Luận Văn Tăng cường thu hút và triển khai dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp Hà Nội

Thảo luận trong 'Đầu Tư' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    170
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tăng cường thu hút và triển khai dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp Hà Nội

    LỜI NÓI ĐẦU​​​1. Tính cấp thiết của đề tài
    Trong xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới, thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài là một tất yếu khách quan. Việt Nam xây dựng, phát triển nền kinh tế từ một xuất phát điểm thấp và thiếu vốn. Vì vậy, nhu cầu vốn đầu tư nước ngoài trở nên cấp thiết để đẩy nhanh hơn tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
    Học tập kinh nghiệm của các nước công nghiệp phát triển đi trước. Việt Nam đã xây dựng mô hình “khu công nghiệp” để thu hút đầu tư nhằm thực hiện các mục tiêu đã đặt ra. Mỗi địa phương trong nước, tùy theo điều kiện tự nhiên, đặc điểm kinh tế - xã hội và lợi thế so sánh của mình mà có những định hướng phát triển khu công nghiệp phù hợp. Mô hình khu công nghiệp chính là nơi tập trung điều kiện thuận lợi nhất cho các nhà đầu tư nước ngoài, làm tăng tính hấp dẫn và khả năng cạnh tranh cho môi trường đầu tư Việt Nam.
    Những năm vừa qua, Hà Nội đã chủ trương xây dựng đồng bộ các khu công nghiệp nằm trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Hà Nội có năm khu công nghiệp tập trung là: Nội Bài, bắc Thăng Long, Sài Đồng B, Hà Nội – Đài Tư và khu công nghiêp nam Thăng Long. Các khu công nghiệp này nằm ở vị trí hết sức thuận lợi, là điểm hấp dẫn các nhà đầu tư nước ngoài. Các công ty đa quốc gia đang hoạt động sản xuất trong các khu công nghiệp của Hà Nội như: Pentax, Orion – Hanel, Canon, Sumitormo, Toto Các doanh nghiệp này có tỷ lệ xuất khẩu sản phẩm rất cao qua đó làm tăng tỷ lệ xuất khẩu của thành phố, đồng thời cũng thu hút và đào tạo nhiều lao động có tay nghề góp phần không nhỏ vào việc phát triển kinh tế - xã hội của thủ đô Hà Nội. Các khu công nghiệp Hà Nội đã góp phần làm dịch chuyển cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động, phát triển các ngành dịch vụ và công nghiệp phụ trợ. Tính đến hết năm 2007 vốn đầu tư nước ngoài vào các khu công nghiệp Hà Nội trên 2 tỷ USD. Tỷ lệ vốn thực hiện so với tổng vốn được đăng ký đầu tư là trên 60%.
    Tuy nhiên, bên cạnh những mặt đạt được thì hoạt động thu hút và triển khai các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp Hà Nội đã bộc lộ một số khiếm khuyết. Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội với vai trò là cầu nối giữa nhà đầu tư với các cơ quan chủ quản chưa tích cực phối hợp với các đơn vị trong thành phố đẩy mạnh hoạt động xúc tiến đầu tư, môi trường đầu tư và kinh doanh, thủ tục hành chính “một cửa, tại chỗ” chưa được cải cách triệt để, cơ sở hạ tầng kỹ thuật trong và ngoài hàng rào chưa được đầu tư xây dựng đồng bộ, công tác giải phóng mặt bằng gặp khó khăn, dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp trong các khu công nghiệp còn thiếu và chất lượng chưa cao, cơ cấu giá kinh doanh có sự khác nhau giữa các khu công nghiệp khiến cho sự hấp dẫn, thu hút và triển khai các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp Hà Nội chưa đạt được hiệu quả như mong đợi. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu đánh giá một cách sát thực hoạt động thu hút và triển khai các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp của Hà Nội, từ đó đề xuất những giải pháp hữu hiệu nhằm đẩy mạnh hoạt động này là việc làm hết sức cấp thiết. Chính vì vậy, tác giả đã chọn đề tài:“Tăng cường thu hút và triển khai dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp Hà Nội” để nghiên cứu trong luận văn của mình.
    2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
    2. 1. Mục đích nghiên cứu của đề tài
    Đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và triển khai các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp Hà Nội.
    2.2. Nhiệm vụ của đề tài
    Để thực hiện được mục đích trên, luận văn cần phải thực hiện các nhiệm vụ sau:
    Hệ thống hóa lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài, khu công nghiệp, thu hút và triển khai các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp.
    Phân tích, đánh giá thực trạng hoạt động thu hút và triển khai các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp Hà Nội, từ đó làm rõ những nguyên nhân dẫn đến những tồn tại trong hoạt động thu hút và triển khai các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp Hà Nội.
    Đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm tăng cường thu hút và triển khai các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp Hà Nội.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của luận văn là hoạt động thu hút và triển khai dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp (5 khu công nghiệp tập trung là: Nội Bài, bắc Thăng Long, Sài Đồng B, Hà Nội – Đài Tư và khu công nghiêp nam Thăng Long). Cụ thể luận văn sẽ nghiên cứu hoạt động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài ở giác độ thành phố và Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội từ khâu xúc tiến đầu tư đến khâu cấp Giấy chứng nhận đầu tư và đi vào triển khai dự án các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài trong các khu công nghiệp Hà Nội.
    Về thời gian: luận văn chỉ tập trung nghiên cứu về hoạt động thu hút và triển khai dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp Hà Nội từ năm 2001 (năm bắt đầu thực hiện chiến lược phát triển kinh tế Hà Nội giai đoạn 2001 – 2010) đến năm 2007 và đề xuất một số định hướng và giải pháp nhằm đẩy mạnh hoạt động này từ nay đến năm 2010.
    4. Phương pháp nghiên cứu
    Để đạt được mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, luận văn sử dụng đồng thời nhiều phương pháp nghiên cứu để luận giải các vấn đề lý luận và thực tiễn về thu hút và triển khai dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các khu công nghiệp Hà Nội như:
    Luận văn sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác – Lênin là cơ sở phương pháp luận.
    Phương pháp thống kê: tổng hợp và hệ thống các số liệu thống kê về hoạt động thu hút và triển khai dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào khu công nghiệp Hà Nội, đồng thời kết hợp với các phương pháp quy nạp, diễn giải, phân tích
    Ngoài ra, luận văn còn sử dụng các thông tin được công bố chính thức, gồm số liệu thống kê, các báo cáo tổng kết về đầu tư trực tiếp nước ngoài của Bộ kế hoạch và Đầu tư, sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội, Ban quản lý các khu công nghiệp và chế xuất Hà Nội và và các tài liệu khác có liên quan đến hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài.
    5. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và mục lục, luận văn được chia thành 03 chương:
    Chương 1: Lý luận chung về thu hút và triển khai dự án FDI và sự cần thiết phải tăng cường thu hút và triển khai dự án FDI vào các KCN Hà Nội
    Chương 2: Thực trạng thu hút và triển khai dự án FDI vào các KCN Hà Nội
    Chương 3: Định hướng và một số giải pháp tăng cường thu hút và triển khai dự án FDI vào các KCN Hà Nội
     
Đang tải...