Luận Văn Tăng trưởng kinh tế với giảm nghèo trong quá trình đổi mới ở Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Công cuộc đổi mới được khởi xướng năm 1986 đã mang lại những thay đổi sâu sắc,
    nhiều mặt trong đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội ở nước ta, trong đó phải kể đến những
    thành tích về tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo. Nền kinh tế tăng trưởng ở mức cao trong
    suốt gần hai thập kỷ đã làm thay đổi tích cực đời sống của hàng triệu người dân. Từ một
    nước nông nghiệp, thiếu lương thực thường xuyên, Việt Nam đã vươn lên thành một trong
    những nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới. Môi trường đầu tư ngày càng được cải thiện
    cộng với các điều kiện tự nhiên và nguồn nhân lực thuận lợi và niềm tin về cơ hội tăng
    trưởng tốt đẹp ít nhất về trung hạn đã là một trong những nguyên nhân thu hút các nhà đầu
    tư nước ngoài vào Việt Nam. Một loạt chính sách cởi mở hơn đã tạo ra đà tăng trưởng khá
    khả quan trong tương lai cho Việt Nam. Việt Nam đã đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao,
    với mức tăng trưởng trung bình hàng năm trên 7% /năm.
    Công cuộc đổi mới không chỉ đạt được những thành tựu đáng khích lệ về tăng
    trưởng kinh tế mà còn đem lại những thành tích đầy ấn tượng về xóa đói giảm nghèo được
    ghi nhận rộng rãi. Dù xem xét dưới bất kỳ thước đo đói nghèo nào đi chăng nữa (chuẩn
    nghèo quốc gia hay chuẩn nghèo so sánh quốc tế) thì những gì đạt được trong công cuộc
    xóa đói giảm nghèo cũng là thực sự to lớn. Việt Nam đã được quốc tế đánh giá cao về các
    thành tựu đạt được trong tăng trưởng kinh tế và xóa đói giảm nghèo Tuy nhiên, nghèo đói
    ở Việt Nam vẫn còn đang phổ biến và là một vấn đề đầy bức xúc. Tình trạng chênh lệch
    giàu nghèo và sự phát triển không đồng đều giữa các vùng đang có chiều hướng gia tăng có
    thể gây ra những hậu quả xã hội tiêu cực khó lường. Tính chất của giai đoạn phát triển mới
    với sự gia tăng của các yếu tố thị trường song hành với việc đẩy nhanh tiến độ hội nhập
    kinh tế quốc tế, một mặt tạo ra những cơ hội mới đầy triển vọng cho sự phát triển chung
    cũng như công cuộc xoá đói, giảm nghèo nhưng mặt khác cũng tạo ra những rủi ro, thách
    thức mới.
    Những khó khăn và thách thức trên đòi hỏi Việt nam phải có những giải pháp hữu
    hiệu, đồng bộ để đồng thời đạt được cả 3 mục tiêu: tăng trưởng kinh tế, xoá đói giảm
    nghèo và duy trì sự công bằng xã hội mà trước hết là ngăn chặn nguy cơ gia tăng mức độ
    bất bình đẳng và chênh lệch phát triển giữa các vùng, giữa nông thôn và thành thị, giữa các
    nhóm xã hội và dân cư .
    Trong quá trình thực hiện đổi mới, nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn mới nảy sinh đã
    được Đảng ta nghiên cứu và giải quyết một cách sáng tạo, linh hoạt phù hợp với điệu kiện
    cụ thể ở nước ta. Tuy nhiên, thực tiễn cũng đã chỉ ra rằng còn nhiều vấn đề quan trọng về
    chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam cần tiếp tục được
    nghiên cứu, tổng kết từ thực tiễn để làm sáng tỏ, trong đó có vấn đề mối quan hệ giữa tăng
    trưởng kinh tế và giảm nghèo .
    Xuất phát từ tình hình thực tế đó, tác giả lựa chọn đề tài: “Tăng trưởng kinh tế với
    giảm nghèo trong quá trình đổi mới ở Việt Nam” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sỹ của
    mình.
    1
    2. Tình hình nghiên cứu
    Tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm.
    Trong kho tàng kinh điển Mác xít, vấn đề nghèo đã được Mác, ăngghen đề cập dưới
    góc độ kinh tế chính trị ở nhiều tác phẩm như: “ Bản thảo kinh tế-triết học năm 1844”,
    “Tình cảnh giai cấp công nhân ở Anh”, Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản”, “Lao động làm
    thuê và Tư bản”, bộ “ Tư bản” . Mác, ăngghen đã đề cập nhiều lần đến tình cảnh của
    người lao động làm thuê, đặc biệt vấn đề “lao động bị tha hóa”.
    Trong một số tác phẩm của mình, Lênin đã đề cập đến thực trạng của giai cấp công nhân
    và nông dân: “Gửi nông dân nghèo”, “Sự phát triển CNTB ở Nga”, “Những biến đổi mới về
    kinh tế trong đời sống nông dân”.
    Trong CNTB hiện đại, vấn đề tăng trưởng kinh tế và nghèo được đề cập ở nhiều tác
    phẩm của các tác giả khác nhau. Tiêu biểu là lý thuyết “Vòng luẩn quẩn và cú huých từ
    bên ngoài”dành cho các nước đang phát triển của P.A.Samuelson và lý thuyết “Cất cánh”
    của W.Rostow. Trong “kinh tế học” của P.A.Samuelson đã đề cập tới mối quan hệ giữa thu
    nhập và mức sống thể hiện qua sơ đồ đường cong Lorens.Trong kinh tế học của David
    Begg và trong “Kinh tế học công cộng” của Joreph E.Stiglitz đã đề cập đến vấn đề nghèo
    dưới góc độ kinh tế học phúc lợi.
    Kuznets (1955) đã đưa ra lý thuyết “chữ U ngược” về mối quan hệ giữa tăng trưởng
    kinh tế và bất bình đẳng.
    Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng nhấn mạnh rằng trên con đường đưa đất nước đến mục
    tiêu dân giàu, nước mạnh, chúng ta vẫn phải chấp nhận không phải mọi người đều có thể
    cùng một lúc giàu như nhau.
    Trong những năm gần đây có nhiều công trình và bài viết của các tác giả trong và
    ngoài nước nghiên cứu về tăng trưởng kinh tế và về nghèo đói ở Việt Nam.Nhìn chung,
    những công trình, bài viết về tăng trưởng kinh tế, nghèo đói trên đây đã đề cập dưới nhiều
    góc độ và khía cạnh khác nhau. Tuy nhiên, chưa có một công trình hay luận án nào nghiên
    cứu một cách hệ thống mối quan hệ tăng trưởng kinh tế với giảm nghèo trong thời kỳ đổi
    mới ở Việt nam dưới góc độ kinh tế chính trị. Vì vậy, tác giả thấy được rằng đây là vấn đề
    cần được nghiên cứu. Tiếp thu, kế thừa có chọn lọc các thành quả của các công trình khoa
    học và các tác giả đi trước, với hy vọng công trình luận án này có những đóng góp bước
    đầu vào việc nghiên cứu vấn đề: Tăng trưởng kinh tế với giảm nghèo trong quá trình đổi
    mới ở Việt Nam.
    3.Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
    Trên cơ sở hệ thống hóa lý luận và kinh nghiệm của một số nước trong việc giải
    quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo, luận án đánh giá thực trạng
    giải quyết mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giảm nghèo ở Việt Nam. Từ đó đề xuất
    những quan điểm và phương hướng và các giải pháp nhằm tăng tính đồng thuận giữa tăng
    trưởng kinh tế và giảm nghèo để thực hiện mục tiêu tăng trưởng và giảm nghèo bền vững ở
    Việt Nam.
    4. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
    2
    - Luận án đi sâu nghiên cứu vấn đề tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo ;Mối quan hệ,
    tác động giữa tăng trưởng kinh tế vơí giảm nghèo dưới góc độ kinh tế chính trị với tư cách
    là sự thể hiện quan hệ kinh tế xã hội
    - Luận án lấy mốc từ đổi mới kinh tế, nhất là từ năm 1991 đến nay khi lựa chọn, số
    liệu, phân tích và đánh giá thực trạng.
    - Dưới góc độ chuyên ngành kinh tế chính trị, những đánh giá và các giải pháp luận
    án đưa rachir ở tầm khái quát và vĩ mô là chủ yếu.
    5. Phương pháp nghiên cứu
    Luận án được thực hiện trên cơ sở vận dụng lý luận duy vật biện chứng và duy vật
    lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, những thành tựu của kinh tế học phát triển và kinh tế
    học hiện đại.
    Trong quá trình phân tích luận án vận dụng phương pháp tiếp cận lịch sử, phương
    pháp lô gíc biện chứng, phương pháp phân tích so sánh, phương pháp thống kê, phân tích
    tổng hợp.
    6. Những đóng góp khoa học của luận án
    Với kết quả đạt được trong quá trình nghiên cứu, luận án góp phần làm rõ thêm cơ
    sở lý luận của vấn đề tăng trưởng kinh tế, nghèo đói và mối quan hệ tác động qua lại giữa
    tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo, góp phần tìm ra những giải pháp hữu hiệu trong việc
    thực hiện tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo bền vững hiện nay.
    7. Kết cấu của luận án
    Ngoài phần Mở đầu, Nội dung, Kết luận và Danh mục các tài liệu tham khảo, luận
    án gồm 3 chương:
    Chương 1: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về tăng trưởng kinh tế vơí giảm nghèo
    Chương 2: Đánh giá việc thực hiện gắn mục tiêu tăng trưởng kinh tế với giảm nghèo
    ở Việt Nam từ năm 1986 đến nay
    chương 3: Phương hướng và giải pháp chủ yếu để kết hợp tăng trưởng kinh tế với
    giảm nghèo ở Việt Nam từ nay đến năm 2020
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...