Thạc Sĩ Tăng cường quản lý thu thuế Giá trị gia tăng và thuế Thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn huyện Quảng

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    PHẦN MỞ ĐẦU


    1.Tính cấp thiết của đề tài

    Thuế là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước. Nộp thuế theo quy định của pháp luật là nghĩa vụ và quyền lợi của mọi tổ chức, cá nhân. Cơ quan tổ chức, cá nhân có trách nhiệm tham gia quản lý thuế. Việc quản lý thuế phải đảm bảo công khai, minh bạch, bình đẳng; đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người nộp thuế, [12], [51].

    Nền kinh tế nước ta ngày càng phát triển mạnh mẽ, với nhiều thành phần kinh tế, đa dạng hoá ngành nghề, lĩnh vực đòi hỏi phải có một hệ thống thuế phù hợp với hệ thống luật pháp quốc gia và thông lệ quốc tế. Đặc biệt, hai sắc thuế gia trị gia tăng và thu nhập doanh nghiệp trong thời gian qua luôn được sửa đổi và bổ sung, là hai nguồn thu chủ lực, chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn thu thuế, cũng là hai lĩnh vực còn bộc lộ nhiều vướng mắc, hạn chế cần giãi quyết.

    Chi Cục Thuế huyện Quảng trạch, tỉnh Quảng Bình được thành lập năm 1990 có nhiệm vụ thu ngân sách trên địa bàn. Kết quả thu thuế năm sau cao hơn năm trước. Tổ chức quản lý thu thuế từng bước được cải cách, hiện đại hoá; trình độ chuyên môn nghiệp vụ của cán bộ công chức thuế ngày càng được nâng lên. Hiện nay với hơn 200 doanh nghiệp đang hoạt động sản xuất kinh doanh - một nhân tố quan trọng trong việc đóng góp nguồn thu cho NSNN ở địa phương. Tuy nhiên hệ thống chính sách thuế cũng như các văn bản hướng dẫn thi hành các Luật thuế nói chung, hai Luật thuế Giá trị gia tăng và thuế Thu nhập doanh nghiệp nói riêng còn chưa hoàn thiện, nhiều vướng mắc; công tác thu thuế chưa hoàn thành tổng thể dự toán thuế GTGT và thuế TNDN; tình trạng doanh nghiệp kê khai đăng ký thuế ít hơn số lượng doanh nghiệp đăng ký thành lập; năng lực quản lý thu thuế của một số công chức thuế chưa đáp ứng được yêu cầu công cuộc cải cách hành chính, hiện đại hoá ngành thuế; tình hình nộp thuế chưa phản ảnh đúng thực trạng SXKD của doanh nghiệp, thất thu thuế còn lớn, nợ đọng thuế còn kéo dài, chiếm tỷ lệ còn khá cao; công tác thanh tra, kiểm tra còn hạn chế; chưa thực hiện đúng chính sách ưu đãi, miễn giảm thuế cho doanh nghiệp. Vì vậy tăng cường quản lý thu thuế GTGT và thuế TNDN cũng đồng nghĩa với việc đảm bảo thu đúng, thu đủ, thu kịp thời các khoản thuế GTGT và thuế TNDN; thực hiện tốt Luật thuế và tăng thu cho ngân sách nhà nước.

    Trong thời gian qua lĩnh vực thuế GTGT và thuế TNDN đã thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả, nhiều nhà nghiên cứu và các nhà hoạch địch chính sách; đã có một số công trình nghiên cứu về thuế trên địa bàn tỉnh Quảng Bình. Tuy nhiên, chưa có công trình nào nghiên cứu có hệ thống và toàn diện về thuế GTGT và thuế TNDN ở địa bàn huyện Quảng Trạch.

    Xuất phát từ đó, chúng tôi chọn đề tài : “Tăng cường quản lý thu thuế Giá trị gia tăng và thuế Thu nhập doanh nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình” làm luận văn thạc sĩ kinh tế.

    2. Mục đích nghiên cứu

    2.1 Mục đích tổng quát

    Đề xuất các giải pháp khả thi, tăng cường quản lý thu thuế GTGT và thuế TNDN góp phần tăng nguồn thu ngân sách của huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.

    2.2. Mục đích cụ thể

    - Góp phần hệ thống hoá những vấn đề lý luận và thực tiễn về quản lý thu thuế GTGT và thuế TNDN;

    - Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thu thuế GTGT và thuế TNDN tại Chi Cục Thuế huyện Quảng Trạch giai đoạn 2005-2007;

    - Đề xuất phương hướng và các giải pháp tăng cường quản lý thu thuế GTGT và thuế TNDN đối với các doanh nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Trạch trong thời gian tới.

    3. Phương pháp tiếp cận mục đích nghiên cứu

    3.1. Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

    Đây là phương pháp chung được luận văn sử dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu như là cơ sở phương pháp luận để giãi quyết các vấn đề nghiên cứu trên quan điểm phát triển và toàn diện.

    3.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu và thông tin

    3.2.1. Số liệu thứ cấp

    Được thu thập từ các nguồn tài liệu, báo cáo của Cục Thuế tỉnh Quảng Bình; Chi Cục Thuế huyện Quảng Trạch; Niên giám thống kê huyện Quảng Trạch; các báo cáo tài liệu của các ban ngành huyện Quảng Trạch; thông tin đã được công bố trên các giáo trình, báo, tạp chí, công trình và đề tài khoa học trong và ngoài nước.

    3.2.2. Số liệu sơ cấp

    Được tiến hành thu thập trên cơ sở các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn và số lượng cán bộ công chức quản lý thu thuế thuộc Chi Cục Thuế huyện Quảng Trạch. Cụ thể chọn 60 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên địa bàn, gồm 37 công ty TNHH, 20 Doanh nghiệp tư nhân, 3 Hợp tác xã và 60 cán bộ công chức thuế để tiến hành điều tra.

    Phương pháp điầu tra bằng cách phát phiếu khảo sát đã được thiết kế sẳn, nhằm đánh giá mức độ đồng ý của người nộp thuế, của cán bộ công chức thuế về nội dung chính sách thuế; Đánh giá mức độ hài lòng của người nộp thuế về sự hướng dẫn, hỗ trợ, công tác quản lý thu thuế của cơ quan thuế đối với người nộp thuế.

    3.3. Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu

    - Dùng phương pháp phân tổ thống kê để hệ thống hoá và tổng hợp tài liệu theo các tiêu thức phù hợp với mục đích nghiên cứu.

    - Việc xử lý và tính toán các số liệu, các chỉ tiêu nghiên cứu được tiến hành trên máy tính theo các phần mềm Excel, SPSS và phần mềm tin học của Tổng Cục Thuế.

    3.4. Phương pháp phân tích

    - Trên cơ sở các tài liệu đã được xử lý, tổng hợp và vận dụng các phương pháp phân tích thống kê, phân tích kinh tế để đánh giá thực trạng quản lý thu thuế GTGT và thuế TNDN của cơ quan thuế; phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thu thuế.

    - Phương pháp kiểm định sự bằng nhau của hai trị trung bình trong trường hợp mẫu phối hợp từng cặp (paired-Samples test) để so sánh có sự khác biệt ý kiến đánh giá của hai nhóm đối tượng được điều tra tra về nội dung chính sách thuế và công tác quản lý thu thuế.

    - Phương pháp đồ thị và biểu đồ để phân tích đánh giá một cách khách quan, khoa học về các nội dung nghiên cứu.

    3.5. Phương pháp chuyên gia và chuyên khảo

    - Phương pháp chuyên khảo: Đi sâu nghiên cứu tình hình kê khai doanh thu của các đơn vị kinh doanh xăng dầu trên địa bàn nhằm phát hiện tình trạng xuất khống hoá đơn cho các đối tượng thực tế không mua xăng dầu để được khấu trừ thuế GTGT, tăng chi phí làm giảm thuế TNDN phải nộp.

    - Phương pháp chuyên gia: Để làm sáng tỏ vấn đề lý luận cũng như đánh giá mức độ thất thu thuế trên địa bàn tác giả thu thập ý kiến của đồng chí Chi Cục Trưởng Chi cục thuế, kế toán doanh nghiệp để đưa ra các kết luận một cách xác đáng, có căn cứ khoa học nhằm đề xuất giải pháp có sức thuyết phục cao, mang tính khả thi phù hợp với thực tiễn địa bàn nghiên cứu.

    4. Phạm vi nghiên cứu

    4.1. Đối tượng và nội dung nghiên cứu

    4.1.1. Đối tượng nghiên cứu

    Chi Cục Thuế huyện Quảng Trạch và các loại hình doanh nghiệp có trách nhiệm đăng ký kê khai nộp thuế GTGT và thuế TNDN trên địa bàn.

    4.1.2. Nội dung nghiên cứu

    Hoạt động quản lý thu và nộp thuế GTGT và thuế TNDN.

    4.2. Phạm vi không gian

    Địa bàn huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.

    4.3. Phạm vi thời gian

    Phân tích, đánh giá thực trạng quản lý thu và nộp thuế trong giai đoạn 2005-2007 và đề xuất giải pháp đến năm 2012.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...