Luận Văn Tăng cường sự tham gia của người dân trong thực thi chính sách tại huyện Thuận Thành hiện nay

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Khóa luận tốt nghiệp - Lớp KH9QLC2 - HVHC năm 2012

    PHẦN MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Khi nói về điều kiện để giúp một quốc gia hùng mạnh người ta thường hình dung về những yếu tố như tiềm lực kinh tế, tiềm lực khoa học công nghệ, hay tiềm lực quân sự. Tuy nhiên yếu tố đó sẽ hoàn toàn vô nghĩa nếu thiếu đi niềm tin, sự ủng hộ và đoàn kết sức mạnh của toàn thể nhân dân vào việc giữ gìn và xây dựng đất nước. Thực tế lịch sử nước ta không thiếu những bài học cho thấy sự tham gia của người dân, sức mạnh toàn dân tộc đã vượt qua những cuộc chiến tranh khốc liệt, đánh bại những kẻ thù hùng mạnh trên thế giới. Đảng ta luôn nhấn mạnh “Cách mạng là sự nghiệp của toàn dân”. Sự nghiệp ấy không chỉ thực hiện trong thời kháng chiến chống quân xâm lược mà còn đặt lên vai tất cả chúng ta trong thời bình. Đó là sự nghiệp chống lại các thế lực phản động, tệ nạn tham nhũng, là xóa đói giảm nghèo, là đưa đất nước đi lên CNXH có nền kinh tế phát triển vững mạnh sánh vai với các cường quốc trên thế giới. Sự nghiệp ấy không thể thiếu đi sự tham gia của toàn thể nhân dân. Việc mở rộng hình thức tham gia của người dân vào hoạt động quản lý Nhà nước không chỉ đòi hỏi từ yêu cầu xây dựng Nhà nước Pháp quyền, là Nhà nước của dân, do dân và vì dân mà nó còn đóng góp quan trọng cho việc xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội trong điều kiện hiện nay.
    Vừa qua Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) đã công bố văn kiện “Đẩy mạnh chiều sâu dân chủ và tăng cường sự tham gia của người dân ở Việt Nam”. Các tác giả ghi nhận: “Việt Nam đã và đang áp dụng nhiều biện pháp tăng cường nguyên tắc giải trình trong cuộc sống xã hội và sự tham gia của người dân trong công tác chính quyền.” Từ khi Đảng và Nhà nước ban hành chủ trương xây dựng và thực hiện quy định về dân chủ cơ sở, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong đó có tăng cường sự tham gia của người dân vào các khâu trong quá trình thực thi chính sách, cho đến nay chúng ta đã triển khai rộng khắp trong toàn quốc và đạt được nhiều thành tựu, bài học quan trọng trong xây dựng, củng cố đất nước.
    Huyện Thuận Thành là một mảnh đất “Bên kia sông Đuống” nằm ở phía nam tỉnh Bắc Ninh. Từ bao đời nay được biết đến là một vùng quê “lúa nếp thơm nồng”, nhiều lễ hội dân gian, Thuận Thành mang trong mình nhiều giá trị lịch sử, văn hóa đáng quý của vùng đất cổ. Trong những năm gần đây Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân Thuận Thành đã cùng nhau đoàn kết, phát huy mạnh mẽ quyền làm chủ của mình thực thi thành công nhiều chính sách. Có thể nói huyện Thuận Thành là một trong những địa phương đi đầu ở tỉnh Bắc Ninh thực hiện tốt quy chế dân chủ cơ sở, thu hút nhiều sự tham gia của người dân vào các công việc của Nhà nước. Bên cạnh đó thực trạng Huyện còn nhiều khó khăn, một số chính sách đề ra bị chững lại, tồn tại bộ phận nhỏ người dân còn thờ ơ, thiếu niềm tin vào Chính quyền. Yêu cầu về tăng cường tham gia của người dân hơn nữa trong thực thi chính sách tại Huyện là một vấn đề đang được quan tâm sâu sắc của Đảng bộ, Chính quyền để thực hiện thành công mục tiêu phát triển kinh tế, ổn định xã hội.
    Xuất phát từ nhận thức đó em đã chọn đề tài “Tăng cường sự tham gia của người dân trong thực thi chính sách tại huyện Thuận Thành hiện nay” cho khóa luận tốt nghiệp của mình với mong muốn góp phần nâng cao hiệu quả sự tham gia của người dân trong công tác quản lý nhà nước tại huyện Thuận Thành thông qua những đề xuất và kiến nghị thực tế.
    2. Mục đích nghiên cứu
    Nghiên cứu, tìm hiểu thực trạng sự tham gia của người dân trong việc thực thi chính sách tại huyện Thuận Thành để trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp, kiến nghị góp phần nâng cao hiệu quả cho sự tham gia của người dân trong công tác quản lý của nhà nước nói chung và đối với Chính quyền huyện Thuận Thành nói riêng trong giai đoạn hiện nay.
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
    Hoạt động tham gia của người dân trong việc thực thi chính sách tại huyện Thuận Thành trong 5 năm (2006 - 2011).
    4. Phương pháp nghiên cứu
    4.1. Phương pháp biện chứng
    4.2. Phương pháp kết hợp lịch sử - logic
    4.3. Phương pháp phỏng vấn
    4.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp
    4.5. Phương pháp điều tra bảng hỏi
    5. Kết cấu của đề tài
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và các bảng số liệu khoa học phụ, nội dung chính của đề tài được kết cấu như sau:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về sự tham gia của người dân trong thực thi chính sách.
    Chương 2: Thực trạng sự tham gia của người dân trong thực thi chính sách tại huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh hiện nay.
    Chương 3: Một số giải pháp nhằm tăng cường sự tham gia của người dân trong thực thi chính sách tại huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh hiện nay.


    MỤC LỤC
    PHẦN MỞ ĐẦU 7
    1. Tính cấp thiết của đề tài 7
    2. Mục đích nghiên cứu. 8
    3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu. 8
    4. Phương pháp nghiên cứu. 8
    5. Kết cấu của đề tài 9
    CHƯƠNG 1. 10
    CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN 10
    TRONG THỰC THI CHÍNH SÁCH 10
    1. SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN 10
    1.1. Khái niệm 10
    1.2. Hình thức tham gia của người dân. 13
    1.3. Các cấp độ tham gia của người dân. 14
    1.4. Các yếu tố đóng vai trò quyết định đến sự tham gia của người dân. 15
    1.4.1. Yếu tố khách quan. 15
    1.4.2. Yếu tố chủ quan. 17
    1.5. Điều kiện để sự tham gia của người dân có hiệu quả. 19
    2. KHÁI NIỆM VÀ QUÁ TRÌNH THỰC THI CHÍNH SÁCH 20
    2.1. Khái niệm chính sách và thực thi chính sách. 20
    2.1.1 Khái niệm chính sách. 20
    2.1.2. Khái niệm thực thi chính sách. 22
    2.2 Vị trí, ý nghĩa của tổ chức thực thi chính sách. 22
    2.2.1 Vị trí của tổ chức thực thi chính sách. 22
    2.2.2. Ý nghĩa của tổ chức thực thi chính sách. 23
    2.3. Quy trình thực thi chính sách. 24
    2.4. Vị trí, ý nghĩa sự tham gia của người dân trong thực thi chính sách. 26
    Tiểu kết Chương 1. 30
    CHƯƠNG 2. 31
    THỰC TRẠNG SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN 31
    TRONG THỰC THI CHÍNH SÁCH TẠI HUYỆN THUẬN THÀNH, 31
    TỈNH BẮC NINH HIỆN NAY 31
    1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ HUYỆN THUẬN THÀNH 31
    1.1 Khái quát về điều kiện tự nhiên và đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Thuận Thành. 31
    1.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên. 31
    1.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội 32
    1.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của UBND huyện Thuận Thành. 34
    1.2.1. Vị trí và chức năng của UBND huyện Thuận Thành trong hệ thống cơ quan hành chính nhà nước tại tỉnh Bắc Ninh. 34
    Ủy ban nhân dân huyện là cơ quan hành chính cấp trên của Ủy ban nhân dân cấp xã, thị trấn. 35
    1.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ủy ban nhân dân huyện Thuận Thành. 35
    1.2.3 Cơ cấu tổ chức và hoạt động của Ủy ban nhân dân huyện Thuận Thành. 36
    Sơ đồ tổ chức bộ máy Ủy ban Nhân dân huyện Thuận Thành. 38
    2. THỰC TRẠNG VỀ SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN VÀO QUÁ TRÌNH THỰC THI CHÍNH SÁCH TẠI HUYỆN THUẬN THÀNH 39
    2.1. Quá trình triển khai thực hiện sự tham gia của người dân vào quá trình thực thi chính sách tại huyện Thuận Thành. 39
    2.1.1. Công tác chỉ đạo, tuyên truyền. 39
    2.1.2. Công tác tập huấn và chuẩn bị 40
    2.2. Những thuận lợi và khó khăn trong việc thực hiện sự tham gia của người dân vào quá trình thực thi chính sách tại huyện Thuận Thành. 41
    2.2.1. Thuận lợi 41
    2.2.2. Khó khăn. 41
    2.3. Những kết quả đạt được trong quá trình thực hiện sự tham gia của người dân vào thực thi chính sách tại huyện Thuận Thành. 42
    2.3.1. Những thành tựu trong quá trình thực hiện. 42
    2.3.1.1. Sự tham gia của người dân trong quy trình thực thi chính sách. 42
    2.3.1.2. Tăng sự hài lòng và niềm tin của người dân vào chính quyền. 49
    2.3.1.3. Nâng cao hiệu quả của các chính sách, giải quyết những vấn đề bức thiết trong xã hội 50
    2.3.1.4. Phát huy quyền làm chủ của nhân dân, tạo động lực mới thúc đẩy thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội 50
    2.3.2. Những tồn tại, hạn chế trong quá trình thực hiện. 51
    2.3.3. Nguyên nhân của sự tồn tại hạn chế đó. 53
    Tiểu kết chương 2. 55
    CHƯƠNG 3. 57
    MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG THỰC THI CHÍNH SÁCH TẠI HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH HIỆN NAY 57
    1. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG THỰC THI CHÍNH SÁCH TẠI HUYỆN THUẬN THÀNH 57
    2. MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT VỚI ĐẢNG BỘ, CHÍNH QUYỀN, MTTQ VÀ CÁC ĐOÀN THỂ HUYỆN THUẬN THÀNH VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ THAM GIA CỦA NGƯỜI DÂN TRONG THỰC THI CHÍNH SÁCH TẠI HUYỆN THUẬN THÀNH 62
    2.1. Khuyến nghị với Đảng bộ Huyện Thuận Thành. 62
    2.3. Khuyến nghị với MTTQ và các đoàn thể Huyện Thuận Thành. 63
    KẾT LUẬN 65
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 67
    PHỤ LỤC 1. 75
    PHỤ LỤC 2. 78
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...