Báo Cáo Tăng trưởng của một số nền kinh tế chủ chốt nửa đầu năm 2010 và triển vọng cuối năm

Thảo luận trong 'Ngân Hàng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Bài viết này trình bày động thái tăng trưởng của các nền kinh tế chủ chốt dẫn dắt tăng trưởng kinh tế thế giới nửa đầu năm 2010, kế tiếp sau sự phục hồi mạnh mẽ sau khủng hoảng trong năm 2008 và nửa đầu 2009. Qua đó, những yếu tố tác động đến những động thái tăng trưởng đó sẽ được nhận diện. Bằng cách này, chúng ta có thể rút ra những nhận định cơ bản về tình hình tổng quát đối với tăng trưởng của kinh tế thế giới trong nửa đầu năm 2010 và triển vọng của nó trong nửa còn lại của năm.


    Do đó, bài viết không đi sâu phân tích các vấn đề như khủng hoảng nợ Hy lạp, hay bong bóng bất động sản ở Trung Quốc, hay các chính sách kính thích hay kiềm chế tăng tưởng ở các nước.


    Kinh tế Mỹ phục hồi nhưng chưa chắc chắn




    Quý I/2010 tăng trưởng GDP của Mỹ (sau khi cập nhật) đạt mức 3,7%, giảm so với mức 5% của quý IV/2009 (xem Biểu đồ 1). Bước sang quý II/2010 mức tăng trưởng tiếp tục giảm và chỉ đạt mức 2,4%, mức này thấp hơn dự báo của các nhà kinh tế là 2,5%.1 Vấn đề có thể từ cuộc khủng hoảng châu Âu. Ông Bernanke cho rằng cuộc khủng hoảng ở châu Âu đã khiến các nhà đầu tư đã rút hàng nghìn tỉ khỏi các qũy đầu tư mạo hiểm, làm cho thị trường chứng khoán sụt giảm. Mặt khác, các ngân hàng càng trở nên ngại cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ vay.2 Điều này làm chậm lại sự phục hồi, và duy trì nạn thất nghiệp cao
    9,5% và giảm rất chậm.








    1 http://money.cnn.com/2010/07/30/news/economy/gdp/index.htm, "US recovery sputters"


    2 /www.csmonitor.com, 22/7/2010, "Ben Bernanke sees uncertainty. Businesses report growth."

    Biểu đồ 1 : Tăng trưởng GDP của Mỹ









    Nguồn : http ://money.cnn.com/2010/07/30/news/economy/gdp/index.htm


    Nhìn vào chỉ số Ted-spread đo lường mức độ rủi ro và khan hiếm tín dụng thì chỉ số này đã tăng lên tới 50 điểm trong thời điểm căng thẳng ở châu Âu, từ mức trung bình khoảng 20 điểm trước đó. Chỉ số này phải ở mức trong khoảng từ 10 đến 20 điểm mới cho thấy tình trạng bình thường trên thị trường tiền tệ. Điều này trùng khớp với nhận định ở trên của ông Bernanke. Chính sự rút vốn khỏi các qũy đầu tư mạo hiểm và sự e dè trong cho vay của các ngân hàng là nguyên nhân đẩy chỉ số này lên cao như vậy. Mặc dù những ngày gần đây chỉ số này đã giảm bớt nhưng vẫn ở mức 30 điểm, vượt khá xa so với mức điểm bình thường (xem biểu đồ 2).


    Biểu đồ 2 : Chỉ số Ted-Spread trong một năm qua









    Nguồn : www.bloomberg.com/apps/quote?ticker=.TEDSP :IND

    Sự rắc rối ở châu Âu làm cho đồng đôla lên giá mạnh so với euro, làm cho xuất khẩu của Mỹ bị ảnh hưởng trong khi tiêu dùng nội địa vẫn bị hạn chế bởi tình trạng thất nghiệp cao làm cho tăng trưởng của Mỹ không khỏi bị ảnh hưởng.


    Mặt khác thị trường nhà ở không cho thấy khuynh hướng tăng trưởng rõ rệt, dường như có dấu hiệu đi ngang. Các chỉ số như bán nhà đã xây, bán nhà mới xây, xây dựng nhà mới, hay cấp phép xây mới thường xen kẽ trái ngược nhau. Vấn đề ở đây là nạn thất nghiệp cao làm giới hạn khả năng tăng trưởng của thị trường nhà ở. Trong khi đó thị trường nhà ở Mỹ chính là nơi thể hiện rõ rất nền kinh tế sẽ phục hồi như thế nào. Ông Bernanke đã từng nói chừng nào thị trường nhà ở chưa ổn định và phục hổi chắc chắn thì đừng nghĩ đến phục hồi kinh tế chắc chắn được.


    Ông Bernanke cho biết sự tác động đến tăng trưởng từ khu vực tài chính trong thời gian gần đây là không rõ rệt. Điều này cũng cơ thể suy ra rằng khu vực tài chính Mỹ không phải là vấn đề đối với tăng trưởng ở Mỹ trong thời điểm hiện tại.


    Thậm chí, có một vài dấu hiệu cho thấy Mỹ có thể phải đối mặt với tình trạng giảm phát trong thời gian tới. Tiêu dùng cá nhân trong quý II chỉ tăng vừa phải ở mức 1,6%, giảm so với mức 1,9% trong quý I.3 Nếu tình hình không mấy sáng sủa trong những tháng tới, người dân Mỹ có thể tiếp tục cắt giảm chi tiêu, tăng tiết kiệm để phòng thân, một kinh nghiệm rút ra từ cuộc khủng hoảng vừa rồi.


    Như vậy, thất nghiệp cao ảnh hưởng đến thị trường nhà ở, đến tiêu dùng nội địa Mỹ. Đó là hai yếu tố xương sống của sự phục hồi kinh tế Mỹ hiện nay. Và để giảm được thất nghiệp, rồi từ đó làm thị trường nhà ở tốt lên, và tăng được tiêu dùng cá nhân, thì tăng trưởng phải được duy trì. Tuy nhiên, như đã thấy, sự tăng trưởng dường như đang bị tác động bởi khủng hoảng ở châu Âu.


    Nói tóm lại, những biện pháp kích thích kinh tế không còn mạnh mẽ cộng với những rắc rối từ châu Âu là nguyên nhân chính của giảm sút tăng trưởng ở Mỹ. Chính phủ Mỹ do đó đã nghĩ tới khả năng có thêm một số kích thích mới. Có lẽ những kích thích này là nhằm bù lại những xung lực bị mất từ phía châu Âu. Tuy nhiên, với tình hình ở châu Âu hiện nay thì còn sớm để đưa ra quyết định này. Vì trong thời gian tới, nếu châu Âu ổn định được thì
    cũng không cần. Tóm lại nên chờ thêm tín hiệu từ châu Âu.
     
Đang tải...