Chuyên Đề Tăng cường quản lý tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Tăng cường quản lý tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ


    Phần I : Cơ sở lý luận của hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng, nhà nước trong doanh nghiệp.
    Phần II : Thực trạng hạch toán nghiệp vụ thanh toán với người bán, với khách hàng và nhà nước ở công ty EAST-ASIAN.
    Phần III : Phương hướng hoàn thiện hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng và nhà nước ở công ty EAST-ASIAN.

    Chuyên đề tốt nghiệp


    86

    MỤC LỤC

    MỞ ĐẦU
    PHẦN I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HẠCH TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ THANH TOÁN VỚI NGƯỜI BÁN, KHÁCH HÀNG, NHÀ NƯỚC TRONG DOANH NGHIỆP. 1
    I- Một số vấn đề chung về các nghiệp vụ thanh toán. 1
    1- Khái niệm : 1
    2- Đặc điểm của các nghiệp vụ thanh toán. 1
    3- Quan hệ thanh toán với công tác quản lý tài chính. 1
    4- Phân loại các nghiệp vụ thanh toán : 2
    5- Một số phương thức thanh toán phổ biến ở Việt Nam hiện nay. 2
    6- Yêu cầu quản lý, nguyên tắc và nhiệm vụ hạch toán các nghiệp vụ thanh toán. 3
    II - Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người bán, với khách hàng và với nhà nước. 5
    1- HẠCH TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ THANH TOÁN VỚI NGƯỜI BÁN. 5
    3 - HẠCH TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ THANH TOÁN VỚI NHÀ NƯỚC. 13
    III- Ghi sổ các nghiệp vụ thanh toán theo Các hình thức sổ kế toán. 29
    1- Hình thức Nhật ký chung. 29
    IV- Phân tích tình hình và khả năng thanh toán của doanh nghiệp. 33
    1- Phân tích tình hình thanh toán. 33
    2- Phân tích nhu cầu và khả năng thanh toán. 35
    PHẦN II: THỰC TRẠNG HẠCH TOÁN NGHIỆP VỤ THANH TOÁN VỚI NGƯỜI BÁN, VỚI KHÁCH HÀNG VÀ NHÀ NƯỚC TẠI CÔNG TY ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ ĐÔNG Á 37
    I - Tổng quan về công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ Đông Á. 37
    2- Nhiệm vụ kinh doanh của công ty. 38
    3- Đặc điểm tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh của công ty 39
    4- Đặc điểm tổ chức công tác kế toán . 40
    2-Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người bán. 45
    3- Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với khách hàng. 51
    4- Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với Nhà nước. 55
    III- Phân tích tình hình thanh toán của công ty cổ phần đầu tư và phát triển east-ASIAN 70
    PHẦN III: HOÀN THIỆN HẠCH TOÁN CÁC NGHIỆP VỤ THANH TOÁN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ ĐÔNG Á 74
    I - Đánh giá khái quát tình hình hạch toán các nghiệp vụ thanh toán tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển east-ASIAn 74
    1- Ưu điểm 74
    2- Những tồn tại : 75
    II - Một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác kế toán các nghiệp vụ thanh toán tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển east-aSian. 77
    KẾT LUẬN 83
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 84k250

    Mối quan hệ thanh toán giữa doanh nghiệp với người mua, người bán, với ngân sách phản ánh quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, thường xuyên phát sinh các nghiệp vụ thanh toán. Vì vậy, người quản lý không chỉ quan tâm tới doanh thu, chi phí, lợi nhuận, cái mà họ phải thường thường xuyên nắm bắt chính là tình hình thanh toán. Tình hình tài chính của doanh nghiệp phản ánh việc làm ăn có hiệu quả hay không của doanh nghiệp.Phải xem xét tài chính để có thể tham gia ký kết các hợp đồng đủ khả năng thanh toán đảm bảo an toàn và hiệu quả cho doanh nghiệp.Nghiệp vụ thanh toán xảy ra ở cả trong quá trình mua hàng và quá trình tiêu thụ, nó có liên quan mật thiết với các nghiệp vụ quỹ và nghiệp vụ tạo vốn. Như vậy, có thể nói các nghiệp vụ thanh toán có một ý nghĩa vô cùng quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp, nó góp phần duy trì sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.
    Để quản lý một cách có hiệu quả và tốt nhất đối với các hoạt động của doanh nghiệp nói riêng, dù là SX-kinh doanh hay dịch vụ và nền kinh tế quốc dân của 1 nước nói chung đều cần phải sử dụng các công cụ khác quản lý khác nhau trong đó có kế toán.
    Trong những năm gần đây hòa cùng với quá trình đổi mới đi nên của đất nước, công tác hạch toán kế toán cũng đã có sự đổi mới tương ứng để có sự phù hợp kịp thời với các yêu cầu của nền kinh tế thị trường, phù hợp với các nguyên tắc, chuẩn mực kế toán quốc tế, đồng thời phù hợp với đặc điểm, yêu cầu trình độ quản lý kinh tế ở nước ta. Sau nhiều lần được sửa đổi, đến ngày 01-11-1995 theo quyết định số 1141 TC/QĐ/CĐKT của Bộ trưởng Bộ tài chính, đã chính thức ban hành chế độ kế toán DN.Đây là một bước đổi mới đánh dấu sự thay đổi mới đánh dấu sự thay đổi toàn diện, triệt để hệ thống kế toán Việt Nam.
    Sau quá trình học tập và nghiên cứu ở trường để trang bị các kiến thức cơ bản và đặc biệt là sau quá trình thực tập tại phòng kế toán của công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ EAST-ASIAN, tôi đã chọn đề tài “Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người bán, khách hàng và Nhà nước với việc tăng cường quản lý tài chính tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ Đông Á”. Trong đề tài này tôi muốn tìm hiểu sâu hơn về các nghiệp vụ thanh toán, so sánh thực tế hạch toán tại công ty với lý thuyết được học, với chế độ tài chính hiện hành ở Việt Nam đồng thời tìm hiểu thêm về hạch toán các nghiệp vụ thanh toán theo chế độ kế toán quốc tế. Tham vọng của tôi đặt ra là thông qua các nghiệp vụ thanh toán để có cái nhìn tổng quát nhất về công tác kế toán tại công ty, điều này xuất phát từ đặc điểm tổ chức kế toán tại công ty ASIAN. Tuy nhiên do điều kiện không cho phép nên tôi chỉ đi sâu tìm hiểu một số nghiệp vụ thanh toán đã nêu trong tên đề tài. Như vậy chuyên đề thực tập này tôi sẽ tập chung vào bốn khía cạnh là :
    - Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với nhà cung cấp (người bán).
    - Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với người mua.
    - Hạch toán các nghiệp vụ thanh toán với Nhà nước.
    Tăng cường quản lý tài chính tại công ty EAST-ASIAN.
     
Đang tải...