Thạc Sĩ Tăng cường quản lý xuất nhập khẩu tiểu ngạch qua cửa khẩu Tân Thanh – Lạng Sơn

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ
    NĂM - 2011
    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu 2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
    4. Phương pháp nghiên cứu 2
    5. Đóng góp của luận văn 3
    6. Bố cục của luận văn: 4

    CHƯƠNG I: NHỮNG LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HÌNH THỨC XUẤT NHẬP KHẨU TIỂU NGẠCH 5
    1.1 ĐẶC ĐIỂM VÀ VAI TRỒ CỦA XUẤT NHẬP KHẨU TIỂU NGẠCH 5
    1.1.1 Khái niệm về xuất nhập khẩu tiểu ngạch 5
    1.1.2 Đặc điểm xuất nhập khẩu tiểu ngạch 7
    1.1.3 Tác động của xuất nhập khẩu tiểu ngạch 9

    1.2 QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HÌNH THỨC XUẤT NHẬP KHẨU TIỂU NGẠCH 18
    1.2.1 Khái niệm 18
    1.2.2 Sự cần thiết của tăng cường quản lý nhà nước đối với xuất nhập khẩu tiểu ngạch 19
    1.2.3 Những vấn đề cơ bản về quản lý nhà nước đối với xuất nhập khẩu tiểu ngạch 21
    1.3 KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ NƯỚC VỀ QUẢN LÝ XUẤT NHẬP KHẨU TIỂU NGẠCH VÀ PHÁT TRIỂN MẬU DỊCH BIÊN GIỚI 27
    1.3.1. Kinh nghiệm của Thái Lan 27
    1.3.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc 28
    1.3.3. Kinh nghiệm của một số nước ở khu vực Tây Âu và Bắc Mỹ 31

    CHƯƠNG II THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XUẤT NHẬP KHẨU TIỂU NGẠCH QUA CỬA KHẨU TÂN THANH – LẠNG SƠN 32
    2.1 THỰC TRẠNG XUẤT NHẬP KHẨU TIỂU NGẠCH CỦA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC QUA CỬA KHẨU TÂN THANH 32
    2.1.1 Tình hình xuất khẩu tiểu ngạch của Việt Nam sang Trung quốc qua cửa khẩu Tân Thanh 32
    2.1.2 Tình hình nhập khẩu tiểu ngạch của Việt nam từ Trung Quốc qua cửa Khẩu Tân Thanh 38
    2.2 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI XUẤT NHẬP KHẨU TIỂU NGẠCH QUA CỬA KHẨU TÂN THANH – LẠNG SƠN 46
    2.2.1 Thực trạng nhận thức về mậu dịch biên giới và quản lý mậu dịch biên giới ở nước ta 46
    2.2.2 Thực trạng quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch qua cửa khẩu Tân Thanh – Lạng Sơn 48
    2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU TIỂU NGẠCH QUA CỬA KHẨU TÂN THANH – LẠNG SƠN 61
    2.3.1 Những mặt đạt được 61
    2.3.2 Những mặt tồn tại và nguyên nhân 62

    CHƯƠNG III MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XUẤT NHẬP KHẨU TIỂU NGẠCH QUA CỬA KHẨU TÂN THANH LẠNG SƠN 69
    3.1 DỰ BÁO XUẤT NHẬP KHẨU TIỂU NGẠCH GIỮA VIỆT NAM VÀ TRUNG QUỐC QUA CỬA KHẨU TÂN THANH ĐẾN 2020 69
    3.2 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ MỤC TIÊU QUẢN LÝ XUẤT NHẬP KHẨU TIỂU NGẠCH TRONG THỜI GIAN TỚI 70
    3.2.1 Phương hướng quản lý xuất nhập khẩu tiểu ngạch ở cửa khẩu Tân thanh 70
    3.2.2 Mục tiêu quản lý xuất nhập khẩu tiểu ngạch ở cửa khẩu Tân thanh 72
    3.3 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ XUẤT NHẬP KHẨU TIỂU NGẠCH QUA CỬA KHẨU TÂN THANH 73
    3.3.1 Tạo hành lang pháp lý vững chắc cho công tác quản lý xuất nhập khẩu tiểu ngạch 73
    3.3.2 Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính 76
    3.3.3 Đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật và ứng dụng công nghệ quản lý hiện đại 78
    3.3.4 Nâng cao năng lực, trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức 79
    3.3.5 Tổ chức nghiên cứu thị trường Trung Quốc 81
    3.3.6 Các giải pháp tăng cường chống buôn lậu và gian lận thương mại ở cửa khẩu Tân thanh 81
    3.4 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VỚI NHÀ NƯỚC VÀ CÁC CƠ QUAN HỮU QUAN 87
    3.4.1 Kiến nghị với Nhà nước 87
    3.4.2 Kiến nghị với tỉnh Lạng sơn 89
    KẾT LUẬN 93
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 95


    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Việt Nam đang trong thời kỳ mở cửa, hội nhập với thị trường khu vực và thế giới, trong đó thị trường Trung Quốc với những đặc thù riêng về sự hấp dẫn ngày càng được coi là thị trường quan trọng, có tác động mạnh mẽ đến thị trường Việt Nam, vì vậy giao lưu buôn bán hàng hóa qua khu vực biên giới Trung Quốc trở thành vấn đề nóng bỏng, luôn thu hút sự quan tâm không chỉ của các nhà quản lý mà cả các nhà kinh doanh nhằm phát triển hoạt động thương mại.
    Lạng sơn là một trong những tỉnh miền núi phía Bắc của Việt Nam, có đường biên giới giáp với Trung Quốc. Lạng sơn có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế mậu biên, hàng hóa được xuất, nhập khẩu qua các cửa khẩu Lạng Sơn rất phong phú, trong đó Tân Thanh là cửa khẩu có số lượng hàng hóa lưu thông lớn nhất chủ yếu hàng nông sản Thị trường hơn 300 triệu dân của các tỉnh Tây Nam Trung Quốc, trong đó có tỉnh Vân Nam nằm sát biên giới nước ta là một thị trường đầy hứa hẹn tiêu thụ hàng hóa của Việt Nam với số lượng lớn và chủ yếu theo hình thức xuất nhập khẩu tiểu ngạch. Sau khi quan hệ Việt Nam – Trung Quốc được bình thường hóa, các cửa khẩu được mở cửa, hoạt động thương mại nói chung và các hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng đó cú sự phát triển nhanh chóng, kim ngạch xuất nhập khẩu tăng lên đáng kể, hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch đã có tác động tích cực đến việc phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh cũng như đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế đất nước. Tuy nhiên việc tổ chức quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch vẫn còn nhiều yếu kém nên hiệu quả của hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch còn thấp, tình trạng trốn thuế, buôn lậu và gian lận thương mại chưa được ngăn chặn Những năm gần đây có nhiều bài học đắt giá như vụ án nhận hối lộ của cán bộ cửa khẩu Tân thanh, hay những ngày cuối tháng 3 năm 2011 lượng hàng hóa xuất khẩu tại Tân Thanh tăng đột biến, chủ yếu là dưa hấu tươi cũng đã gây ra tình trạng ùn tắc cục bộ. Lúc cao điểm có tới hơn 300 xe tồn đọng, mắc kẹt ở khu cửa khẩu này Tình trạng hàng Việt Nam rơi vào tình thế “ cho không ai lấy” tại cửa khẩu, khiến cho cả nông dân và doanh nghiệp kinh doanh vận tải nông sản phải lao đao.
    Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trờn, Tụi chọn đề tài : “Tăng cường quản lý xuất nhập khẩu tiểu ngạch qua cửa khẩu Tân Thanh – Lạng Sơn”
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    Luận văn nhằm giải quyết những vấn đề cơ bản sau:
    - Nghiên cứu hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý nhà nước đối với hoạt động xuất nhập khẩu tiểu ngạch tại cửa khẩu Tân Thanh – Lạng Sơn
    - Phân tích thực trạng về xuất nhập khẩu tiểu ngạch và thực trạng quản lý xuất nhập khẩu tiểu ngạch qua cửa khẩu tân thanh trờn cỏc nội dung về bộ máy quản lý, nguồn nhân lực, thể chế quản lý nhà nước.
    - Đưa ra một số giải pháp tăng cường quản lý nhà nước về xuất nhập khẩu tiểu ngạch trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...