Luận Văn Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng VPBank – Chi nhánh Hà Nội

Thảo luận trong 'Kế Toán - Kiểm Toán' bắt đầu bởi Julie Nguyễn, 1/12/13.

  1. Julie Nguyễn

    Julie Nguyễn New Member

    Bài viết:
    970
    Được thích:
    2
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Mục lục
    Trang
    Lời mở đầu 1
    Chương I: Những vấn đề cơ bản về quản lý rủi ro tín dụng cá nhân của MHTM 3
    1.1. Tín dụng cá nhân của NHTM. 3
    1.1.1. Tín dụng của Ngân hàng Thương mại. 3
    1.1.2. Tín dụng cá nhân của NHTM. 5
    1.2. Phân loại tín dụng 7
    1.3. Các loại rủi ro trong tín dụng cá nhân. 10
    1.3.1. Khái niệm rủi ro tín dụng cá nhân. 10
    1.3.2. Phân loại và nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng cá nhân. 11
    1.4. Quản lý rủi ro tín dụng cá nhân của ngân hàng thương mại. 15
    1.4.1. Khỏi niêm quản lý rủi ro tín dụng cá nhân. 15
    1.4.2. Sự cần thiết phải quản lý rủi ro tín dụng cá nhân. 15
    1.4.3. Nội dung quản lý rủi ro tín dụng cá nhân 16
    1.5. Nhân tố ảnh hưởng đến quản lý rủi ro tín dụng cá nhân. 33
    1.5.1. Những nhân tố thuộc về khách hàng 33
    15.2. Những nhân tố thuộc về Ngân hàng 33
    1.5.3. Những nhân tố thuộc về môi trường 35
    Chương II:Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng VPBank – chi nhánh Hà Nội. 36
    2.1. Khái quát về Ngân hàng VPBank – chi nhánh Hà Nội. 36
    2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển Ngân hàng VPBank – chi nhánh Hà Nội 36
    2.1.2. Cơ cấu tổ chức. 39
    2.1.3. Thị trường mục tiêu và các nghiệp vụ chủ yếu của ngân hàng VPBank – chi nhánh Hà Nội. 39
    2.1.4. Quy trình tín dụng cá nhân của VPBank. 41
    2.2. Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng VPBank – chi nhánh Hà Nội. 45
    2.2.1. Hệ thống quản trị rủi ro ngân hàng đang áp dụng. 45
    2.2.2. Phương pháp chấm điểm tín dụng cá nhân. 51
    2.3. Những nhân tố chính ảnh hưởng đến tín dụng cá nhân và công tác quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng VPBank – chi nhánh Hà Nội . 55
    2.3.1. Nhóm nhân tố khách quan. 55
    2.3.2. Nhóm nhân tố chủ quan từ phía VPBank. 57
    2.3.3. Nhóm nhân tố từ phía khách hàng mục tiêu – khách hàng cá nhân của VPBank. 59
    2.4. Đánh giá quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng VPBank – chi nhánh Hà Nội . 60
    2.4.1. Những kết quả đạt được. 62
    2.4.2. Những vấn đề còn tồn tại. 71
    2.4.3. Nguyên nhân. 72
    Chương III: Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng VPBank – chi nhánh Hà Nội. 75
    3.1. Định hướng phát triển hoạt động tín dụng cá nhân của Ngân hàng VPBank – chi nhánh Hà Nội trong những năm tới. 75
    3.2. Giải pháp tăng cường quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng 76
    3.2.1. Hoàn thiện hệ thống thông tin đánh giá khách hàng. 76
    3.2.2. Thực hiện đồng bộ các giải pháp. 77
    3.2.3. Tổ chức cỏc phũng ban riêng quản lý nợ vay và quản lý rủi ro tín dụng cá nhân. 78
    3.2.4. Những giải pháp liên quan đến công tác tổ chức đào tạo. 80
    3.3. Kiến nghị. 81
    3.3.1. Đối với Ngân hàng VPBank. 81
    3.3.2. Đối với các cấp nghành khác. 85
    Kết luận 89
    Danh mục tài liệu tham khảo 90


    Lời mở đầu
    Hoạt động ngân hàng là dạng hoạt động rất nhạy cảm, đặc biệt, nó liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến toàn bộ hoạt động của nền kinh tế. Đối tượng kinh doanh của ngân hàng là tiền tệ – loại hàng hoá nhạy cảm với rủi ro; tính dễ lay lan rủi ro giữa các NHTM với nhau. Sự hoạt động yếu kém hay đổ vỡ của một ngân hàng sẽ gây ra phản ứng dây truyền đối với toàn bộ hệ thống ngân hàng. Khách hàng của ngân hàng rất đông và chỉ cần một khách hàng gặp rủi ro sẽ gây tác động xấu tới hình ảnh của ngân hàng. Như vậy, muốn tồn tại và phát triển, các ngân NHTM phải có đủ năng lực quản lý rủi ro. Nếu không, sẽ không có khả năng tồn tại kinh doanh trên thị trường. Ngày nay, hoạt động Quản trị tài sản nợ-tài sản có và quản lý rủi ro được các NHTM đặc biệt quan tâm. Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật và công nghệ thông tin thì mức độ rủi ro trong hoạt động ngân hàng cũng đa dạng, phức tạp và tinh vi hơn rất nhiều so với trước đừy. Chính điều này đòi hỏi các nhà quản trị ngân hàng cần phải phát hiện sớm các rủi ro, đặc biệt là các rủi ro tiềm ẩn. Phát hiện sớm các rủi ro và đưa ra các mô hình quản lý rủi ro đóng vai trò rất quan trọng đối với các ngân hàng hiện đại và đa năng hiện nay.
    Hiệu quả kinh doanh của ngân hàng thương mại tuỳ thuộc vào năng lực quản lý rủi ro. Hoạt động tín dụng hiện đang chiếm tỷ trọng lớn nhất: từ 60-70% trong danh mục tài sản có. Đặc biệt nguồn tín dụng này đã và đang đóng vai trò kênh dẫn vốn chủ đạo trong nền kinh tế quốc dân. Trong bối cảnh cạnh tranh và hội nhập thị trường tài chính – ngân hàng ngày càng phát triển, đang đòi hỏi ngành ngân hàng phải có những cải cách mạnh mẽ để nâng cao năng lực quản lý rủi ro trong từng hoạt động.
    Kết quả của một số cuộc điều tra về dịch vụ ngân hàng gợi ý rằng, các ngân hàng đang trải qua những thay đổi mạnh mẽ trong chức năng hình thức. Thực tế những thay đổi ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh ngân hàng ngày càng quan trọng đến nỗi rất nhiều nhà phân tích coi đó là một cuộc “cách mạng ngân hàng”. Hoạt động tín dụng của các ngân hàng cũng đang trải qua những thay đổi mạnh mẽ. Với sự suất hiện và phát hiện về thị trường cá nhân trong tín dụng ngân hàng, các ngân hàng đang hướng tới khách hàng cá nhân như một khách hàng trung thành đầy tiềm năng. Hoạt động tín dụng tiêu dùng phục vụ khách hàng cá nhân đã và đang đem lại nguồn lợi nhuận cao cho ngân hàng. Tuy nhiên, lợi nhuận và rủi ro là hai mặt của một vấn đề, lợi nhuận cao cũng đồng nghĩa với việc ngân hàng phải đối mặt với những rủi ro tiềm ẩn mà phía cá nhân, cũng như phía chủ quan của ngân hàng đem lại. Điều này khiến mỗi ngân hàng phải xây dựng một chiến lược quản lý rủi ro tín dụng cá nhân riêng riêng cho mình.
    Vậy, quản lý rủi ro tín dụng cá nhân và những nội dung của quản lý rủi ro là gì? Một chương trình quản lý rủi ro toàn diện phải có những yếu tố nào? Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng cá nhân hiện nay tại ngân hàng VPBank – chi nhánh Hà Nội và những biện pháp được nào coi là hiệu quả để giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng?
    Đó chính là lý do để em chọn đề tài “ Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại ngân hàng VPBank – Chi nhánh Hà Nội ” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
    Bố cục chuyên đề ngoài phần mở đầu và kết luận gồm có ba phần:
    Chương I: Những vấn đề cơ bản về quản lý rủi ro tín dụng của NHTM.
    Chương II: Thực trạng quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng VPBank – Chi nhánh Hà Nội.
    Chương III: Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng cá nhân tại Ngân hàng VPBank – Chi nhánh Hà Nội .
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...