Luận Văn Táng tục mộ chum ở Đông Nam Á

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    TÓM TẮT: Bài viết điểm lại những phát hiện về loại hình mộ táng bằng chum/vò ở các
    nước trong khu vực Đông Nam Á. Qua đó nêu lên những mối quan hệ, liên hệ trong không
    gian và thời gian của các văn hóa khảo cổ thời đại kim khí (khoảng từ 3000 đến 2000 năm
    cách ngày nay), bước đầu tìm hiểu ý nghĩa truyền thống của táng thức mộ chum ở Đông Nam
    Á. Táng thức này là một trong những đặc trưng cơ bản của văn hóa ĐNA thời tiền sử.
    Táng tục mộ chum là hiện tượng phổ
    biến của cư dân cổ nhiều nơi trên thế giới.
    Nguồn gốc xuất hiện của táng tục này ở
    các khu vực văn hóa và trong các cộng
    đồng cư dân không cùng một thời điểm
    lịch sử, nhưng sự phát triển của nó lại có
    quan hệ mật thiết với nhiều vấn đề về tín
    ngưỡng tôn giáo, về thế giới quan và về
    những đặc trưng văn hóa của từng khu vực
    nói riêng và toàn vùng nói chung.
    Từ thời kỳ tiền sử cho đến nay, Đông
    Nam Á là khu vực có những vấn đề địa lý
    – lịch sử – văn hóa liên quan chặt chẽ với
    nhau và có nhiều đóng góp quan trọng cho
    lịch sử loài người. Đặc biệt trong thời kim
    khí (gồm thời đại Đồng thau và thời đại đồ
    Sắt từ khoảng 4000 đến 2000 năm cách
    ngày nay) người ta dễ dàng nhận ra nhiều
    yếu tố văn hóa chung thể hiện sự thống
    nhất và cả những yếu tố văn hóa riêng –
    thể hiện tính đa dạng – trong mọi mặt đời
    sống vật chất và tinh thần của cư dân nơi
    đây. Một trong vô vàn yếu tố văn hóa
    chung đồng thời lại chứa đựng hàng loạt
    các đặc điểm riêng biệt đặc trưng cho từng
    văn hóa khảo cổ hay từng khu vực cụ thể ở
    Đông Nam Á là táng thức mộ chum. Táng
    thức mộ chum/vò là hình thức dùng những
    chum/vò bằng gốm đất nung để chôn
    nguyên thi thể người chết (hung táng),
    than tro hỏa táng hay cải táng di cốt. Cũng
    có thể trong chum/vò chỉ có đồ tùy táng mà
    không có di cốt hay than tro (mộ tượng
    trưng).
    Điểm qua các khu vực mộ chum ở
    Đông Nam Á trong thời kim khí.
    *Việt Nam: Táng thức mộ chum phân
    bố khá rộng rãi từ Bắc Trung bộ vào đến
    Nam bộ, trong các khu vực phân bố của
    văn hóa Sa Huỳnh ở miền Trung, văn hóa
    Đồng Nai ở miền Đông Nam bộ, văn hóa
    Lung Leng ở Tây Nguyên. Trên địa bàn
    Science & Technology Development, Vol 10, No.09 - 2007
    Trang 66
    văn hóa Đông Sơn mộ vò có mặt từ Nghệ
    Tĩnh đến Quảng Bình – khu vực tiếp giáp
    văn hóa Sa Huỳnh.
    Khu mộ chum được biết đến sớm nhất
    ở Việt Nam là di tích Sa Huỳnh thuộc tỉnh
    Quảng Ngãi, được người Pháp phát hiện và
    khai quật từ năm 1909. Văn hóa Sa Huỳnh
    phân bố trên các cồn cát ven biển từ Thừa
    Thiên – Huế vào đến Bình Thuận, phần lớn
    là những khu mộ táng chum/vò rộng lớn
    nhưng cũng có một số khu mộ nằm trong
    di chỉ cư trú ở vào giai đoạn sớm thuộc
    thời đại Đồng thau. Hầu hết mộ chum chôn
    đứng trên cùng một bình diện thành từng
    cụm sát nhau hay đơn lẻ từng mộ, không
    có hiện tượng mộ chôn chồng chất lên
    nhau. Chum gốm hình trụ hay hình trứng
    đều có nắp đậy cũng bằng gốm hình bán
    cầu hay hình nón cụt. Trong chum chứa
    đầy cát trắng và đồ tùy táng được xếp đặt
    có ý thức nhưng hầu như không có dấu vết
    di cốt hay than tro hỏa táng. Mặc dù có ý
    kiến cho rằng đây là những mộ hỏa táng
    nhưng theo đa số các nhà nghiên cứu, trừ
    một số ít mộ trẻ em chôn lần đầu, các di
    tích mộ chum trong văn hóa Sa Huỳnh có
    lẽ là loại hình mộ “tượng trưng” theo
    phong tục của dân cư ven biển.
    Các di tích mộ chum trong văn hóa
    Lung Leng cũng có đặc điểm tương tự
    nhưng các chum gốm thường chôn đứng
    với 2 chum úp miệng vào nhau, kích thước
    cũng nhỏ hơn chum/vò trong văn hóa Sa
    Huỳnh.
    Ở các di tích khu vực Cần Giờ (TP. Hồ
    Chí Minh) mộ chum phân bố trong di chỉ
    cư trú và cũng là nơi sản xuất đồ gốm. Mật
    độ mộ chum dày đặc và chôn chồng chất
    lên nhau nên có hiện tượng các ngôi mộ
    cắt phá nhau trên nhiều bình diện. Một số
    mộ chôn trong huyệt đất đất nằm cùng địa
    tầng với mộ chum. Mộ chum hình cầu
    không có nắp đậy, trong chum di cốt còn
    khá nguyên vẹn cho thấy sự phổ biến của
    tục hung táng, đồng thời cũng có mộ cải
    táng. Tại vùng đất đỏ bazan Xuân Lộc
    (Đồng Nai) có một cụm di tích mộ chum
    mà đặc điểm vừa giống văn hóa Sa Huỳnh,
    vừa giống khu vực Cần Giờ. Đồ tùy táng
    để cả trong và ngoài chum.
    Trong văn hóa Đông Sơn, mộ vò tồn
    tại cùng nhiều loại hình mộ táng khác như
    mộ huyệt đất, mộ thuyền, mộ lát đá
    thường là các vò táng úp miệng vào nhau
    và chôn nằm ngang, trong mộ không phát
    hiện được nhiều di cốt mà thường chỉ có
    một vài răng trẻ em.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...