Tiểu Luận Tăng cường vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tăng cường vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế
    Phần 1: Phần mở đâu
    Phần 2: Nội dung
    I.Sự cần thiết khách quan của vai trò kinh tế Nhà nước
    1.1. Vai trò của kinh tế Nhà nước
    1.2. Tính tất yếu khách quan của việc hình thành vai trò kinh tế Nhà nước

    II. Thực trạng kinh tế Nhà nước và giải pháp tăng cường vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước trong nền kinh tế quốc dân định hướng XHCN
    2.1. Kinh tế thị trường là gì?
    2.2. Sự hình thành cơ chế quản lý kinh tế cũ của Nhà nước
    2.3. Quan điểm và một số biện pháp tăng cường vai trò chủ đạo của kinh tế nhà nước trong nền kinh tế quốc dân định hướng XHCN
    a. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về thành phần kinh tế nhà nước
    b. Một số giải pháp tăng cường vai trò chủ đạo của kinh tế Nhà nước
    Phần 3: Kết luận

    Phần 1 : Lời mở đầuCùng với sự phát triển và hội nhập kinh tế của đất nước đối với khu vực và thế giới, Việt Nam cũng đang trên con đường xây dựng một nền kinh tế thị trường định hướng XHCN theo chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh. Muốn đạt được những mục tiêu trên thì phát triển kinh tế là yếu tố quan trọng nhất và đóng vai trò quyết định. Trong đó vai trò của thành phần kinh tế nhà nước cần được tăng cường và đổi mới sao cho phù hợp với cơ chế kinh tế mới. Tăng cường vai trò của các thành phần kinh tế là một tất yếu khách quan để đạt được mục tiêu do Đảng ta đã đề ra, đó là: các nguồn vật chất - tài chính của xã hội
    đựoc huy động tốt hơn nhằm nâng cao đời sống tinh thần và vật chất cho nhân dân đồng thời phát huy nền dân chủ XHCN, thực hiện công bằng xã hội, tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh, kiểm soát chặt chẽ và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật, đảm bảo "Cơ chế thị trường có sự quản lý của nhà nước theo định hướng XHCN trở thành cơ chế vận hành nền kinh tế nhà nước".
    Nền kinh tế nước ta tồn tại nhiều hình thức sở hữu, đó là: sở hữu toàn dân, sở hữu tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu hỗn hợp. Từ các hình thức sở hữu đó hình thành nhiều thành phần kinh tế khác nhau, đó là: kinh tế Nhà nước, kinh tế cá thể tiểu chủ, kinh tế tư bản tư nhân, kinh tế tư bản Nhà nước, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Trong đó kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo. trong 20 năm đổi mới nền kinh tế đất nước, vai trò chủ đạo, dẫn đầu, điều tiết nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần của kinh tế Nhà nước luôn được Đảng quan tâm, coi trọng và đã đạt được những thành tựu bước đầu rất khả quan cả trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước. Chính vì vậy tại nghị quyết Đại hội Đảng IX chủ trương đường lối nhất quán của Đảng ta một là nắm vững định hướng xã hội chủ nghĩa trong nền kinh tế thị trường ở nước ta; hai là nâng cao vai trò và hiệu lực quản lý của Nhà nước; ba là phát triển đồng bộ và quản lý có hiệu quả sự vận hành các thị trường cơ bản, theo cơ chế cạnh tranh lành mạnh; bốn là phát triển mạnh các thành phần kinh tế, các loại hình tổ chức sản xuất, kinh doanh. Nhấn mạnh nhiệm vụ tiếp tục đổi mới và phát triển kinh tế Nhà nước để thực hiện tôt vai trò chủ đạo của nền kinh tế.
     
Đang tải...