Chuyên Đề Tăng cường trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp kinh doanh hàng nông sản thực phẩm

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Đề tài: Tăng cường trách nhiệm xã hội của các doanh nghiệp kinh doanh hàng nông sản thực phẩm

    Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là một vấn đề được đề cập khá nhiều ở nước ta trong thời gian gần đây. Tuy nhiên, nhận thức về vấn đề này của các doanh nghiệp nói chung, của doanh nghiệp kinh doanh hàng nông sản thực phẩm nói riêng hiện vẫn còn khá hạn chế; do đó, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp một cách đầy đủ theo đúng yêu cầu đích thực của nó cũng còn rất nhiều bất cập.
    1 - Các quan niệm và lợi ích của việc thực thi trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp
    Có nhiều cách định nghĩa khác nhau về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Chẳng hạn, theo Hội đồng Thương mại thế giới, "Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là sự cam kết trong việc ứng xử hợp đạo lý và đóng góp vào sự phát triển kinh tế, đồng thời cải thiện chất lượng cuộc sống của lực lượng lao động và gia đình họ, cũng như của cộng đồng địa phương và của toàn xã hội nói chung"; hay theo nhóm Phát triển kinh tế tư nhân của Ngân hàng Thế giới (WB), trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là "sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp cho việc phát triển kinh tế bền vững, thông qua những việc làm nâng cao chất lượng đời sống của người lao động và các thành viên trong gia đình họ; cho cộng đồng và toàn xã
    hội, theo cách có lợi cho cả doanh nghiệp cũng như phát triển chung của xã hội".
    Mặc dù cách diễn giải có thể khác nhau, nhưng có thể hiểu trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp một cách đầy đủ bao gồm: (I) trách nhiệm với thị trường và người tiêu dùng; (II) trách nhiệm về bảo vệ môi trường; (III) trách nhiệm với người lao động và (IV) trách nhiệm chung với cộng đồng.
    Như vậy, nội hàm của trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp bao gồm nhiều khía cạnh liên quan đến ứng xử của doanh nghiệp đối với các chủ thể và đối tượng có liên quan trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, từ người tiêu thụ đến các nhà cung cấp nguyên liệu, vật liệu tại chỗ, từ nhân viên cho đến các cổ đông của doanh nghiệp.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...