Luận Văn Tăng trưởng giảm nghèo

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài

    Trong những năm vừa qua, nền kinh tế Việt Nam đã và đang tăng trưởng với tốc

    độ rất cao. Sự tăng trưởng của nền kinh tế đã làm giảm đáng kể tình trạng nghèo

    đói (giảm tỷ lệ đói nghèo từ 58% năm 1993 xuống còn 19.5% vào năm 2004, rồi

    16% năm 2006), tỷ lệ số người quá nghèo ( theo tiêu chí thiếu lương thực) giảm từ

    25% xuống còn 11% vào năm 1993 và năm 2000. Cuộc sống của người dân nói

    chung cũng có những cái thiện đáng kể.

    Mặc dù vậy, sự phát triển này không đồng đều, sự tăng lên của thu nhập không

    đồng nhất và sự bất bình đẳng về thu nhập ngày càng tăng. Khoảng cách chênh lệch

    giữa nông thôn và thành thị, giữa người Kinh và người dân tộc thiểu số ngày càng

    nới rộng. Điều này đã làm giảm đáng kế chất lượng và hiệu quả của đường lối tăng

    trưởng giảm nghèo mà Việt Nam đang theo đuổi.

    Hiểu và trăn trở với thực trạng đó, đề tài đi sâu nghiên cứu thực trạng thực hiện

    mục tiêu tăng trưởng giảm nghèo ở Việt Nam, trong đó đặc biệt chú trọng đến bất

    bình đẳng thu nhập giữa người giàu và người nghèo, giữa người Kinh và người dân

    tộc thiểu số và giữa các vùng trên toàn quốc.

    Hy vọng nghiên cứu có thể đóng góp một phần vào việc thúc đẩy quá trình tăng

    trưởng giảm nghèo ở Việt Nam

    2. Mục tiêu nghiên cứu

    Mục tiêu tổng quát

    2.1.

    Nghiên cứu được thực hiện với mục đích đem đến được một cái nhìn tổng quan

    về tăng trưởng và giảm nghèo ở Việt Nam, từ đó đưa ra được một số giải pháp

    nhằm nâng cao chất lượng tăng trưởng giảm nghèo.

    Mục tiêu cụ thể

    2.2.

    Mục tiêu cụ thể của nghiên cứu là trả lời được những câu hỏi sau:

    - Tăng trưởng giảm nghèo là gi? Tại sao phải hướng tới mục tiêu tăng trưởng

    giảm nghèo?

    - Thực trạng đói nghèo thay đổi như thế nào trong bối cảnh có tăng trưởng

    kinh tế tại Việt Nam?

    - Các yếu tố nào làm hạn chế tăng trưởng hướng tới giảm nghèo tại Việt Nam?

    - Phương hướng và giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng giảm nghèo Viêt

    Nam là như thế nào?

    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

    Đối tượng nghiên cứu

    3.1.

    - Người nghèo ở Việt Nam và tác động của tăng trưởng đối với họ

    - Khả năng tham gia vào quá trình tạo nên và hưởng lợi từ tăng trưởng của

    người nghèo Việt Nam.

    - Các thành phần tham gia vào quá trình thực hiện mục tiêu tăng trưởng giảm

    nghèo tại Việt Nam

    + Chính phủ và hệ thống chính sách và chi tiêu công của chính phủ

    + Các tổ chức tài chính vi mô hỗ trợ tín dụng cho người nghèo

    + Những người, tổ chức và cơ quan thực hiện công tác xóa đói giảm nghèo

    Phạm vi nghiên cứu

    3.2.

    - Nội dung nghiên cứu:

    Đề tài nghiên cứu các nội dung về tăng trưởng giảm nghèo, các yếu tố làm hạn

    chế tăng trưởng giảm nghèo và giải pháp nhằm thúc đẩy tăng trưởng giảm nghèo

    tại Việt Nam

    - Không gian nghiên cứu:

    Đề tài nghiên cứu chất lượng tăng trưởng và giảm nghèo tại Việt Nam.

    Đề tài nghiên cứu thực trạng công tác xóa đói giảm nghèo của Viêt Nam trong

    giai đoạn có tăng trưởng kinh tế từ sau Đổi mới đến nay, đặc biệt là từ năm 1990

    đến năm 2006.

    4. Phương pháp nghiên cứu

    Để nghiên cứu các nội dung trên, đề tài sử dụng các phương pháp nghiên cứu

    chủ yếu sau:

    - Phương pháp và phân tích thu thập thông tin thứ cấp

    - Phương pháp diễn dịch, quy nạp, phân tích - tổng hợp để hệ thống hoá các

    vấn đề lý luận cũng như đánh giá về thực trạng của tăng trưởng giảm nghèo

    ở Việt Nam.

    5. Kết cấu đề tài nghiên cứu

    Bài nghiên cứu được kết cấu gồm 4 chương, mỗi chương lần lượt trả lời 4 câu

    hỏi được nêu ở phần 2.2.2. Mục tiêu cụ thể.

    Mỗi chương gồm có ba phần: phần mở đầu – giới thiệu chung về nội dung,

    nhiệm vụ của chương và mối quan hệ giữa nó với các chương khác trong toàn bài

    nghiên cứu, phần nội dung chính của chương và phần tóm tắt cuối chương.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...