Chuyên Đề Tăng cường vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ n

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tăng cường vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
    lời mở đầu

    Vấn đề vai trò quản lý kinh tế của nhà nước là một chủ đề đã được đề cập đến khá nhiều và cũng đã có rất nhiều ý kiến quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, không thể áp đặt một nguyên tắc chung nào cho các quốc gia với những điều kiện lịch sử, kinh tế - xã hội khác biệt.
    Thời kỳ Pháp thuộc (1858 - 1945), Việt Nam được xếp là một trong những quốc gia có nền kinh tế phát triển thấp kém nhất trên thế giới, đó là một nền kinh tế què quặt, lạc hậu, sản xuất nhỏ lẻ và kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. Nhưng ở thời kỳ này, với sự xuất hiện của các nhà tư bản Pháp, các công ty Pháp, cùng với sự giao lưu hàng hoá giữa nước Việt Nam thuộc địa với các nước khác trên thế giới thì nền kinh tế Việt Nam cũng đã được coi là một nền kinh tế hàng hoá ở dạng sơ khai.
    Cách mạng Tháng Tám (8/1945) thành công, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra đời, nhưng không giống các quốc gia khác chúng ta không có điều kiện để khôi phục và xây dựng kinh tế mà gần như ngay lập tức lại phải chịu đựng cảnh chiến tranh loạn lạc. Trong suốt thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1946 - 1954) nền kinh tế không thể phát triển một cách toàn diện, mà đó chỉ là một nền kinh tế khép kín, tự cung tự cấp, lấy sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp là chính với mục đích trước tiên là phục vụ kháng chiến. Hiệp định Giơnevơ chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương được ký kết, những tưởng được sống trong hoà bình để phát triển kinh tế, nhưng không chúng ta lại phải trải qua một cuộc chiến tranh dài 20 năm (1955- 1975), đất nước bị chia cắt làm hai miền Bắc, Nam với hai chế độ chính trị, hai mô hình kinh tế khác nhau. Miền Bắc đi lên xã hội chủ nghĩa với mô hình kinh tế quản lý tập trung bao cấp giống các nước xã hội chủ nghĩa khác, miền Nam đi theo mô hình kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa. Tuy vậy trong điều kiện bị chi phối bởi qui luật của chiến tranh hai mô hình này cũng không mang đầy đủ đặc trưng và ý nghĩa của nó. ở miền Bắc không thể tập trung toàn bộ sức lực cho phát triển kinh tế mà lại phải chi viện lớn về người và của cho miền Nam, hơn nữa miền Bắc cũng phải chịu sự tấn công bằng hải quân và không quân Mỹ, trong điều kiện khó khăn đó quá trình thực hiện mục tiêu kinh tế không được hoàn hảo. Còn ở miền Nam cũng chưa thực sự là một nền kinh tế thị trường phát triển vì sức sản xuất trong nước còn rất yếu, thực chất miền Nam chỉ là thị trường tiêu thụ hàng hoá của Mỹ và các nước tư bản khác.
    Sau chiến thắng 1975 nước nhà thống nhất. Cả nước bắt tay vào xây dựng một nền kinh tế xã hội chủ nghĩa thống nhất trên toàn quốc. Cũng chính trong thời kỳ này mô hình kinh tế tập trung quan liêu bao cấp bắt đầu bộc lộ khiếm khuyết của nó không chỉ ở Việt Nam mà ở tất cả các nước xã hội chủ nghĩa khác. Tuy rằng mô hình này có thể tập trung được sức người, sức của cho mục đích phát triển trong một giai đoạn nhất định nhưng vì nó không đề cao tới lợi ích cá nhân cho nên sau một thời kỳ dài phát triển điều này đã làm triệt tiêu động lực của mỗi cá nhân, tính ích kỷ của mỗi cá nhân bắt đầu trỗi dậy. Hơn nữa, trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung cao độ những qui luật của kinh tế như qui luật cung cầu, qui luật giá trị, qui luật phân phối bị biến dạng đi, nền kinh tế hàng hoá chỉ tồn tại trên danh nghĩa, lưu thông hàng hoá bị đình trệ. Chính vì những lý do này mà sau giai đoạn phát triển rực rỡ (những năm 60 của thế kỷ 20) thì tới những năm cuối của thập kỷ 70 ở những nước xã hội chủ nghĩa đã có những dấu hiệu chững lại và đồng thời những tư tưởng về cải cách bắt đầu xuất hiện. Quốc gia tiên phong trong vấn đề cải cách là Trung Quốc. Đảng và Nhà nước ta đã sớm nhận biết được xu hướng phát triển này và những tư tưởng về cải cách kinh tế đã được đề cấp tới từ Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ V (3/1982) và được chính thức quyết định đưa vào thực tiễn tại đại hội VI (12/1986), trong các kỳ đại hội VII, VIII tiếp theo vấn đề cải cách tiếp tục được bổ sung và hoàn thiện.
    Chúng ta khẳng định rằng chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà nước là một tất yếu, nhưng sự quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế ở mức độ nào, thông qua những công cụ gì là một vấn đề không dễ quyết định. Trong lịch sử nhân loại có những thời kỳ Nhà nước hầu như không can thiệp vào nền kinh tế - thời kỳ chủ nghĩa tư bản tự do cạnh tranh, hoặc can thiệp rất sâu vào nền kinh tế như trong mô hình kinh tế tập trung ở các nước xã hội chủ nghĩa hay ở các nước tư bản chủ nghĩa sau khủng hoảng 1929 - 1933 theo lý thuyết Keynes nhưng những thành công do chúng mang lại chỉ mang tính lịch sử, nó không là một mô hình vĩnh viễn và hoàn hảo cho sự phát triển bền vững. Và tới nay các nhà kinh tế thống nhất với nhau rằng cần thiết có sự quản lý của Nhà nước đối với nền kinh tế trong một cơ chế thị trường đầy năng động.
    Nền kinh tế luôn vận động và phát triển trong mỗi thời kỳ nó lại có một số đặc trưng đòi hỏi sự can thiệp của Nhà nước ở mức độ phù hợp, chính vì vậy khi Việt Nam chuyển sang nền kinh tế mới thì vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước là thiết yếu và việc nghiên cứu nó là vấn đề lâu dài đòi hỏi phải có quan điểm đứng đắn, lập trường vững vàng.
    Trong giới hạn về kiến thức, đề án của em chỉ dừng lại ở việc tham khảo ý kiến từ một số bài viết và công trình nghiên cứu xung quanh vấn đề “Tăng cường vai trò quản lý kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” nói chung và thực tế Việt Nam nói riêng. Bài viết này được hoàn thành trước hết nhờ vào sự giúp đỡ tận tình của thầy giáo. Em kính mong thầy cô cho em những ý kiến nhận xét để em hoàn chỉnh thêm việc nghiên cứu và có được những suy luận đúng đắn và logic.
     
Đang tải...