Phương pháp nghiên cứu
    3.2.1. Phương pháp thu thập tài liệu
    - Nghiên cứu các tài liệu về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách
    pháp luật của Nhà nước trong công tác giáo dục, các công trình nghiên cứu liên
    quan đến đề tài.
    - Nghiên cứu nội dung, chương trình SGK Địa lí.
    3.2.2. Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia
    Gặp gỡ và trao đổi với những chuyên gia về lĩnh vực mà đề tài nghiên cứu,
    lắng nghe sự tư vấn và giúp đỡ của các chuyên gia.
    3.2.3. Phương pháp phỏng vấn, điều tra
    Thiết kế và sử dụng phiếu điều tra, tìm hiểu tình hình ứng dụng tin học trong
    dạy học Địa lí. Kết quả điều tra là một trong số những cơ sở thực tiễn cho việc hình
    thành biểu tượng địa lí trong dạy học Địa lý tự nhiên Việt Nam ở trường phổ thông.
    3.2.4. Phương pháp thống kê toán học
    Các số liệu trong thực nghiệm sư phạm được xử lý thống kê bằng phần mềm
    Microsoft Excel, xác định các tham số đặc trưng mang tính khách quan.
    3.2.5. Phương pháp thực nghiệm
    Thực nghiệm sư phạm ở trường THPT nhằm kiểm chứng giả thuyết khoa học
    của đề tài.
    4. Mục tiêu của đề tài, nhiệm vụ nghiên cứu
    4.1. Mục tiêu của đề tài
    Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn của việc hình thành các biểu tượng
    địa lí, kết hợp với việc sử dụng các phương pháp, phương tiện dạy học hiện đại, đề
    tài xây dựng cho học sinh các biểu tượng địa lí tự nhiên qua dạy học Địa lí tự nhiên
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
    7
    Việt Nam làm cơ sở cho việc hình thành hệ thống các khái niệm địa lí - kiến thức cơ
    bản của mỗi tiết học.
    4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
    - Nghiên cứu cơ sở lí luận và thực tiễn của việc hình thành biểu tượng địa lí
    trong dạy học Địa lý tự nhiên Việt Nam ở trường phổ thông.
    - Nghiên cứu phương pháp hình thành biểu tượng địa lí trong dạy học Địa lý
    tự nhiên Việt Nam ở trường phổ thông.
    - Điều tra, khảo sát thực trạng việc hình thành biểu tượng địa lí trong dạy học
    Địa lý tự nhiên Việt Nam ở trường phổ thông.
    - Hình thành cho học sinh hệ thống các khái niệm địa lí tự nhiên
    - Thiết kế một số modun kiến thức minh họa
    - Thực nghiệm sư phạm.
    5. Phạm vi nghiên cứu
    Đề tài tập trung vào việc hình thành cho học các khái niệm địa lí tự nhiên
    trong giảng dạy Địa lí tự nhiên lớp 12 bằng các phần mềm ứng dụng.
    6. Cấu trúc đề tài
    Chương 1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc tạo biểu tượng địa lí cho
    học sinh bằng PTDH qua dạy học Địa lý tự nhiên Việt Nam ở trường THPT.
    Chương 2. Thiết kế và hình thành biểu tượng địa lí cho học sinh bằng PTDH
    qua dạy học Địa lý tự nhiên Việt Nam ở trường THPT.
    Chương 3. Thực nghiệm sư phạm.
    7. Những điểm mới và đóng góp của luận văn
    - Nghiên cứu về quy trình kĩ thuật và phương pháp hình thành biểu tượng
    địa lí
    - Vận dụng các kiến thức lý luận, các kiến thức chung vê biểu tượng địa lí
    kết hợp với sử dụng phương tiện trực quan để hình thành cho học sinh
    các biểu tượng địa lí tự nhiên trong SGK ở trường THPT thì hầu như
    chưa có công trình nào đề cấp đến.
    - Xây dựng được các biểu tượng địa lí hoàn chỉnh, trực quan và có thể sử
    dụng hiệu quả cho việc giảng dạy Địa lý ở phổ thông và các cấp, bậc học khác.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
    8
    - Xác lập hệ thống biểu tượng địa lí và nội dung thể hiện biểu tượng địa lí
    trong SGK Địa lí tự nhiên 12 THPT.
    - Hình thành biểu tượng địa lí và quy trình sử dụng biểu tượng địa lí theo
    hướng tích cực.
    - Xây dựng nguyên tắc và cơ sở để vận dụng biểu tượng địa lí trong dạy học
    Địa lí tự nhiên Việt nam THPT.
    - Vận dụng các phương pháp sử dụng biểu tượng địa lí theo hướng tích cực
    và việc tổ chức dạy thực nghiệm.
     
Đang tải...