Thạc Sĩ Tăng trưởng kinh tế với vấn đề công bằng xã hội tại thị xã Bà Rịa

Thảo luận trong 'Thương Mại' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 19/3/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    17
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU 1
    Chương 1. NHỮNG LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ
    CÔNG BẰNG XÃ HỘI .6
    1.1. Tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội .6
    1.1.1. Tăng trưởng kinh tế, Phát triển kinh tế và Phát triển bền vững 6
    1.1.2. Bất bình đẳng xã hội và Công bằng xã hội .9
    1.2. Các tiêu chí đo lường tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội .12
    1.2.1. Các tiêu chí đo lường tăng trưởng kinh tế 12
    1.2.2. Các tiêu chí đo lường công bằng xã hội .13
    1.3. Các mô hình lựa chọn giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội 19
    1.3.1. Mô hình “Công bằng trước – Tăng trưởng sau” 20
    1.3.2. Mô hình “Tăng trưởng trước – Công bằng sau” 21
    1.3.3. Mô hình “Tăng trưởng đi đôi với Công bằng” .23
    1.4. Kinh nghiệm của một số nước giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng
    kinh tế và công bằng xã hội .24
    1.4.1. Trung Quốc .24
    1.4.2. Hàn Quốc 27
    1.4.3. Nhật Bản .29
    1.5. Những bài học kinh nghiệm rút ra về sự kết hợp giữa tăng trưởng kinh
    tế với công bằng xã hội 31
    1.5.1. Tăng trưởng kinh tế là cơ sở để thực hiện công bằng xã hội .31
    1.5.2. Tăng trưởng kinh tế đến đâu phải thực hiện ngay công bằng xã hội đến
    đấy 32
    1.5.3. Thực hiện công bằng xã hội phải dựa trên những thành quả của tăng
    trưởng kinh tế 321.5.4. Công bằng xã hội vừa là mục tiêu, vừa là động lực quan trọng nhằm
    đảm bảo tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững 33
    Tóm tắt chương 1 34
    Chương 2. THỰC TRẠNG VỀ SỰ KẾT HỢP TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ
    CÔNG BẰNG XÃ HỘI TẠI THỊ XÃ BÀ RỊA (1995 – 2009) 35
    2.1. KHÁI LƯỢC ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ-XÃ HỘI THỊ XÃ BÀ RỊA 35
    2.1.1. Về lĩnh vực kinh tế 35
    2.1.2. Về xã hội . 36
    2.1.3. Các chỉ số kinh tế - xã hội cơ bản của thị xã Bà Rịa . 37
    2.2. Tăng trưởng kinh tế của thị xã Bà Rịa giai đoạn 1995-2009 . 38
    2.2.1. Tốc độ tăng trưởng GDP và GDP bình quân đầu người . 38
    2.2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế 39
    2.2.3. Vốn đầu tư phát triển . 43
    2.2.4. Tăng trưởng năng suất lao động xã hội 45
    2.3. Tác động của tăng trưởng kinh tế đến công bằng xã hội ở thị xã Bà Rịa
    (1995-2009) . 47
    2.3.1. Về lao động và việc làm 47
    2.3.2. Về giáo dục và đào tạo 48
    2.3.3. Về y tế . 50
    2.3.4. Về xóa đói – giảm nghèo và an sinh xã hội 51
    2.3.5. Về cơ sở hạ tầng và đô thị hóa . 53
    2.4. Những yếu kém trong việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công
    bằng xã hội tại thị xã Bà Rịa giai đoạn 1995-2009 . 55
    2.4.1. Tăng trưởng kinh tế còn dưới mức tiềm năng 55
    2.4.2. Thực hiện công bằng xã hội còn bất cập, độ bao phủ chưa rộng . 58
    Tóm tắt chương 2 61 Chương 3. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM
    KẾT HỢP GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI
    TẠI THỊ XÃ BÀ RỊA GIAI ĐOẠN 2010 - 2020 62
    3.1. Những quan điểm và định hướng của Đảng Cộng sản Việt Nam về kết
    hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội 62
    3.2. Định hướng và mục tiêu của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và thị xã Bà Rịa về
    tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội (2010 – 2020) 65
    3.2.1. Định hướng và mục tiêu của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 65
    3.2.2. Định hướng và mục tiêu của thị xã Bà Rịa . 66
    3.3. Những giải pháp cơ bản nhằm kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công
    bằng xã hội tại Thị xã Bà Rịa trong giai đoạn 2010 - 2020 68
    3.3.1. Duy trì tốc độ tăng trưởng GDP cao đồng thời nâng cao chất lượng tăng
    trưởng . 68
    3.3.2. Thực hiện công bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách
    phát triển . 73
    3.3.3. Nâng cao trách nhiệm, hiệu quả quản lý của các cơ quan công quyền và
    cán bộ-công chức 83
    Tóm tắt chương 3 85
    KẾT LUẬN 86
    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    PHỤ LỤC
    1

    MỞ ĐẦU
    1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
    Công cuộc đổi mới ở nước ta trong hơn hai thập kỷ qua đã đem lại
    những thành tựu to lớn và có ý nghĩa lịch sử, trong đó tốc độ tăng trưởng kinh
    tế thuộc loại khá cao so với mức tăng trưởng của các nước trong khu vực và
    trên thế giới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn thì đồng thời những đòi hỏi
    về công bằng xã hội cũng lớn hơn. Đây chính là vấn đề phức tạp đang đặt ra
    cho đất nước ta đúng như Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X đã
    chỉ rõ: “Lý luận chưa giải quyết được một số vấn đề của thực tiễn đổi mới và
    xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, đặc biệt là trong việc giải quyết các mối
    quan hệ giữa tốc độ tăng trưởng và chất lượng phát triển; giữa tăng trưởng
    kinh tế và thực hiện công bằng xã hội” [12; tr. 69].
    Thật vậy, giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng
    xã hội không phải là một vấn đề đơn giản. Trong thực tiễn đã có nhiều bằng
    chứng cho thấy sự đối lập giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội.
    Tăng trưởng thường làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng và không công
    bằng vì những người giàu sẽ được hưởng nhiều lợi ích hơn do tăng trưởng
    đem lại. Nếu lấy kết quả tăng trưởng để giải quyết vấn đề công bằng xã hội do
    chính tăng trưởng gây ra có thể sẽ làm giảm hoặc triệt tiêu các yếu tố kích
    thích tăng trưởng. Nhưng ngược lại, nếu không giải quyết vấn đề công bằng
    xã hội thì xã hội sẽ không ổn định và như vậy sẽ không thể có tăng trưởng bền
    vững. Dù sao đi nữa, thì sự lựa chọn khó khăn giữa tăng trưởng kinh tế và
    công bằng xã hội đã được Đảng ta khẳng định: “Thực hiện tiến bộ và công
    bằng xã hội ngay trong từng bước và từng chính sách phát triển” [12; tr. 77]
    và “ Kết hợp các mục tiêu kinh tế với các mục tiêu xã hội trong phạm vi cả
    nước, ở từng lĩnh vực, địa phương” [12; tr. 101]. 2

    Để kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội, chúng ta cần
    phải giải quyết hai vấn đề mấu chốt sau đây:
    Một là, làm thế nào để tận dụng những cơ hội do tăng trưởng kinh tế
    đem lại nhằm thực hiện công bằng xã hội?
    Hai là, làm thế nào để việc thực hiện công bằng xã hội sẽ tạo điều kiện
    tăng trưởng kinh tế cao và bền vững?
    Việc đưa ra các giải pháp cụ thể và phù hợp với cơ cấu đặc thù riêng của
    nước ta phải xuất phát từ thực tiễn sinh động ở từng địa phương, từ những
    kinh nghiệm đã có, những mô hình, lý thuyết và nghiên cứu khoa học về mối
    quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Vì vậy, việc nhận thức
    đúng bản chất mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội
    không chỉ có ý nghĩa về mặt nhận thức luận, về cơ sở khoa học thực tiễn mà
    vấn đề quan trọng hơn là tìm cho được những giải pháp phù hợp nhằm kết
    hợp tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội trong tình hình hiện nay ở nước
    ta nói chung và ở mỗi địa phương nói riêng. Đây cũng là lý do mà tôi chọn đề
    tài “Tăng trưởng kinh tế với vấn đề công bằng xã hội tại thị xã Bà Rịa”.
    2. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
    Đề tài tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội đã có nhiều công trình
    nghiên cứu, nhiều lý thuyết và mô hình về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh
    tế và công bằng xã hội, nhiều bài báo, hội thảo khoa học .v.v đề cập đến
    vấn đề này ở các khía cạnh cũng như cách tiếp cận khác nhau. Một số công
    trình nghiên cứu tiêu biểu ở Việt Nam hiện nay như: “Đặc trưng của nền kinh
    tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam” của GS.TS. Vũ Đình
    Bách-GS.TS. Trần Minh Đạo (đồng chủ biên); “Phân phối trong nền kinh tế
    thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” của GS. TS. Nguyễn Công Nghiệp
    (Chủ biên); sách chuyên khảo “Các mô hình tăng trưởng kinh tế” của 3

    PGS.TS. Trần Thọ Đạt; “Tăng trưởng kinh tế với vấn đề công bằng xã hội tại
    Thành Phố Hồ Chí Minh” của Phạm Mỹ Duyên (Luận văn Thạc sĩ kinh tế -
    năm 2006, Khoa kinh tế – ĐHQG. TP.HCM). Đặc biệt là các ấn phẩm, báo
    cáo khoa học, các bài viết của Ngân hàng thế giới (WB) , của Chương trình
    phát triển của Liên Hiệp quốc (UNDP), của Viện nghiên cứu quản lý kinh tế
    trung ương (CIEM) và của Viện kinh tế Thành Phố Hồ Chí Minh phân tích
    sâu về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội ở nước ta
    hiện nay có giá trị khoa học và thực tiễn.
    Tuy nhiên, cho đến nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách
    hoàn chỉnh và toàn diện về vấn đề kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với công
    bằng xã hội ở cấp quận, huyện, thị xã nói chung và ở thị xã Bà Rịa nói riêng
    với những số liệu, tài liệu được cập nhật đến năm 2009.
    3. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
    - Khái quát cơ sở lý luận về tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội; các
    tiêu chí đo lường tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội; nghiên cứu các mô
    hình lựa chọn giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội; kinh nghiệm của
    một số nước giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã
    hội và những bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam.
    - Phân tích và đánh giá một cách khách quan về thực trạng kết hợp giữa
    tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội tại thị xã Bà Rịa giai đoạn 1995 –
    2009, những thành tựu đạt được, những mặt hạn chế và những vấn đề đặt ra
    nhằm giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội tại
    thị xã Bà Rịa hiện nay.
    - Trên cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu mà rút ra những vấn đề
    mang tính phổ biến nhằm đề nghị các định hướng , giải pháp phù hợp trong 4

    việc kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế với công bằng xã hội tại thị xã Bà Rịa
    trong giai đoạn 2010 – 2020.
    4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
    Đối tượng nghiên cứu của luận văn được xác định là việc kết hợp giữa
    tăng trưởng kinh tế với vấn đề công bằng xã hội tại thị xã Bà Rịa .
    Giới hạn của đề tài về thời gian nghiên cứu là giai đoạn 1995 – 2009 (thị
    xã Bà Rịa mới thành lập và đi vào hoạt động chính thức từ ngày 15/8/1994).
    Phạm vi của đề tài sẽ trình bày mang tính khái quát những vấn đề lý luận
    và thực tiễn, chủ yếu là sự kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã
    hội tại thị xã Bà Rịa giai đoạn 1995 – 2009.
    5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN TÀI LIỆU
    5.1. Phương pháp nghiên cứu
    Luận văn sẽ vận dụng cách tiếp cận theo phương pháp duy vật biện
    chứng và duy vật lịch sử, vận dụng những quan điểm của Đảng ta về nền kinh
    tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, về phân phối và tái phân phối, về
    tăng trưởng kinh tế và các chính sách xã hội.
    Bên cạnh đó, luận văn còn sử dụng các phương pháp tiếp cận khác như :
    mô tả, phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chứng, thống kê để làm rõ thực
    trạng các mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội tại thị xã
    Bà Rịa.
    5.2. Nguồn tài liệu
    Ngoài những sách chuyên khảo, các giáo trình kinh tế, các nghị quyết
    của Đảng, tạp chí, báo cáo khoa học – hội thảo, các bài viết trên các phương
    tiện thông tin xoay quanh đề tài tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội. Tác
    giả sử dụng các báo cáo của Đảng bộ, HĐND và UBND thị xã Bà Rịa trong 5

    các nhiệm kỳ và hàng năm; các số liệu từ Niên giám thống kê tình hình kinh
    tế – xã hội tại thị xã Bà Rịa trong giai đoạn 1995 – 2009 của Phòng thống kê,
    Phòng Giáo dục, Trung tâm y tế, Ban chỉ đạo giảm nghèo Thị xã và của các
    phòng, ban có liên quan (như Tài chính – kế hoạch, Ban Bảo vệ chăm sóc sức
    khỏe bà mẹ trẻ em của Thị xã .v.v ).
    6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN
    Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu đã có, luận văn này sẽ góp phần :
    + Làm rõ những vấn đề kết hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã
    hội tại thực tế nghiên cứu (thị xã Bà Rịa).
    + Đề xuất các giải pháp phù hợp nhằm tìm kiếm một con đường phát
    triển cho đất nước ngày càng vững chắc và công bằng hơn trong bối cảnh toàn
    cầu hóa hiện nay, chủ yếu là việc kết hợp như thế nào giữa tăng trưởng kinh
    tế và công bằng xã hội ở nước ta nói chung và thị xã Bà Rịa nói riêng.
    + Là tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu, học tập cho sinh viên
    chuyên ngành kinh tế chính trị và kinh tế phát triển.
    7. KẾT CẤU CỦA LUẬN VĂN
    Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo;
    nội dung chính của luận văn bao gồm:
    - Chương 1: Những lý luận cơ bản về tăng trưởng kinh tế và công bằng
    xã hội.
    - Chương 2: Thực trạng về sự kết hợp tăng trưởng kinh tế và công bằng
    xã hội tại thị xã Bà Rịa giai đoạn 1995 – 2009.
    - Chương 3: Quan điểm, định hướng và những giải pháp cơ bản nhằm kết
    hợp giữa tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội tại thị xã
    Bà Rịa giai đoạn 2010 - 2020.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...