Tiểu Luận Tăng trưởng kinh tế gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC


    Chương 1: TÌM HIỂU VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ - TIẾN BỘ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI 3

    1.1 Tăng trưởng kinh tế 3

    1.1.1 Khái niệm 3

    1.1.2 Các chỉ tiêu đo lường tăng trưởng kinh tế 4

    1.1.3 Các quan điểm về tăng trưởng kinh tế 4

    1.2. Tiến bộ xã hội 5

    1.2.1 Khái niệm 5

    1.2.2 Các tiêu chí đánh giá tiến bộ xã hội 5

    1.3. Công bằng xã hội 6

    1.3.1. Khái niệm 6

    1.3.2. Các thước đo về công bằng xã hội 7

    1.3.3. Một số con số và bình luận 12

    Chương 2: MỐI QUAN HỆ GIỮA TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ VỚI TIẾN BỘ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI 22

    2.1 Lý luận chung về mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội 22

    2.2 Quan điểm của Đảng và Nhà Nước 23

    Chương 3: THỰC TIỄN VẤN ĐỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ GẮN LIỀN VỚI TIẾN BỘ VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI TẠI NƯỚC TA HIỆN NAY 27

    3.1 Những thành tựu đạt được 27

    3.2 Những vấn đề còn tồn tại 30

    3.3 Giải pháp góp phần hoàn thiện hơn nữa mục tiêu gắn liền tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội 32

    Tài liệu tham khảo 37


    Chương 1

    TÌM HIỂU VỀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ - TIẾN BỘ

    VÀ CÔNG BẰNG XÃ HỘI

    1.1 Tăng trưởng kinh tế

    1.1.1 Khái niệm

    Tăng trưởng kinh tế là sự gia tăng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản lượng quốc gia (GNP) hoặc quy mô sản lượng quốc gia tính bình quân trên đầu người (PCI) trong một thời gian nhất định. Sự tăng trưởng kinh tế là quá trình ổn định mà theo đó năng lực có hiệu quả của nền kinh tế nâng dần theo thời gian dẫn đến mức tăng của sản lượng và thu nhập quốc dân. Tăng trưởng kinh tế thể hiện sự thay đổi về lượng của nền kinh tế. Tuy vậy ở một số quốc gia, mức độ bất bình đẳng kinh tế tương đối cao nên mặc dù thu nhập bình quân đầu người cao nhưng nhiều người dân vẫn sống trong tình trạng nghèo khổ.

    Qui mô của một nền kinh tế thể hiện bằng tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc tổng sản phẩm quốc gia (GNP), hoặc tổng sản phẩm bình quân đầu người hoặc thu nhập bình quân đầu người (PCI).

    Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Products, GDP) hay tổng sản phẩm trong nước là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất, tạo ra trong phạm vi một nền kinh tế trong một thời gian nhất định (thường là một năm tài chính).

    Tổng sản phẩm quốc gia (Gross National Products, GNP) là giá trị tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được tạo ra bởi công dân một nước trong một thời gian nhất định (thường là một năm). Tổng sản phẩm quốc dân bằng tổng sản phẩm quốc nội cộng với thu nhập ròng.

    Tổng sản phẩm bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc nội chia cho dân số. Tổng thu nhập bình quân đầu người là tổng sản phẩm quốc dân chia cho dân số.

    Phát triển kinh tế mang nội hàm rộng hơn tăng trưởng kinh tế. Nó bao gồm tăng trưởng kinh tế cùng với những thay đổi về chất của nền kinh tế (như phúc lợi xã hội, tuổi thọ, v.v.) và những thay đổi về cơ cấu kinh tế (giảm tỷ trọng của khu vực sơ khai, tăng tỷ trọng của khu vực chế tạo và dịch vụ). Phát triển kinh tế là một quá trình hoàn thiện về mọi mặt của nền kinh tế bao gồm kinh tế, xã hội, môi trường, thể chế trong một thời gian nhất định nhằm đảm bảo rằng GDP cao hơn đồng nghĩa với mức độ hạnh phúc hơn. Như vậy, có thể nói phát triển kinh tế bền vững bao hàm cả việc đảm bảo tăng trưởng kinh tế phải luôn gắn liền với tiến bộ và công bằng xã hội.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...