Báo Cáo Tăng trưởng trong hệ thống khoa học phát triển kinh tế-xã hội

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    I. Tăng trưởng kinh tế và các nhân tố tác động đến tăng trưởng.
    1. Khái niệm về tăng trưởng kinh tế :
    Khái niệm: Tăng trưởng nói chung được dùng để chỉ sự lớn lên, tăng thêm về qui mô sản lượng của nền kinh tế trong một thời kì nhất định. Đó là kết quả được tạo ra bởi tất cả các hoạt đốngản xuất và dịch vụ trong nền kinh tế.
    Trên ý nghĩa đó,tăng trưởng kinh tế do hai nguồn tạo thành:
    - Sử dụng đầy đủ và có hiệu quả hơn các nguồn hiện
    - Nền kinh tế được bổ sung thêm các nguồn lực mới.
    Tuy nhiên, tăng trưởng kinh tế là vấn đề được xét trong dài hạn. Do đó các nhà kinh tế thường cho rằng tăng trưởng kinh tế chính là sự gia tăng của sản lượng tiềm năng , mức sản lượng tạo ra khi các nguồn lực được sử dụng đầy đủ. Theo quan niệm này chỉ trên cơ sở tăng thêm được năng lực sản xuất thì nền kinh tế mới có thể sản xuất ra mức sản lượng cao hơn so với trước. Nhưng sử dụng quan đIểm này đôi khi sẽ khó giải thích hiện tượng tăng trưởng ở các nước đang phát triển, nơi các nguồn lực còn chưa sử dụng đầy đủ. Việc sử dụng tốt và đầy đủ hơn các nguồn hiện có cũng là nguồn quan trọng để đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, ít nhất cũng là trong giai đoạn đầu của quá trình Công nghiệp hoávà hoà nhập vào thị trường thế giới cũng như khu vực.
    2. Mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển kinh tế:
    Phát triển kinh tế có thể hiểu là một quá trình lớn lên ( hay tăng thêm) về mọi mặt của nền kinh tế trong một thời kỳ nhất định, trong đó bao gồm cả sự tăng thêm về qui mô sản lượng và sự tiến bộ về cơ cấu Kinh Tế – Xã Hội.
    - Báo cáo về phát triển kinh tế thế giới 1992 “ phát triển và môi trường” khẳng định: “ Phát triển là nâng cao phúc lợi của nhân dân, nâng cao tiêu chuẩn sống và cảI tiến giáo dục , sức khoẻ và bình đẳng về cơ hội, là tất cả những thành phần cơ bản của phát triển kinh tế . Bảo đảm các quyền chính trị và công dân là mục tiêu phát triển rộng hơn.Tăng trưởng kinh tế là một cách cơ bản để có thể có được phát triển, nhưng bản thân nó chưa hoàn toàn phản ánh cho sự tiến bộ”
    Như vậy , định nghĩa trên đã cho thấy sự khác nhau giữa “ phát triển” và “ tăng trưởng”. Tăng trưởng chưa phải là phát triển, song tăng trưởng lại là một cách cơ bản để có được phát triển.
    - Mối quan hệ giữa tăng trưởng và phát triển có tính nhân quả : Tăng trưởng chưa phảI là phát triển ,nhưng tăng trưởng là tiền đề và là đIều kiện
    tiên quyết cho sự phát triển.
    - Phát triển một cách đúng đắn nhất cần phải là phát triển bền vững.
    - Các nước đang phát triển đang muốn đi nhanh trên con đường phát triển, song cần phải đặt trên khuôn khổ “ Phát triển bền vững” Thì mới không dẫn đến những hậu quả tiêu cực về Xã Hội và MôI Trường
     
Đang tải...