Luận Văn Tăng cường sự tham gia của người dân vào hoạt động cung ứng dịch vụ công trên địa bàn Thành phố Hồ C

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    172
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU

    1. Tính cấp thiết của đề tài:
    Dịch vụ công là dịch vụ do Nhà nước trực tiếp đảm nhận việc cung ứng hay ủy nhiệm cho các cơ sở ngoài Nhà nước thực hiện nhằm bảo đảm trật tự và công bằng xã hội, phục vụ các lợi ích chung thiết yếu, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của các tổ chức và công dân.
    Hiện nay, ở Việt Nam, với chủ trương xã hội hóa dịch vụ công, hành chính công thì vấn đề quản lý nhà nước đối với dịch vụ công vẫn còn nhiều bất cập, còn hành chính. Với tầm quan trọng của việc quản lý nhà nước về dịch vụ công cũng như nhìn nhận lại thực trạng quản lý nhà nước về dịch vụ công, về cung ứng dịch vụ công, từ đó đưa ra những giải pháp hiệu quả để ngày một hoàn thiện hơn hoạt động quản lý nhà nước về dịch vụ công, tiêu biểu là tăng cường sự tham gia của người dân vào hoạt động cung ứng đối với dịch vụ công nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân về mặt vật chất và tinh thần, an sinh xã hội ngày càng phát triển.
    2. Mục đích nghiên cứu:
    Mục đích cuối cùng của đề tài là nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc đổi mới phương thức quản lý trong việc cung ứng dịch vụ công. Trên cơ sở đó sẽ đề xuất một số khuyến nghị về đổi mới phương thức quản lý nhà nước đối với dịch vụ công (cụ thể là cung ứng dịch vụ công).
    3. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài:
    Xây dựng cơ sở lý luận và thực tiễn để xác định sự tất yếu của người dân tham gia vào hoạt động cung ứng dịch vụ công.
    Nêu lên thực trạng người dân tham gia vào hoạt động cung ứng dịch vụ công trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung, làm sáng tỏ thêm những nhân tố tác động ảnh hưởng đến việc người dân tham gia vào hoạt động cung ứng đối với dịch vụ công.
    Trên cơ sở đó, đề xuất những phương hướng giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia và giám sát của người dân đối với việc hoạch định chính sách, tham gia cung ứng và đảm bảo chất lượng dịch vụ công.
    4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
    4.1. Đối tượng nghiên cứu:
    Sự tham gia của người dân vào hoạt động cung ứng dịch vụ công.
    4.2. Phạm vi nghiên cứu:
    Đề tài nghiên cứu sự tham gia của người dân vào hoạt động cung ứng dịch vụ công trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh.
    5. Tình hình nghiên cứu đề tài trong và ngoài nước:
    Trên thế giới, cải cách khu vực dịch vụ công luôn là một đề tài mang tính thời sự, đã và đang được nghiên cứu sâu rộng cả về lý thuyết và thực tiễn trên khắp thế giới. Đặc biệt, đối với các nền kinh tế chuyển đổi, việc xác định lại vai trò của nhà nước lại càng cần thiết. Vấn đề này cũng đã được đề cập trong rất nhiều nghiên cứu khác như “Thất bại của thị trường và thất bại của chính phủ” [1], “Lý thuyết kinh tế và nhà nước phúc lợi” [2], “ Vai trò kinh tế của nhà nước” [3] và nhiều báo cáo và nghiên cứu của Ngân hàng thế giới, Ngân hàng phát triển Châu Á
    5.1. Ý nghĩa khoa học:
    Qua việc vận dụng mô hình cân bằng thị trường và lý thuyết phúc lợi, đề tài nghiên cứu sẽ góp phần làm rõ hơn một số vấn đề mang tính lý luận về vai trò của nhà nước và của nhân dân trong cung ứng hàng hoá/dịch vụ công; sự cần thiết phải đổi mới phương thức cung ứng dịch vụ công đối với một nền kinh tế chuyển đổi như Việt Nam.
    5.2. Hiệu quả kinh tế:
    Kết quả nghiên cứu của đề tài là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu và các nhà hoạch định chính sách về cải cách hành chính nói chung và cải cách khu vực sự nghiệp công nói riêng. Đây được coi là một nhiệm vụ trọng tâm hiện nay và trong giai đoạn tới nhằm trước mắt thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2001 - 2010.
    5.3. Hiệu quả về mặt xã hội:
    Nâng cao hiệu quả và chất lượng cung cấp các dịch vụ công trong lĩnh vực giáo dục, y tế và khoa học - công nghệ. Khai thác tiềm năng và tăng khả năng đóng góp của các tổ chức vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội nói chung.
    6. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:
    6.1. Cơ sở lý luận:
    Dựa trên cơ sở lý luận quản lý nhà nước và quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực; quan điểm, đường lối, chủ trương về dịch vụ công, trong đó chú trọng đến hoạt động cung ứng dịch vụ công.
    6.2. Phương pháp nghiên cứu
    Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu; Phương pháp phân tích, xử lý, đánh giá tổng hợp.
    7. Kết cấu của luận văn:
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, danh mục tài liệu tham khảo; nội dung luận văn chia thành 3 chương:

    Chương 1
    : Cơ sở lý luận chung về dịch vụ công.

    Chương 2
    : Thực trạng về tình hình người dân tham gia vào hoạt động cung ứng dịch vụ công trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh nói riêng và Việt Nam nói chung.

    Chương 3
    : Tăng cường sự tham gia của người dân vào hoạt động cung ứng dịch vụ công.






    [HR][/HR][1]. Datta-Chaudhuri (1990), Thất bại của thị trường và thất bại của chính phủ.

    [2]. Barr (1992), Lý thuyết kinh tế và nhà nước phúc lợi.

    [3]. Stiglitz (1989), Vai trò kinh tế của nhà nước.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...