Thạc Sĩ Tăng cường quản lý vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn Huyện Lâm Thao, tỉ

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Quy Ẩn Giang Hồ, 11/11/15.

  1. Quy Ẩn Giang Hồ

    Quy Ẩn Giang Hồ Administrator
    Thành viên BQT

    Bài viết:
    3,084
    Được thích:
    23
    Điểm thành tích:
    38
    Xu:
    0Xu
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    Đầu tư xây dựng cơ bản là một hoạt động đầu tư vô cùng quan trọng, tạo ra hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội, là tiền đề cơ bản để thực hiện quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước. Quản lý đầu tư xây dựng cơ bản là một hoạt động quản lý kinh tế đặc thù, phức tạp và luôn luôn biến động nhất là trong điều kiện môi trường pháp lý, các cơ chế chính sách quản lý kinh tế còn chưa hoàn chỉnh, hay thay đổi và mới đang dần đồng bộ như hiện nay. Huyện Lâm Thao nằm ở phía Đông của tỉnh Phú Thọ, phía Bắc giáp thị xã Phú Thọ và huyện Phù Ninh, phía Đông giáp thành phố Việt Trì và huyện Ba Vì (Hà Nội), phía Tây và phía Nam giáp huyện Tam Nông. Lâm Thao có tổng diện tích đất tự nhiên là 9.769,11 ha với 99.700 nhân khẩu, có 2 thị trấn (Lâm Thao và Hùng Sơn) và 12 xã: Xuân Huy, Thạch Sơn, Tiên Kiên, Sơn Vi, Hợp Hải, Kinh Kệ, Bản Nguyên, Vĩnh Lại, Tứ Xã, Sơn Dương, Xuân Lũng và Cao Xá. Lâm Thao là huyện trọng điểm sản xuất lương thực của tỉnh Phú Thọ, có ruộng đồng bằng phẳng, đất đai màu mỡ. Sát di tích lịch sử văn hoá Đền Hùng cùng mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt, đường thuỷ nối các tỉnh Tây Bắc với Thủ đô Hà Nội, Lâm Thao nằm trong tam giác công nghiệp của tỉnh Phú Thọ (Việt Trì - Bãi Bằng - Lâm Thao) đã đem lại cho huyện những tiềm năng và lợi thế để phát triển kinh tế - xã hội.
    Lâm Thao hiện đang là vùng kinh tế động lực của tỉnh (cùng với thành phố Việt Trì, huyện Phù Ninh và thị xã Phú Thọ), đồng thời cũng là huyện đi đầu trong công cuộc thực hiện Chương trình mục tiêu Quốc gia về Nông thôn mới, đóng góp rất lớn vào sự nghiệp đổi mới kinh tế của tỉnh. Trong những năm qua, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện khá cao; các lĩnh vực văn hóa - xã hội cũng đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ. Đầu tư xây dựng trên
    2
    địa bàn huyện diễn ra hết sức mạnh mẽ, tuy nhiên, việc quản lý nhà nước nói chung và của huyện Lâm Thao nói riêng còn nhiều hạn chế, bất cập: Luật Đầu tư công mới có hiệu lực, vẫn còn mới mẻ, một số luật pháp, chính sách, cơ chế vẫn còn hiệu lực nhưng lại không còn phù hợp, chồng chéo, thiếu và chưa đồng bộ; tình trạng buông lỏng quản lý dẫn đến lãng phí, thất thoát, tham nhũng vốn của Nhà nước, làm suy giảm chất lượng các công trình, dự án có vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước, bên cạnh đó các nguồn vốn đầu tư cho xây dựng cơ bản hết sức đa dạng từ nguồn vốn ngân sách huyện xã, nguồn vốn đấu giá quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện, nguồn vốn ngân sách tỉnh đến nguồn vốn bổ sung có mục tiêu từ ngân sách Trung ương và các nguồn vốn khác, đòi hỏi phải có sự quản lý, phối hợp chặt chẽ, hiệu quả để ngăn chặn được tình trạng trên. Huyện Lâm Thao cần phải đổi mới quản lý đầu tư xây dựng cơ bản, tránh thất thoát, lãng phí, đầu tư dàn trải gây nợ đọng xây dựng cơ bản. Đây thực sự là vấn đề quan trọng cần được nghiên cứu làm rõ cả về lý luận lẫn thực tiễn. Vì vậy tác giả đã lựa chọn đề tài “Tăng cường quản lý vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ” để làm luận văn thạc sỹ quản lý kinh tế.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    2.1. Mục tiêu tổng quát Đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước, xử lý có hiệu quả tình trạng thất thoát lãng phí vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Lâm Thao. 2.2. Mục tiêu cụ thể - Hệ thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về quản lý vốn NSNN cho đầu tư XDCB. - Phân tích thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Lâm Thao.
    3
    - Đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN trên địa bàn huyện Lâm Thao.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là quản lý vốn của NSNN cho đầu tư XDCB. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: Nghiên cứu lý luận và thực tiễn vấn đề đầu tư XDCB từ vốn NSNN do UBND cấp huyện quản lý. - Về không gian: Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, học viên tiến hành điều tra nghiên cứu việc quản lý các công trình đầu tư xây dựng trên địa bàn huyện Lâm Thao. - Về thời gian: + Số liệu thứ cấp: sử dụng các báo cáo về quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB và các báo cáo có liên quan từ năm 2010-2014. + Số liệu sơ cấp: Điều tra các công trình đang xây dựng tại huyện Lâm Thao có sử dụng vốn NSNN.
    4. Đóng góp thực tế của luận văn
    Phân tích, đánh giá một cách toàn diện vấn đề quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn ngân sách nhà nước của huyện Lâm Thao từ đó để rút ra những thành công, hạn chế và nguyên nhân của nó. Trên cơ sở đó đề xuất những phương hướng, giải pháp nhằm quản lý tốt hơn nữa vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước của huyện Lâm Thao.
    5. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận văn được kết cấu thành 4 chương, cụ thể: Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản. Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
    4
    Chương 3: Thực trạng quản lý vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Lâm Thao - Phú Thọ. Chương 4: Định hướng và giải pháp tăng cường quản lý vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản tại huyện Lâm Thao.

    MỤC LỤC
    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN . ii
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii
    DANH MỤC BẢNG viii
    DANH MỤC CÁC HÌNH ix
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu . 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu 2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 3
    4. Đóng góp thực tế của luận văn 3
    5. Kết cấu của luận văn . 3
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN 5
    1.1. Cơ sở lý luận về vốn đầu tư xây dựng cơ bản và quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản thuộc NSNN 5
    1.1.1. Một số khái niệm cơ bản . 5
    1.1.2. Đặc điểm, phân loại vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản . 13
    1.1.3. Vai trò của vốn đầu tư xây dựng cơ bản đối với nền kinh tế 16
    1.2. Nội dung quản lý vốn NSNN cho đầu tư xây dựng cơ bản . 17
    1.2.1. Các yếu tố quản lý vốn đầu tư ngân sách Nhà nước cho xây dựng cơ bản . 17
    1.2.2. Nội dung quản lý vốn ngân sách Nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản 20
    iv
    1.2.3. Hệ thống luật pháp, chính sách và các công cụ quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước 32
    1.3. Cơ sở thực tiễn về quản lý vốn đầu tư XDCB từ NSNN . 34
    1.3.1. Kinh nghiệm của một số địa phương về quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ NSNN tại huyện, tỉnh, thành phố . 34
    1.3.2. Bài học kinh nghiệm rút ra cho huyện Lâm Thao. . 38
    Kết luận chương 1 . 40
    Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41
    2.1. Khung nghiên cứu 41
    2.2 Câu hỏi nghiên cứu . 41
    2.3. Phương pháp nghiên cứu 41
    2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin 41
    2.3.2. Phương pháp xử lý thông tin . 42
    2.3.3. Phương pháp phân tích thông tin 42
    2.4. Các tiêu chí đánh giá việc quản lý vốn đầu tư XDCB thuộc NSNN . 43
    Kết luận chương 2 . 44
    Chương 3: THỰC TRẠNG QUẢN LÝ VỐN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC CHO ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TẠI HUYỆN LÂM THAO - PHÚ THỌ . 45
    3.1. Tình hình kinh tế xã hội của huyện Lâm Thao 45
    3.1.1. Đặc điểm địa bàn huyện Lâm Thao 45
    3.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội huyện Lâm Thao . 47
    3.2. Thực trạng đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn NSNN của huyện Lâm Thao những năm gần đây . 49
    3.2.1. Tổng vốn đầu tư XDCB 49
    3.2.2. Tỷ trọng đầu tư XDCB trong tổng vốn ngân sách huyện . 50
    3.2.3. Tình hình đầu tư XDCB bằng vốn NS huyện . 51
    3.2.4. Kết quả đạt được . 51
    v
    3.3. Thực trạng công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ Ngân sách nhà nước 52
    3.3.1. Thực trạng công tác quy hoạch, kế hoạch định hướng đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước . 52
    3.3.2. Hệ thống luật pháp, chính sách và các công cụ quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách Nhà nước 55
    3.3.3. Quản lý việc triển khai các dự án đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách của Nhà nước 57
    3.3.4. Công tác thanh, kiểm tra các dự án đối với vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách của Nhà nước 64
    3.4. Đánh giá tình hình quản lý, sử dụng vốn đầu tư XDCB từ ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Lâm Thao từ 2010 - 2014 . 66
    3.4.1. Những kết quả đạt được 66
    3.4.2. Những tồn tại . 67
    3.4.3. Nguyên nhân của những tồn tại 68
    Kết luận chương 3 . 70
    Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN LÂM THAO - PHÚ THỌ 71
    4.1. Định hướng của Đảng bộ, chính quyền tỉnh Phú Thọ và huyện Lâm Thao trong việc nâng cao hiệu quả đầu tư XDCB từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước . 71
    4.1.1. Nâng cao hiệu quả sử dụng NSNN trong đầu tư XDCB là nghĩa vụ và trách nhiệm của toàn dân, trực tiếp là các chủ thể có liên quan, đứng đầu là các cơ quan nhà nước 71
    4.1.2. Phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân vừa là cơ sở, nền tảng, vừa là mục đích của nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư XDCB . 72
    vi
    4.1.3. Huy động sức mạnh tổng hợp để nâng cao hiệu quả sử dụng ngân sách nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản . 73
    4.2. Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội huyện Lâm Thao đến 2020 74
    4.2.1. Mục tiêu chung 74
    4.2.2. Mục tiêu cụ thể 75
    4.3. Một số giải pháp tăng cường quản lý vốn đầu tư XDCB từ nguồn vốn ngân sách Nhà nước trên địa bàn huyện Lâm Thao . 77
    4.3.1. Giải pháp về quản lý và sử dụng . 77
    4.3.2. Giải pháp về tổ chức thực hiện . 80
    4.3.3. Giải pháp về nguồn nhân lực 86
    4.3.4. Giải pháp về tăng cường huy động các nguồn vốn khác cho đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Lâm Thao . 87
    Kết luận chương 4 . 89
    KẾT LUẬN 90
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
     
Đang tải...