Thạc Sĩ Tăng cường quản lý thu ngân sách địa phương ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (Ví dụ ở tỉnh Viêng Chăn

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mở đầu
    1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
    ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (CHDCND Lào), Luật Ngân sách Nhà
    nước Lào ra đời và có hiệu lực thi hành từ ngày 14/4/1995 đã quy định thu ngân sách Nhà
    nước (NSNN) là một hệ thống thống nhất bao gồm thu ngân sách Trung ương (NSTW) và thu
    ngân sách các cấp chính quyền địa phương.
    Ngân sách tỉnh là một cấp trong ngân sách các cấp chính quyền địa phương được Nhà
    nước phân cấp nguồn thu theo chức năng quyền hạn cụ thể. Tuy nhiên trong thực tế quản lý
    thu ngân sách cấp tỉnh ở Lào còn nhiều bất cập.
    Để thu ngân sách cấp tỉnh trở thành một cấp thu ngân sách theo đúng nghĩa, cần
    phải tìm những giải pháp hữu hiệu trong công tác tăng cường quản lý nhằm hoàn thiện việc
    thu ngân sách cấp tỉnh, đó là một vấn đề cấp thiết hiện nay. Vì vậy, tôi đã lựa chọn nghiên
    cứu đề tài: "Tăng cường quản lý thu ngân sách địa phương ở Cộng hòa dân chủ nhân
    dân Lào (Ví dụ ở tỉnh Viêng Chăn)" cho bản luận văn thạc sĩ của mình.
    2. Mục đích nghiên cứu đề tài
    Thông qua việc nghiên cứu hoạt động của thu ngân sách cấp tỉnh trong mối quan hệ
    với hệ thống thu NSNN nhằm tìm ra những giải pháp thích hợp hướng cho ngân sách tỉnh phát
    huy được vai trò tích cực của mình, góp phần tăng cường công tác quản lý thu ngân sách ở
    Lào ngày một tốt hơn.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Nghiên cứu chung về quản lý thu ngân sách cấp tỉnh trong toàn quốc và quản lý
    thu Ngân sách cấp tỉnh của tỉnh Viêng Chăn trong thời gian 5 năm từ năm 2000 đến kế
    hoạch dự đoán năm 2005.
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    - Nghiên cứu việc quản lý thu ngân sách cấp tỉnh.
    - Nghiên cứu mối quan hệ thu ngân sách cấp tỉnh với thu ngân sách các cấp trong
    hệ thống.
    - Nghiên cứu quy trình lập, chấp hành và quyết toán trong việc tăng cường quản lý
    thu ngân sách cấp tỉnh.
    4. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu
    Kết quả nghiên cứu của luận văn có thể khái quát trên các khía cạnh:
    - Về mặt lý thuyết: Luận văn đã hệ thống hóa và khái quát về mặt lý luận một số
    vấn đề cơ bản quản lý thu NSNN.
    - Về mặt thực tiễn: Luận văn đã đưa ra những nhận xét khách quan về thực trạng
    quản lý thu NSNN ở CHDCND Lào trong những năm qua.
    - Về các đề xuất kiến nghị: Luận văn đã đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm tăng
    cường quản lý thu NSNN ở CHDCND Lào trong những năm tới.
    Trong điều kiện cải cách hành chính nhà nước và cải cách tài chính công ở
    CHDCND Lào hiện nay, những kết quả nghiên cứu trên đây của luận văn là có ý nghĩa
    thiết thực cả về lý luận và thực tiễn.
    5. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận
    văn được chia thành 3 chương.
    Chương 1: Vai trò của thu NSNN và tổ chức hệ thống quản lý thu ngân sách cấp
    tỉnh.
    Chương 2: Thực trạng công tác quản lý thu ngân sách Nhà nước ở cộng hòa dân
    chủ nhân dân lào (Ví dụ ở Tỉnh Viêng Chăn).
    Chương 3: Giải pháp tăng cường quản lý thu ngân sách Nhà nước ở CHDCND
    Lào (ví dụ ở tỉnh Viêng Chăn).
    Chương 1
    Vai trò của thu ngân sách nhà nước và tổ chức
    hệ thống quản lý thu ngân sách cấp tỉnh
    1.1. Những vấn đề chung về thu ngân sách nhà nước
    1.1.1. Khái niệm và đặc điểm thu ngân sách nhà nước
    Khi Nhà nước ra đời, để đảm bảo sự tồn tại và hoạt động của mình, Nhà nước đã
    đặt ra chế độ thuế khóa nhằm huy động sự đóng góp của dân cư để hình thành nên quỹ tiền
    tệ tập trung của Nhà nước. Lúc đầu, Nhà nước sử dụng nó để nuôi bộ máy nhà nước; sau
    đó phạm vi sử dụng được mở rộng dần theo sự phát triển của các chức năng, nhiệm vụ của
    Nhà nước. Ngày nay, Nhà nước còn sử dụng NSNN để chi tiêu cho các khoản phúc lợi xã
    hội và phát triển kinh tế. Do vậy, hệ thống thu NSNN ngày càng được hoàn thiện.
    Thu NSNN là việc Nhà nước dùng quyền lực của mình để tập trung một phần
    nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ NSNN nhằm thỏa mãn các nhu cầu của Nhà
    nước.
    Nguồn tài chính được tập trung vào NSNN là những khoản thu nhập của Nhà nước
    được hình thành trong quá trình Nhà nước tham gia phân phối của cải xã hội dưới hình
    thức giá trị. Thu NSNN phản ánh các quan hệ kinh tế nảy sinh trong quá trình phân phối
    các nguồn tài chính quốc gia giữa Nhà nước với các chủ thể trong xã hội. Sự phân phối đó
    là một tất yếu khách quan, xuất phát từ yêu cầu tồn tại và phát triển của bộ máy nhà nước
    cũng như yêu cầu thực hiện các chức năng kinh tế - xã hội của Nhà nước. Về mặt nội
    dung, thu NSNN chứa đựng các quan hệ phân phối dưới hình thức giá trị nảy sinh trong
    quá trình Nhà nước dùng quyền lực tập trung một phần nguồn tài chính quốc gia hình
    thành quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước.
    Về mặt nội dung, thu NSNN chứa đựng các quan hệ phân phối dưới hình thức giá
    trị nảy sinh trong quá trình Nhà nước dùng quyền lực trừng trị để tập trung một phần
    nguồn tài chính quốc gia hình thành quỹ tiền tệ tập trung của Nhà nước.
    Một đặc điểm nữa của thu NSNN là gắn chặt với thực trạng kinh tế và sự vận động
    của các phạm trù giá trị như giá cả, lãi suất, thu nhập Sự vận động của các phạm trù đó
    vừa tác động đến sự tăng giảm mức thu, vừa đặt ra yêu cầu nâng cao tác dụng điều tiết của
    các công cụ thu NSNN.
    1.1.2 Nội dung thu ngân sách nhà nước và phân loại thu ngân sách nhà nước
    Thu ngân sách nhà nước bao gồm:
    - Thuế, lệ phí, phí do các tổ chức và cá nhân nộp theo quy định của pháp luật.
    - Các khoản thu từ hoạt động kinh tế của Nhà nước như:
    + Thu nhập từ vốn góp của Nhà nước vào các cơ sở kinh tế.
    + Tiền thu hồi vốn của Nhà nước tại các cơ sở kinh tế.
    + Thu hồi tiền cho vay của Nhà nước (cả gốc và lãi).
    - Thu từ các hoạt động sự nghiệp.
    - Thu từ bán hoặc cho thuê tài nguyên, tài sản thuộc sở hữu Nhà nước.
    - Thu từ vay nợ và viện trợ không hoàn trả lại của Chính phủ các nước, các tổ
    chức, cá nhân nước ngoài, từ đóng góp tự nguyện của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài
    nước.
    - Thu khác: như thu từ phạt, tịch thu, tịch biên lai tài sản
    Trong hệ thống thu NSNN, thu từ thuế, lệ phí, phí chiếm tỷ trọng chủ yếu. Vì vậy
    để tăng thu NSNN cần có biện pháp ngăn ngừa hạn chế thất thu thuế giữ vai trò quan
    trọng.
    Để quản lý tốt nguồn thu việc phân loại các khoản thu có ý nghĩa quan trọng qua
    đó có thể phân tích, đánh giá và quản lý các nguồn thu NSNN. Có hai cá
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...