Tiểu Luận tăng học phí là công bằng đối với sinh viên nghèo

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    MỤC LỤC
    LỜI MỞ ĐẦU 2
    I. Thực trạng mức học phí tại các trường công lập Việt Nam . 3
    II. Mức học phí như trên có nhiều ảnh hưởng:. 4
    2.1. Cơ sở vật chất không đảm bảo. 4
    2.2. Đầu tư ngược cho người giàu. 4
    2.3. Chất lượng đào tạo chưa tốt:. 5
    III. Tăng học phí và chính sách hỗ trợ cho sinh viên nghèo. 6
    3.1. Ảnh hưởng của việc tăng học phí 6
    3.2. Các hình thức hỗ trợ sinh viên nghèo hiện nay của chính phủ còn nhiều bất cập: 6
    3.3. Các chính sách hỗ trợ của các nước trên thế giới:. 7
    IV. Các giải pháp hỗ trợ cho sinh viên nghèo nhằm đảm bảo công bằng xã hội 9
    KẾT LUẬN 11
    LỜI MỞ ĐẦU

    Chính sách học phí nói riêng và tài chính đại học nói chung là một trong những vấn đề cốt tử của giáo dục đại học, và tác động sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân cũng như chiến lược phát triển nguồn nhân lực của một quốc gia.
    Chính vì vậy, xây dựng chính sách học phí là một bài toán có nhiều tham tố và rất cần được nghiên cứu chu đáo để đưa ra những giải pháp có tính đến lợi ích của tất cả các bên tham gia, có tính đến khả năng của nhiều bộ phận dân cư, đến quan hệ giữa chất lượng của nguồn nhân lực và chỉ số kinh tế tri thức, đến công bằng và ổn định xã hội, dựa trên những quy định chính sách đã có và thực tiễn đang diễn ra trong hệ thống giáo dục Việt Nam, đặt trong bối cảnh toàn cầu hóa và kinh nghiệm quốc tế.
    Nếu muốn cải cách giáo dục thì nhất thiết phải tăng học phí cho phù hợp. Rất nhiều người đã mâu thuẫn khi cho rằng thay vì tăng học phí nên làm điều ngược lại nhưng chính họ cũng là người luôn phàn nàn về chất lượng giáo dục của nước ta hiện nay. Có nâng cao chất lượng giáo dục được không nếu mãi duy trì cách trả lương, trả công cho giảng viên, giáo viên theo kiểu xưa nay chúng ta làm? Có nâng cao chất lượng giáo dục được không khi mà trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu, học tập của giảng viên lẫn học sinh, sinh viên luôn thiếu và lạc hậu? Có nâng cao chất lượng giáo dục được không khi mà các nhà trường luôn không đủ khả năng tài chính để mời gọi các chuyên gia, các giáo sư bên ngoài, các thầy cô giỏi, giảng viên giỏi về giảng dạy cho sinh viên mình? Chúng ta cần chất lượng hay số lượng sinh viên tốt nghiệp ngày càng nhiều nhưng đa số không thể làm được việc gì nếu không được doanh nghiệp đào tạo lại? Rõ ràng là bất kỳ chính sách nào của Nhà nước khi ban hành luôn có tác động tiêu cực nhất định đến một nhóm đối tượng nào đó trong xã hội. Đối với người nghèo, Nhà nước ta cũng đã có nhiều chính sách quan tâm, trong đó có cả chính sách đảm bảo cho họ được học hành.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...