Tài liệu Tăng gia sản xuất, thực hành tiết kiệm

Thảo luận trong 'Lịch Sử Đảng' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Xuất phát từ hoàn cảnh thực tế của đất nước, ngay sau ngày giành chính quyền về tay nhân dân chủ tịch Hồ Chí Minh đề nghị với chính phủ phát động một chiến dịch tăng gia sản xuất để nhanh chóng dập tắt nạn đói. Lời đề nghị của Người thật là cụ thể:

    “ Trong khi chờ đợi ngô, khoai và những thứ lương thực phụ khác, phải ba bốn tháng mới có, tôi đề nghị mở một cuộc lạc quyên. Mười ngày một lần, tất cả đồng bào chúng ta nhịn ăn một bữa. Gạo tiết kiệm được sẽ góp lại và phát cho người nghèo”.

    Hai mươi lăm ngày sau đó, ngày 28 tháng 9 năm 1945, trên báo Cứu Quốc số 53, dưới tiêu đề “sẻ cơm nhường áo” chủ tịch Hồ Chí Minh thống thiết kêu gọi:

    “ Hỡi đồng bào yêu quý,

    Từ tháng giêng đến tháng bảy năm nay, ở Bắc Bộ ta đã có hai triệu người chết đói.

    Kế đó lại bị nước lụt, nạn đói càng tăng thêm, nhân dân càng khốn khổ.

    Lúc chúng ta nâng bát cơm mà ăn, nghĩ đến kẻ đói khổ, chúng ta không khỏi động lòng.

    Vậy tôi xin đề nghị với các đồng bào cả nước, và tôi xin thực hành trước :

    Cứ 10 ngày nhịn ăn một bữa, một tháng nhịn ăn ba bữa. Đem gạo đó (mỗi bữa một bơ “ để cứu dân nghèo.

    Như vậy, thì những người nghèo sẽ có bữa rau bữa cháo để chờ mùa lúa năm sau, khỏi đến nỗi chết đói.

    Tôi chắc rằng đồng bào ta ai cũng cứu khổ, cứu nạn, mà hăng hái hưởng ứng lời đề nghị nói trên .

    Tôi xin thay mặt dân nghèo cảm ơn đồng bào.

    Hồ Chí Minh”

    Những lời của vị chủ tịch nước thật là cảm động, bởi nó là tình cảm chân thành phát ra từ tâm can, từ cái tình giữa con người với con người. Cũng bởi cuộc đời của Người đã trải qua những đau khổ tương tự, dã từng tiếp xúc với các tầng lớp nhân dân lao động nghèo khó ở nước mình và nhiều nước khác trên thế giới. Từ thực tế cuộc sống của người dân mất nước, Người đồng cảm với nhân dân, thương dân, trọng dân. Người nuôi chí hướng giải phóng dân tộc, đưa dân tộc đến bến bờ độc lập, tự chủ, giải phóng nông dân khỏi kiếp nô lệ, ách đọa đày, cùng nhân dân xây đắp cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Chí hướng ấy trở thành lý tưởng cao đẹp của Người và Người hiến trọn cuộc đời cho lý tưởng cách mạng. Người “đề nghị” Chính Phủ, “đề nghị đồng bào” và bản thân Người gương mẫu thực hiện với thái độ chân thành, với tình cảm rộng lớn vô bờ bến. Thái độ và tình cảm ấy bắt nguồn từ truyền thống tốt đẹp của dân tộc: “Nhiễu điều phủ lấy giá gương; Người trong một nước phải thương nhau cùng”; và đặc biệt, trong khó khăn thì “lá lành đùm lá rách”, mọi người cùng sẻ chia với nhau, cùng nhau vượt qua thử thách. Tinh thần “một con ngựa đau, cả tàu bỏ cỏ” đã từng đưa cộng đồng người Việt vươn lên, tiếp tục đứng vững giữa phong ba bão táp lịch sử. Để đùm bọc lẫn nhau, đùm bọc trong cảnh đa số người dân không lấy gì làm sung túc, thì yếu tố tiết kiệm trở thành điều kiện không thể thiếu được. Mỗi người chỉ cần dè xẻn một tí, nhiều người cùng dèn xẻ là có thể cưu mang, đùm bọc người khác. Vậy nên tinh thần tiết kiệm trở thành ý thức và tâm lý của cộng đồng.Tiết kiệm là thước đo về đạo đức.Sự phung phí là cái gì đó khó chấp nhận. Đời nọ truyền cho đời kia bằng lời răn: đừng “vung tay quá trán”, “buôn tàu bán bè, không bằng ăn dè hà tiện”.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...