Thạc Sĩ Tang ma của người Tày ở tỉnh Bắc Kạn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 22/11/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Luận án tiến sĩ năm 2013
    Đề tài: Tang ma của người Tày ở tỉnh Bắc Kạn
    Định dạng file word


    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN
    LỜI CẢM ƠN
    BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
    MỤC LỤC
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết 1
    2. Mục đích nghiên cứu 2
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu 2
    4. Nguồn tư liệu 3
    5. Đóng góp của luận án . 4
    6. Cấu trúc của luận án . 4
    Chương 1
    TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT
    PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
    1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 5
    1.2. Cơ sở lý thuyết . 11
    1.1.1. Một số khái niệm 11
    1.1.2. Cơ sở lý thuyết 18
    1.3. Phương pháp nghiên cứu . 22
    1.4. Khái quát về người Tày ở tỉnh Bắc Kạn 26
    Tiểu kết chương 1
    Chương 2: TANG MA TRUYỀN THỐNG
    2.1. Một số quan niệm liện quan đến tang ma 32
    2.1.1. Quan niệm về thế giới ba tầng và hệ thống thần linh 32
    2.1.2. Quan niệm về hồn vía con người (khoăn) và linh hồn người sau khi
    chết (phi khoăn) 34
    2.1.3. Quan niệm về cõi sống và cõi chết 36
    2.2. Các loại tang ma . 37
    2.3. Quy tắc ứng xử khi người thân mới tắt thở . 39
    2.4. Tang ma truyền thống 40
    2.4.1. Tang ma của người chết bình thường .41
    2.4.2. Tang ma của thầy Tào 73
    2.4.3. Tang ma của người chết không bình thường .78
    2.5. Các nghi lễ sau mai táng .80
    2.6. Tục để tang và một số kiêng kỵ . 84
    2.7. Vai trò của thầy Tào trong đám tang 88
    Tiểu kết chương 2
    Chương 3: NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG TANG MA
    3.1. Nội dung của sự biến đổi 91
    3.1.1. Biến đổi trong quan niệm và nhận thức 91
    3.1.2. Biến đổi trong việc chuẩn bị và hình thức báo tang .93
    3.1.3. Biến đổi của các nghi lễ đám ma 97
    3.1.4. Biến đổi của các nghi lễ sau khi chôn cất . 100
    3.1.5. Biến đổi trong việc kiêng kỵ .101
    3.1.6. Biến đổi ở một số lĩnh vực khác liên quan trong tang ma 103
    3.2. Nguyên nhân của sự biến đổi .104
    3.2.1. Tác động từ phát triển kinh tế . 104
    3.2.2. Tác động từ nhận thức của người dân 106
    3.2.3. Tác động từ chính sách – luật pháp .107
    3.2.4. Tác động từ sự giao thoa văn hóa .109
    3.3. Vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong tang ma của
    người Tày .112
    3.3.1. Một số giá trị văn hóa trong tập quán tang ma cần gìn giữ .112
    3.3.2. Vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong tang ma .114
    Tiểu kết chương 3
    Chương 4 : KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN
    4.1. Kết quả 119
    4.1.1. Tang ma phản ánh văn hóa vật chất của tộc người 119
    4.1.1.1. Lễ vật trong tang ma phản ánh văn hóa truyền thống tộc người 119
    4.1.1.2. Trang phục tang lễ biểu hiện bản sắc văn hóa tộc người 122
    4.1.2. Tang ma phản ánh văn hóa tinh thần của tộc người 124
    4.1.2.1. Đề cao đạo hiếu, đạo nghĩa của người sống đối với người chết . 124
    4.1.2.2. Tác dụng giáo dục của văn hóa tang ma 125
    4.1.2.3. Tang ma củng cố ý thức cố kết trong gia đình và cộng đồng . 126
    4.1.2.4. Tang ma phản ảnh tín ngưỡng sơ khai của dân tộc Tày . 130
    4.1.2.5. Tang ma bảo lưu các loại hình nghệ thuật dân gian tộc người . 133
    4.2. Bàn luận 136
    4.2.1. Bàn luận về một số quan điểm trong tang ma 136
    4.2.2. Ý nghĩa của các nghi lễ trong tang ma 140
    4.2.3. Điểm giống và khác giữa tang ma của người Tày Bắc Kạn với người
    Tày ở các tỉnh khác 142
    4.2.4. Những hạn chế, tiêu cực trong tang ma của người Tày 144
    4.2.5. Ảnh hưởng của Tam giáo biểu hiện trong tang ma của người Tày 146
    4.2.5.1. Ảnh hưởng của Đạo giáo trong tang ma . 146
    4.2.5.2. Ảnh hưởng của Phật giáo trong tang ma 147
    4.2.5.3. Ảnh hưởng của Nho giáo trong tang ma 150
    Tiểu kết chương 4
    KẾT LUẬN 152
    DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ .157
    TÀI LIỆU THAM KHẢO .158
    DANH MỤC NHÂN CHỨNG CUNG CẤP THÔNG TIN .166
    PHỤ LỤC CHỮ VIẾT .170
    PHỤ LỤC ẢNH


    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết
    Theo Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009, người Tày ở Việt Nam có dân số 1.626.392 người, là dân tộc có số dân đứng thứ 2 sau dân tộc Kinh (73,594 triệu người, chiếm 85,7%) và có số dân đông nhất trong các dân tộc thiểu số ở nước ta, người Tày có mặt trên tất cả 63 tỉnh, thành phố và cư trú tập trung nhất tại một số tỉnh vùng Đông Bắc, trong đó có Bắc Kạn (155.510 người chiếm 52,9% dân số toàn tỉnh và 9,6% tổng số người Tày ở Việt Nam). Sự đa dạng về địa bàn cư trú của người Tày đã tạo nên những sắc thái văn hóa địa phương cũng rất đa dạng và phong phú. Một trong những thành tố văn hóa lý thú, hấp dẫn đó chính là tang ma của người Tày tỉnh Bắc Kạn.
    Tang ma là lễ thức cuối cùng trong chu kỳ cuộc đời của một con người trên cõi trần gian, để bước sang một thế giới mới mà dân gian Tày thường gọi là Mường Phạ (Mường trời) – một thế giới siêu thực và huyền bí, nhưng lại có trong tâm thức và đã ăn sâu vào trong tâm thức của đồng bào, trở thành những tập tục truyền thống, chi phối đời sống xã hội của đồng bào lâu dài và bền bỉ, thậm chí trở thành những ràng buộc với cộng đồng tộc người.
    Tang ma nằm trong đức tin tâm linh nguyên thủy, có mặt trong hầu hết đời sống văn hóa của các dân tộc trên thế giới. Theo dòng thời gian hàng chục thế kỷ đắp bồi, cho đến nay, tang ma vẫn tỏ rõ sức sống bền bỉ, chìm sâu trong tâm thức của dân tộc, khắc họa trong đó những dấu ấn không thể phai mờ với những hệ thống biểu tượng rất đa dạng và đậm đà bản sắc nhưng không dễ gì nhận biết đối với con người đương đại.
    Thông qua các lễ thức của đám tang, chúng ta có thể nhận biết được phần nào bản sắc văn hóa, quá trình lịch sử tộc người; hiểu được thế giới quan, nhân sinh quan của người Tày, những quan niệm về cõi sống, cõi chết, hệ thống các quy tắc ứng xử trong gia đình, cộng đồng của người sống dành cho người chết, và giữa người sống với người sống.
    Nghi lễ tang ma của người Tày không chỉ mang tính chất tín ngưỡng tôn giáo, hàm chứa những giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc, những quy tắc ứng xử của gia đình, cộng đồng, mà điểm nổi bật vẫn là quan niệm về đạo hiếu, đạo nghĩa, việc đền công, báo đức. Qua những nghi lễ trong tang ma của người Tày, tinh thần cộng đồng làng bản được thể hiện khá rõ nét; bởi khi một thành viên của một gia đình chết, cả bản mường có nhiệm vụ giúp đỡ, lo liệu ma chay cho người quá cố. Đây là nét đẹp trong văn hoá truyền thống của dân tộc Tày ở Bắc Kạn nói riêng và đồng bào Tày vùng Đông Bắc nói chung.
    Tang ma của người Tày Bắc Kạn vừa thể hiện tính thống nhất, vừa thể hiện nét khác biệt giữa các nhóm Tày địa phương do những hoàn cảnh sống và điều kiện lịch sử quy định.
    Với những lý do trên, chúng tôi quyết định chọn vấn đề: “Tang ma của người Tày ở tỉnh Bắc Kạn” làm đề tài luận án của mình. Đồng thời sẽ đóng góp cho việc kế thừa những mặt tích cực, hạn chế những mặt tiêu cực trong tập quán tang ma của người Tày Bắc Kạn, phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ mới trong tiến trình xây dựng làng bản văn hóa mới, đẩy mạnh Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập.
    2. Mục đích nghiên cứu
    - Bước đầu tập hợp và hệ thống hóa các tài liệu nghiên cứu có liên quan đến vấn đề tang ma của người Tày nói chung, người Tày ở tỉnh Bắc Kạn nói riêng.
    - Khảo tả tương đối đầy đủ về các loại tang ma, các đối tượng tang lễ khác nhau, trên cơ sở phân tích vai trò của thầy Tào trong tang ma của người Tày ở tỉnh Bắc Kạn.
    - Tìm hiểu những biến đổi về mặt nội dung nghi lễ, thời lượng, hình thức cũng như những lễ vật cúng tế trong tang ma của người Tày ở Bắc Kạn.
    - Bước đầu đưa ra một số khuyến nghị giúp cho những người làm công tác bảo tồn di sản văn hóa có những cứ liệu mới, từ đó đưa ra chủ trương sưu tầm, nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa trong tang ma của người Tày một cách có hiệu quả hơn.
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    - Đối tượng nghiên cứu của Luận án chính là các nghi lễ đưa xác người chết đi chôn và tiễn hồn người chết về thế giới bên kia.
    - Phạm vi nghiên cứu: Tỉnh Bắc Kạn hiện nay có 8 đơn vị hành chính bao gồm thị xã Bắc Kạn và 7 huyện (Bạch Thông, Ba Bể, Chợ Đồn, Chợ Mới, Na Rì, Ngân Sơn, Pắc Nặm, với 123 xã, 4 phường, 6 thị trấn và 1 thị xã). Chúng tôi hiểu rằng không thể có tham vọng khảo sát, nghiên cứu được tất cả các xã, huyện nói trên của tỉnh Bắc Kạn. Điều đó hoàn toàn không thể thực hiện được, nhất là trong một khoảng thời gian ngắn. Do đó, để xác lập phạm vi nghiên cứu phù hợp với quy mô của một luận án tiến sĩ và điều kiện thực tế của bản thân, chúng tôi xin giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau:
    Phạm vi không gian: Chúng tôi chọn nghiên cứu điền dã các loại tang ma ở 4 huyện: Ba Bể, Chợ Đồn, Bạch Thông và Chợ Mới. Đây là 4 huyện có số lượng người Tày sinh sống tương đối đông (xem 1.4.2. Đôi nét về lịch sử người Tày) so với các huyện còn lại, do vậy, thông qua tang ma của 4 huyện này cũng có thể giúp người đọc nhận dạng khá đầy đủ những nét văn hóa đặc sắc trong tang ma của người Tày ở tỉnh Bắc Kạn.
    Ngoài 4 huyện trên, luận án còn mở rộng phạm vi khảo sát thêm tang ma của người Tày ở một số xã thuộc tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Cao Bằng. Kết quả nghiên cứu nghi lễ tang ma ở các tỉnh trên sẽ được sử dụng cho mục đích đối chiếu, so sánh.
    Phạm vi thời gian: Luận án chủ yếu chú trọng khảo tả các loại tang ma diễn ra trong đời sống của người Tày ở tỉnh Bắc Kạn hiện nay. Nhưng bởi lẽ các vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa luôn có tính kế thừa truyền thống, do vậy, trong khi khảo tả các nghi lễ tang ma, tác giả luận án cố gắng chú ý tới cả hai mặt đồng đại và lịch đại của nó, truyền thống và biến đổi (biến đổi được tác giả giới hạn từ năm 1986 đến nay).
    4. Nguồn tư liệu
    - Nguồn tư liệu chính của luận án được tác giả dựa trên những tài liệu, tư liệu điền dã dân tộc học mà tác giả đã trực tiếp thu thập trong nhiều năm, qua nhiều đợt tại các địa bàn sinh sống của người Tày ở tỉnh Bắc Kạn, tỉnh Cao Bằng và huyện Định Hóa của tỉnh Thái Nguyên.
    - Kế thừa những kết quả nghiên cứu dù trực tiếp hoặc gián tiếp về tang ma của người Tày, người Nùng nói chung đã được công bố của các học giả trong và ngoài nước để tham khảo, so sánh.
    - Các luận văn, luận án có liên quan đến đề tài đã bảo vệ của các học viên, sinh viên chuyên ngành văn hóa học, văn hóa dân gian, dân tộc học, tài liệu lưu trữ của Thư viện quốc gia, Viện Dân tộc học. Đây là những tài liệu có mang tính chất lý thuyết phục vụ đề tài nghiên cứu
    5. Đóng góp của luận án
    - Luận án là công trình chuyên khảo nhân học đầu tiên về các loại tang ma của người Tày ở tỉnh Bắc Kạn.
    - Luận án góp phần vào việc nghiên cứu những vấn đề về biến đổi xã hội và văn hóa tang ma tại tỉnh Bắc Kạn trong tiến trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa.
    - Luận án chỉ ra những giá trị văn hóa cần phát huy và những nét phi văn hóa tiêu cực cần hạn chế trong công cuộc xây dựng làng bản văn hóa mới hiện nay.
    Từ những kết quả nghiên cứu khảo sát, luận án đã cung cấp nguồn tư liệu phong phú phục vụ nhu cầu nghiên cứu chính sách văn hóa trong việc bảo tồn văn hóa và xây dựng đời sống văn hóa mới ở vùng người Tày nói riêng và vùng các dân tộc thiểu số nói chung nhằm đáp ứng yêu cầu gắn kết cộng đồng, giữ gìn bản sắc tộc người phục vụ phát triển đất nước.
    6. Cấu trúc của luận án
    Ngoài phần mở đầu (4 trang ), kết luận (5 trang), tài liệu tham khảo (8 trang), phụ lục chữ (23 trang), phụ lục ảnh (24 trang), nội dung chính của luận án gồm 147 trang, được bố cục thành 4 chương như sau:
    Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết, phương pháp và địa bàn nghiên cứu (27 trang)
    Chương 2: Tang ma truyền thống (59 trang)
    Chương 3: Những biến đổi trong tang ma (28 trang)
    Chương 4: Kết quả và bàn luận (33 trang)


    TÀI LIỆU THAM KHẢO
    1. Vi Văn An, Tục lệ tang ma của nhóm Tày Mường ở niềm Tây Nghệ An, Tạp chí Dân tộc học, số 3/1994, tr. 28 - 33.
    2. Vi Văn An (1998), “Tục lệ tang ma của người Dao Thanh Phán ở Quảng Ninh” – Sự phát triển văn hóa xã hội của người Dao: Hiện tại và tương lai, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế người Dao tổ chức tại Thái Nguyên tháng 12/1995, Nxb KHXH Hà Nội, tr. 93-101.
    3. Đào Duy Anh (2000), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
    4. Bàn về nếp sống văn hóa ở miền núi (1974), Nxb Văn hóa, Hà Nội.
    5. Ban tư tưởng Văn hóa Trung ương (1998), Nghi quyết Hội nghị Trung ương V Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII, Hà Nội.
    6. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn – Lịch sử Đảng bộ tỉnh Bắc Kạn (2000), Tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    7. Báo cáo Chính trị BCHTƯ Đảng tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV (1977), Nxb Sự thật, Hà Nội, tr.166.
    8. Đỗ Thúy Bình (1994), Hôn nhân và gia đình các dân tộc Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
    9. Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía Bắc) (1978), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
    10. Cục Thống kê tỉnh Bắc Kạn, Tổng điều tra dân số và nhà ở 01/4/2009 tỉnh Bắc Kạn, Kết quả toàn bộ, tháng 01 – 2011.
    11. Trường Chính (1983), Về các giá trị văn hóa tinh thần Việt Nam, Nxb Thông tin lí luận, Hà Nội.
    12. Phan Hữu Dật (1995), Trở lại vấn đề tín ngưỡng dân gian, Tạp chí Dân tộc học số 02/1995.
    13. Đổng văn Dinh (2001), Tang lễ của người Chăm Bà la môn trong bối cảnh phát triển nông thôn hiện nay, Tạp chí DTH số 4 -2001, tr 79 -80.
    14. Nguyễn Đăng Duy (2001), Đạo giáo với văn hóa Việt Nam, Nxb Hà Nội.
    15. Ngô Văn Doanh (1995), Lễ hội bỏ mả Bắc Tây Nguyên (dân tộc Gia Rai, Ba Na), Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
    16. Phạm Văn Dương (2009), Vai trò của thầy cúng trong đời sống văn hóa tinh thần và sự phát triển của người Dao Họ ở Lào Cai, Tạp chí nghiên cứu Tôn giáo (73-74), tr.57-64
    17. Phạm Văn Dương (2010), Thầy cúng người Dao Họ ở Lào Cai, Luận án Tiến sĩ Văn hóa học, Học Viện khoa học xã hội Việt Nam.
    18. Lương Thị Đại (2005), Tang lễ của người Thái Trắng, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
    19. Nguyên Đào, Lễ tang của người Gia Rai, Tạp chí Dân tộc học số 1 -2004, tr.65-68.
    20. Lê Hải Đăng (2004), Nghi lễ tang ma của nhóm Tày Mường ở huyện Con Cuông tỉnh Nghệ An, Khóa luận Tốt nghiệp văn bằng 2, chuyên ngành Nhân học, Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội.
    21. Lê Hải Đăng (2011), Các nghi lễ gia đình của người Tày Mường ở Con Cuông, Nghệ An, Luận án Tiến sĩ Nhân học, Học viện Khoa học xã hội Việt Nam.
    22. Bế Viết Đẳng, Khổng Diễn, Phạm Quang Hoan, Nguyễn Văn Huy (1992), Các dân tộc Tày – Nùng ở Việt Nam, Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội.
    23. Phạm Văn Đồng (1994), Văn hóa và đổi mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
    24. Lê Sỹ Giáo (Cb), Hoàng Lương, Lâm Bá Nam, Lê Ngọc Thắng (1997), Dân tộc học đại cương, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
    25. Grant Evans (Cb) (2001), Bức khảm văn hóa châu Á, tiếp cận nhân học, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
    26. Nguyễn Thị Song Hà (2011), Nghi lễ trong chu kỳ đời người của người Mường ở Hòa Bình, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
    27. Mai Thanh Hải (2006), Từ điển Tín ngưỡng - Tôn giáo Thế giới và Việt Nam, Nxb Thế giới.
    28. Lương Thị Hạnh (2010) Tập tục ma chay cổ truyền của người Tày Bắc Kạn, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, số 4 (121).
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...