Thạc Sĩ Tang thức của người Việt Bắc bộ là tín đồ Phật giáo và Công giáo

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/6/14.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    [TABLE]
    [TR]
    [TD]MỤC LỤC
    [/TD]
    [TD]Trang
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Trang phụ bìa
    [/TD]
    [TD]i
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Lời cam đoan
    [/TD]
    [TD]ii
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Mục lục
    [/TD]
    [TD]iii
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Danh mục các chữ viết tắt
    [/TD]
    [TD]iv
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Danh mục các bảng
    [/TD]
    [TD]vi
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]MỞ ĐẦU
    [/TD]
    [TD]1
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 1. TỔNG QUAN
    [/TD]
    [TD]8
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.1. Tổng quan các nguồn tư liệu, tài liệu
    [/TD]
    [TD]8
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
    [/TD]
    [TD]14
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.3. Khung phân tích lý thuyết
    [/TD]
    [TD]26
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.4. Một số khái niệm cơ bản sử dụng trong luận án
    [/TD]
    [TD]34
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.5. Vài nét về tín đồ Phật giáo và Công giáo người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ
    [/TD]
    [TD]37
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 2. QUAN NIỆM VỀ TANG THỨC CỦA TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO VÀ CÔNG GIÁO NGƯỜI VIỆT Ở BẮC BỘ
    [/TD]
    [TD]43
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1.Quan niệm về cái chết và sự tồn tại của con người sau khi chết
    [/TD]
    [TD]43
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2. Quan niệm về thế giới sau khi chết
    [/TD]
    [TD]62
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.3. Tiểu kết chương 2
    [/TD]
    [TD]72
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 3. TANG THỨC HIỆN NAY CỦA TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO VÀ CÔNG GIÁO NGƯỜI VIỆT Ở BẮC BỘ
    [/TD]
    [TD]74
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.1. Tang thức truyền thống của người Việt ở Bắc bộ
    [/TD]
    [TD]74
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2. Tang thức hiện nay của tín đồ Phật giáo người Việt ở Bắc bộ
    [/TD]
    [TD]87
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.3. Tang thức hiện nay của tín đồ Công giáo người Việt ở Bắc bộ
    [/TD]
    [TD]97
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.4 Tiểu kết chương 3
    [/TD]
    [TD]110
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 4. NHẬN ĐỊNH VÀ KHUYẾN NGHỊ RÚT RA TỪ TANG THỨC HIỆN NAY CỦA TÍN ĐỒ PHẬT GIÁO VÀ CÔNG GIÁO NGƯỜI VIỆT Ở BẮC BỘ
    [/TD]
    [TD]112
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.1 Nhận định rút ra từ tang thức hiện nay của tín đồ Phật giáo và Công giáo
    [/TD]
    [TD]112
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.2. Môt số khuyến nghị đối với tang thức hiện nay của là tín đồ Phật giáo và Công giáo
    [/TD]
    [TD]120
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4.3 Tiểu kết chương 4
    [/TD]
    [TD]141
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]KẾT LUẬN
    [/TD]
    [TD]143
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ
    [/TD]
    [TD]147
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]TÀI LIỆU THAM KHẢO
    [/TD]
    [TD]148
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]PHỤ LỤC
    [/TD]
    [TD]158
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


    [TABLE]
    [TR]
    [TD]CTQG
    [/TD]
    [TD]Chính trị quốc gia
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]GHPGVN
    [/TD]
    [TD]Giáo hội Phật giáo ViệtNam
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]HN
    [/TD]
    [TD]Hà Nội
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]KHXH & NV
    [/TD]
    [TD]Khoa học Xã hội và Nhân văn
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]KT
    [/TD]
    [TD]Kinh Thánh
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Nxb
    [/TD]
    [TD]Nhà xuất bản
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]NCTG
    [/TD]
    [TD]Nghiên cứu tôn giáo
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]VHTT
    [/TD]
    [TD]Văn hóa thông tin
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]TLĐD
    [/TD]
    [TD]Tư liệu điền dã
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

















    DANH MỤC CÁC BẢNG TRONG LUẬN ÁN

    [TABLE]
    [TR]
    [TD]STT
    [/TD]
    [TD]TÊN BẢNG
    [/TD]
    [TD]Trang
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1
    [/TD]
    [TD]Bảng 2.1 Quan niệm của người Việt về linh hồn và sự ảnh hưởng của linh hồn
    [/TD]
    [TD]50
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2
    [/TD]
    [TD]Bảng 2.2. Quan niệm về linh hồn và phục sinh của Công giáo
    [/TD]
    [TD]61
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3
    [/TD]
    [TD]Bảng 3.1 Việc làm khi gia đình người Việt có người lâm chung
    [/TD]
    [TD]75
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4
    [/TD]
    [TD]Bảng 3.2. Các nghi thức cử hành sau lễ tang của người Việt
    [/TD]
    [TD]86
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]5
    [/TD]
    [TD]Bảng 3.3 .Thời gian bắt đầu nghi thức phát tang của tín đồ Phật giáo
    [/TD]
    [TD]91
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]6
    [/TD]
    [TD]Bảng3.4 Các nghi thức cử hành sau lễ tang của tín đồ Phật giáo
    [/TD]
    [TD]95
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]7
    [/TD]
    [TD]Bảng 3.5 - Việc làm khi có người lâm chung trong gia đình tín đồ Công giáo
    [/TD]
    [TD]100
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]8
    [/TD]
    [TD]Bảng 3.6 - Các nghị thức sau lễ tang của tín đồ Công giáo
    [/TD]
    [TD]108
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]9
    [/TD]
    [TD]Bảng 4.1 - Lễ cầu siêu cho người thân đã mất của tín đồ Phật giáo
    [/TD]
    [TD]124
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]10
    [/TD]
    [TD]Bảng 4.2 - Lễ cầu siêu của người Việt không theo tôn giáo
    [/TD]
    [TD]126
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]11
    [/TD]
    [TD]Bảng 4.3 Tần suất dùng vàng mã của người Việt nói chung
    [/TD]
    [TD]129
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]12
    [/TD]
    [TD]Bảng 4.4- Các thời điểm dùng vàng mã của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ
    [/TD]
    [TD]130
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]13
    [/TD]
    [TD]Bảng 4.5 - Các hình thức táng hiện nay của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ
    [/TD]
    [TD]133
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]14
    [/TD]
    [TD]Bảng 4.6 Hình thức xây lăng mộ của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ
    [/TD]
    [TD]137
    [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]15
    [/TD]
    [TD]Bảng 4.7- Qui mô tổ chức ăn uống trong tang lễ hiện nay của người Việt ở đồng bằng Bắc bộ
    [/TD]
    [TD]139
    [/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]


    MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Bàn đến cái chết là một trong những vấn đề cơ bản của tôn giáo. Có thể nói, tôn giáo không quên bàn đến sự sống và mục đích sống của con người nhưng tôn giáo nhắc đến sự sống như một giai đoạn tồn tại ngắn ngủi để chuyển tiếp sang sự “tồn tại” vĩnh hằng sau khi chết ở những nơi gọi là “Thiên đàng”, cõi “Cực lạc” . Điều này dẫn tới những quan niệm khác nhau về sống - chết, linh hồn – thể xác, tái sinh – luân hồi . trong các nhóm xã hội.
    Những vấn đề về sống và chết, cuộc sống ở kiếp sau luôn là vấn đề mà con người quan tâm. Cái chết và sự trăn trở suy nghĩ về nó không chỉ là vấn đề của riêng ai mà là vấn đề của nhân loại. Nó là khởi đầu cho những ý niệm về tôn giáo và triết học sơ khai, là căn nguyên cho việc xuất hiện các nghi thức thờ cúng, ma chay.
    Xuất phát từ niềm tin vào cái Thiêng, các tôn giáo đã đưa ra những quan niệm và cách kiến giải khác nhau về cái chết và thế giới sau khi chết. Trên cơ sở nhận thức về cái chết, các tôn giáo đã quy phạm hóa thành các nghi thức tang ma. Vì vậy, tín đồ của mỗi tôn giáo sẽ có các cách thức tổ chức tang ma riêng.
    Ở Bắc bộ Việt Nam, đặc biệt vùng đồng bằng, dân cư chủ yếu là người Việt. Xét về tôn giáo, so với các vùng khác, đây cũng là nơi có số lượng tín đồ Phật giáo và Công giáo đông nhất. Bên cạnh đó, đại bộ phận người Việt ở Bắc bộ nói chung, vùng đồng bằng nói riêng theo tín ngưỡng bản địa. Người Việt ở Bắc bộ mang tâm lý tôn giáo sâu sắc. Trong đời sống sinh hoạt cộng đồng, xuất phát từ niềm tin tôn giáo khác nhau nên trong cùng một dạng thức sinh hoạt văn hóa tang ma nhưng mỗi nhóm người Việt ở đây có cách thức tổ chức nghi lễ riêng. Điều đó làm nên sự khác biệt trong tang thức của tín đồ Phật giáo và Công giáo so với tang thức truyền thống của người Việt theo tín ngưỡng bản địa. Đặc biệt, đó là sự khác biệt giữa tang thức của tín đồ Phật giáo với tang thức của tín đồ Công giáo.
    Vậy nhận thức về cái chết và quy phạm hóa cái chết qua các nghi thức lễ tang của bộ phận tín đồ Phật giáo và tín đồ Công giáo người Việt ở Bắc bộ như thế nào? Trong tang thức của tín đồ Phật giáo và tín đồ Công giáo, những nội dung nào nằm ngoài chủ trương của Phật giáo và Công giáo? Những tác động nào của xã hội vào tín đồ Phật giáo và tín đồ Công giáo? Điểm giống và khác trong quan niệm về cái chết, nghi thức lễ tang giữa Phật giáo và Công giáo là gì? So với tang thức truyền thống của người Việt, tang thức của bộ phận tín đồ Phật giáo và tín đồ Công giáo người Việt có điểm gì giống và khác? Xét cả góc độ nhân sinh và thần học, tang thức của người Việt hiện nay nên tổ chức như thế nào mới thực sự chuẩn xác? Có cần thống nhất một số qui định về tang thức cho các nhóm dân cư (tín đồ Phật giáo, tín đồ Công giáo, người Việt không theo tôn giáo) hay không? Đây chính là một loạt câu hỏi mang ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc.
    Thứ nhất, ở Việt Nam nói chung, khu vực Bắc bộ nói riêng, Phật giáo và Công giáo có ảnh hưởng sâu rộng đến văn hóa, xã hội và chính trị trên cả hai phương diện tích cực và tiêu cực. Nghiên cứu thấu đáo ảnh hưởng của Phật giáo và Công giáo trên lĩnh vực tang thức của người Việt sẽ thấy rõ ràng hơn những mặt tích cực và hạn chế của các tôn giáo. Điều đó giúp cho xã hội xóa đi những mặc cảm, định kiến đã định hình trong quá khứ về các tín đồ và chính các tôn giáo này. Đồng thời, nó giúp cho các cơ quan quản lý Nhà nước về lĩnh vực này có chủ trương phù hợp vừa đáp ứng được nhu cầu chính đáng của người có đạo, vừa đảm bảo các hoạt động tôn giáo diễn ra trong khuôn khổ của pháp luật.
    Thứ hai, đề cập đến tang thức của tín đồ Phật giáo và Công giáo là đề cập đến một phần không thể thiếu trong đời sống của người tín đồ. Nghi thức tang ma ảnh hưởng trực tiếp tới từng gia đình và cộng đồng trên nhiều phương diện từ đời sống tình cảm đến kinh tế vật chất. Đồng thời, nó tác động đến trật tự xã hội và văn hóa của cộng đồng. Đặc biệt, trong giai đoạn hiện nay, sự phát triển của kinh tế xã hội khiến con người được thỏa mãn nhiều nhu cầu của cuộc sống hơn nhưng cũng gặp rất nhiều rủi ro, áp lực khiến cho không ít cá nhân rơi vào bế tắc tự kết thúc cuộc sống. Vì vậy, việc nghiên cứu nhận thức luận về cuộc sống và cái chết theo các quan niệm khác nhau có ý nghĩa hiện thực nhân sinh đối với từng cá thể và cộng đồng.
    Nghiên cứu về tang thức của người Việt cũng đã có nhiều công trình đề cập dưới các góc độ khác nhau. Tuy nhiên cho đến nay, tiếp cận dưới góc độ tôn giáo học vẫn chưa có công trình nào chuyên sâu đề cập đến tang thức của cộng đồng tín đồ Phật giáo và Công giáo người Việt ở Bắc bộ.
    Từ thực tế trên, chúng tôi đã chọn đề tài“Tang thức của người Việt Bắc bộ là tín đồ Phật giáo và Công giáo” làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành tôn giáo học. Đề tài sẽ góp phần nghiên cứu chuyên sâu nhận thức luận về cái chết và các nghi thức tang ma của tín đồ Phật giáo và Công giáo. Qua đó, đề tài phản ánh những chiều kích về tôn giáo tín ngưỡng, phong tục tập quán cổ truyền và đời sống tâm linh của người Việt ở Việt Nam nói chung, vùng Bắc bộ nói riêng.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    2.1 Mục đích nghiên cứu
    Luận án nghiên cứu tang thức của tín đồ Phật giáo và Công giáo người Việt ở Bắc bộ để thấy rõ các nghi thức trong lễ tang hiện nay, từ đó so sánh tang thức Phật giáo với tang thức Công giáo và đưa ra một số khuyến nghị đối với việc cử hành tang thức hiện nay của người Việt ở Bắc bộ để vừa phù hợp truyền thống, vừa mang tính văn minh của xã hội hiện đại.
    2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
    Để thực hiện mục đích nghiên cứu trên, luận án giải quyết các nhiệm vụ sau:
    Khảo cứu quan niệm của Phật giáo và Công giáo về cái chết (có sự đối chiếu với quan niệm truyền thống của người Việt).
    Hệ thống hóa các nghi thức trong lễ tang hiện nay của tín đồ Phật giáo, Công giáo trên cơ sở đối chiếu với các nghi thức theo lễ tang truyền thống của người Việt.
    Chỉ ra điểm giống và khác nhau trong tang thức hiện nay của người Việt theo Phật giáo và Công giáo; so sánh với tang thức truyền thống của người Việt. Trên cơ sở đó, luận án đưa ra một số khuyến nghị liên quan đến vấn đề tang thức nói chung hiện nay của người Việt Bắc bộ, đặc biệt là tang thức của tín đồ Phật giáo và Công giáo.

    3. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
    3.1 Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của luận án là tang thức của tín đồ Phật giáo và Công giáo người Việt. Cụ thể, đó là quan niệm về cái chết và nghi thức tang lễ của tín đồ Công giáo và tín đồ Phật giáo người Việt.
    3.2 Phạm vi nghiên cứu
    - Về không gian: Luận án nghiên cứu tang thức của tín đồ Phật giáo và Công giáo người Việt ở Bắc bộ nhưng giới hạn không gian nghiên cứu tại vùng đồng bằng Bắc bộ với hai lý do. Thứ nhất, vùng đồng bằng Bắc bộ là nơi có tỷ lệ người Việt đông đảo nhất so với các vùng khác của khu vực Bắc bộ; thứ hai, vùng đồng bằng là nơi Phật giáo và Công giáo xuất hiện sớm nhất trong toàn khu vực Bắc bộ. Hiện nay số lượng tín đồ Phật giáo và Công giáo ở khu vực Bắc bộ tập trung chủ yếu ở vùng đồng bằng.
    - Về thời gian: Luận án khảo sát và đánh giá thực trạng tang thức của tín đồ Phật giáo và Công giáo người Việt ở Bắc bộ giai đoạn từ 1986 đến nay vì lý do sau đây.
    Năm 1986 là năm được chọn làm mốc đánh dấu công cuộc đổi mới của Việt Nam trên lĩnh vực kinh tế từ nền kinh tế tập thể, bao cấp sang nền kinh tế thị trường. Theo kết quả của nhiều công trình nghiên cứu, trong khoảng hơn 20 năm đổi mới, Việt Nam đã có sự thay đổi và phát triển toàn diện trên nhiều lĩnh vực như chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa, giáo dục. Xét ở phương diện văn hóa, quan niệm sống, phong tục, các mối quan hệ ứng xử của cộng đồng người Việt sẽ có nhiều thay đổi. Vì vậy, hoàn cảnh xã hội trong những năm gần đây chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến quan niệm và cách thức tổ chức tang lễ của người Việt nói chung, trong đó có bộ phận tín đồ Phật giáo và Công giáo người Việt ở Bắc bộ.
    4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu cụ thể của luận án
    - Cở sở lý luận của việc nghiên cứu và thực hiện đề tài dựa trên cơ sở quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về tín ngưỡng và tôn giáo.
    - Luận án vận dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật lịch sử, chủ nghĩa duy vật biện chứng trong triết học Mác-Lênin.
    - Ngoài ra, để làm rõ nội dung luận án, chúng tôi sử dụng kết hợp các phương pháp văn bản học như thống kê, mô tả, tổng hợp, phân tích, so sánh; đặc biệt các phương pháp của dân tộc học như điền dã, quan sát tham dự; phương pháp định tính và định lượng của xã hội học như điều tra khảo sát bảng hỏi và phỏng vấn sâu để thu thập và xử lý thông tin liên quan đến các nội dung cần giải quyết của luận án. Cụ thể như sau:
    + Trong chương 1 sử dụng chủ yếu các phương pháp văn bản học. Ví dụ như mục 1.1, luận án sử dụng phương pháp chính là phương pháp hệ thống hóa thống kê các nguồn tư liệu, tài liệu; mục 1.2, luận án sử dụng các phương pháp hệ thống, tổng hợp, phân tích, so sánh để đánh giá về các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan mật thiết đến đề tài; mục 1.6, luận án sử dụng phương pháp tổng hợp và phân tích để khái quát lịch sử du nhập và đặc điểm của Phật giáo và Công giáo ở vùng đồng bằng Bắc bộ.
    + Trong chương 2, luận án tiếp tục vận dụng hai phương pháp văn bản học chính là tổng hợp và phân tích để làm rõ các quan niệm về cái chết, thế giới sau khi chết của người Việt nói chung, của Phật giáo và Công giáo nói riêng.
    + Trong chương 3, ngoài các phương pháp văn bản học như hệ thống, tổng hợp, phân tích, luận án sử dụng phương pháp điền dã, quan sát tham dự một số lễ tang, lễ cầu siêu, cầu hồn ở vùng đồng bằng Bắc bộ; điều tra bảng hỏi, phỏng vấn sâu các đối tượng khác nhau về các nội dung có liên quan đến đề tài luận án.
    + Trong chương 4, luận án vận dụng phương pháp chính là phân tích, tổng hợp, đặc biệt là phương pháp so sánh để rút ra điểm tương đồng và khác biệt trong tang thức của tín đồ Phật giáo và tín đồ Công giáo (có đối chiếu với tang thức truyền thống của người Việt nói chung); cũng như dùng phương pháp tổng hợp và phân tích để đưa ra các khuyến nghị đối với xu hướng tang thức hiện nay của cộng đồng người Việt ở Bắc bộ.

    5. Những đóng góp mới của luận án
    Luận án là công trình nghiên cứu mang tính tổng hợp và chuyên sâu về tang thức của tín đồ Phật giáo và Công giáo người Việt ở Bắc bộ nói chung, đặc biệt là vùng đồng bằng.
    Luận án luận giải khá sâu sắc về nhận thức và việc thực hành tang lễ của tín đồ Công giáo và Phật giáo; cũng như đã làm rõ được sự giống nhau và khác nhau cơ bản trong tang thức của tín đồ Phật giáo và Công giáo người Việt ở vùng Bắc Bộ Việt Nam.
    Luận án đã đề xuất được những khuyến nghị đối với chủ thể lãnh đạo quản lý xã hội, từ phương diện chủ trương, chính sách, pháp luật và trong tổ chức tang thức của Phật giáo, Công giáo và của xã hội nước ta hiện nay.
    6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
    Kết quả nghiên cứu của luận án có ý nghĩa khoa học làm sâu sắc thêm về lý luận và phương pháp nghiên cứu cho chuyên ngành Tôn giáo học ở Việt Nam; đồng thời cho thấy sự cần thiết tất yếu của việc vận dụng các lý thuyết đa ngành trong nghiên cứu một đối tượng cụ thể của tôn giáo học.
    Kết quả nghiên cứu của luận án có giá trị không nhỏ và trực tiếp cho chuyên ngành Tôn giáo học ở nước ta hiện nay; rộng hơn cho các chuyên ngành khoa học khác có liên quan nhiều đến đối tượng nghiên cứu như triết học, sử học, văn hóa học, dân tộc học
    Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp những luận cứ khoa học xác đáng, góp phần thiết thực trong việc điều chỉnh nhận thức và cách thức tổ chức các nghi thức tang ma hiện nay của cộng đồng người Việt ở Bắc bộ.
    Những khuyến nghị của luận án giúp cho các cấp chính quyền và cơ quan quản lý nhà nước đưa ra chủ trương đúng đắn đối với sinh hoạt văn hóa cộng đồng và sinh hoạt tôn giáo của tín đồ Phật giáo và Công giáo. Ngoài ra, nó còn có giá trị tham khảo với cộng đồng dân cư và có thể chuyển hóa phần nào thành các quy ước làng xã góp phần vào việc xây dựng đạo đức và lối sống của người Việt hiện nay.


    7. Kết cấu của luận án
    Ngoài phần Lời cam đoan, Mục lục, Bảng chữ viết tắt, Danh mục các bảng, Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Danh mục các bài viết liên quan đến luận án của tác giả đã công bố, Phụ lục, Nội dung luận án gồm có 4 chương, 16 tiết.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...