Đồ Án Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào tỉnh Nghệ An năm 2012

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN

    Đề tài luận án: Tăng cường thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào tỉnh Nghệ An.
    Chuyên ngành : Kinh tế tài chính ngân hàng
    Thực hiện: 08/2012
    Mã số: 62.31.12.01
    Nghiên cứu sinh : ĐẶNG THÀNH CƯƠNG
    Người hướng dẫn : PGS.TS NGUYỄN THỊ BẤT

    Những đóng góp mới về mặt học thuật, lý luận

    (1) Trên cơ sở kế thừa các nghiên cứu trước đây về thu hút FDI, kết hợp với khảo sát thực tiễn, luận án đã hệ thống bộ chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng vốn đầu tư FDI theo cách tiếp cận vĩ mô đứng trên góc độ nhà quản lý, đó là:
    (i) Giá trị gia tăng
    (ii) Hệ số ICOR,
    (iii) Năng suất lao động,
    (iv) Hiệu suất sử dụng điện năng, sử dụng đất,
    (v) Mức độ đóng góp vào xuất khẩu, GDP, ngân sách Nhà nước và tạo việc làm của khu vực FDI.
    (2) Luận án cũng đã luận giải các chính sách để thu hút vốn FDI vào địa phương đó là chính sách cơ cấu ngành tại địa phương, chính sách thuế, phí và lệ phí, chính sách về đất đai, chính sách về lao động, ưu đãi hỗ trợ đầu tư, chính sách cải cách thủ tục hành chính, xúc tiến đầu tư.
    Những đóng góp mới về mặt thực tiễn
    (1) Luận án nghiên cứu thực trạng thu hút và hiệu quả sử dụng vốn FDI tại Nghệ An, nơi đã có một số đề tài nghiên cứu về thu hút vốn FDI nhưng ít có nghiên cứu đề cập đến hiệu quả sử dụng vốn FDI. Thông qua việc đánh giá thực trạng vốn FDI tại Nghệ An, luận án đã chỉ ra nhiều hạn chế dẫn đến kết quả có sự mất cân đối trong thu hút vốn FDI, hiệu quả sử dụng vốn FDI thấp, quy mô vốn nhỏ.
    Luận án sử dụng phần mềm Eview4 để tiến hành hồi quy mô hình đánh giá hiệu quả vốn FDI thực hiện tại tỉnh Nghệ An. Kết quả kiểm định cho thấy mô hình tối ưu nhất có dạng:
    VA = -31.088,36 + 0,471832*NVi + 34,75335*LDi + 37.229,96*Ti
    Trong đó: VA là giá trị gia tăng khu vực FDI, NV là vốn thực hiện khu vực FDI, LD là số lao động khu vực FDI và T là biến thời gian.
    Mô hình hồi quy cho thấy mối quan hệ giữa vốn FDI thực hiện và VA là rất chặt chẽ, đây chính là cơ sở để xác định cần phải thu hút FDI bao nhiêu để đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế theo kế hoạch đề ra cho tỉnh Nghệ An.
    (2) Luận án cũng khẳng định hiệu quả sử dụng vốn FDI còn thấp so với kỳ vọng được chứng minh qua tác động của vốn FDI đến đóng góp vào kinh tế, tạo việc làm, cải thiện môi trường, đồng thời cũng chỉ ra những nguyên nhân dẫn đến những hạn chế trong đó nhấn mạnh đến cơ sở hạ tầng kỹ thuật, quản lý nhà nước, hoạt động xúc tiến và chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh.
    (3) Kết quả nghiên cứu cũng góp phần khẳng định việc tăng cường thu hút FDI tại Nghệ An cần gắn quy mô với chất lượng và hiệu quả sử dụng, chứ không thu hút bằng mọi giá. Dựa trên cơ sở thực tế tại địa phương, luận án cũng đưa ra các giải pháp để tăng cường thu hút vốn FDI vào địa bàn tỉnh, đó là:
    - Tăng cường đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật tạo sự hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài;
    - Thúc đẩy hoạt động xúc tiến;
    - Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch;
    - Phát triển công nghiệp hỗ trợ;
    - Cải cách thủ tục hành chính;
    - Đầu tư phát triển nguồn nhân lực;
    - Đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra thực hiện các biện pháp chống chuyển giá;
    - Cần thực hiện đánh giá hiệu quả sử dụng vốn FDI bằng các mô hình kinh tế lượng.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...