Luận Văn Tăng cường quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

Thảo luận trong 'Chưa Phân Loại' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    173
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LỜI MỞ ĐẦU

    Trong nền kinh tế thị trường, rủi ro kinh doanh là không thể tránh khỏi, đặc biệt là rủi ro trong hoạt động kinh doanh ngân hàng với phản ứng dây chuyền, lây lan và ngày càng có biểu hiện phức tạp. Sự sụp đổ của hệ thống ngân hàng ảnh hưởng tiêu cực đến toàn bộ đời sống kinh tế, chính trị và xã hội của một nước. Chính vì vậy, ngày nay trên thế giới, khoa học và công nghệ về quản lý rủi ro trong kinh doanh ngân hàng đã đạt đến trình độ tiên tiến, hiện đại.
    Ở Việt Nam hiện nay, cơ chế điều hành lãi suất đang trong tiến trình tự do hóa. Đây là điều kiện tiền đề để các ngân hàng nâng cao tính tự chủ trong định giá các sản phẩm - dịch vụ, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Tuy nhiên, cơ chế này cũng làm gia tăng nguy cơ tiềm ẩn rủi ro lãi suất cho các ngân hàng do sự biến động thường xuyên của lãi suất thị trường.
    Xuất phát từ thực tế trên, cùng với những kiến thức đã được học tập, nghiên cứu ở trường và sau một thời gian thực tập tại Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, em đã chọn đề tài “Tăng cường quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam” làm đề tài cho chuyên đề thực tập của mình. Nội dung của chuyên đề tập trung đi sâu vào phân tích thực trạng công tác quản lý rủi ro lãi suất, đánh giá những thành công và tồn tại của công tác này, để từ đó tìm ra nguyên nhân và đề xuất ý kiến nhằm nâng cao chất lượng quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
    Kết cấu chuyên đề bao gồm ba chương:

    Chương I: Tổng quan về hoạt động quản lý rủi ro lãi suất của ngân hàng thương mại

    Chương II: Thực trạng quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam

    Chương III: Ý kiến đề xuất nhằm tăng cường quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam


    Với những gì thể hiện trong chuyên đề, em hy vọng có thể đóng góp một vài ý kiến có giá trị thực tiễn để tăng cường công tác quản lý rủi ro lãi suất nói chung và công tác quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam nói riêng. Tuy nhiên, vì điều kiện thời gian, kiến thức và sự nghiên cứu còn hạn chế nên bài viết không tránh khỏi những sai sót. Em rất mong nhận được sự chỉ bảo, trao đổi và ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, các cán bộ trong phòng Quan hệ khách hàng 1 và bất cứ ai quan tâm đến đề tài này để bài viết của em được hoàn thiện và sâu sắc hơn.
    Cuối cùng, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến:
    Ban Giám đốc và các cán bộ của phòng Tổ chức nhân sự, phòng Quan hệ khách hàng 1 - Sở giao dịch I - Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã tạo mọi điều kiện hướng dẫn, chỉ bảo và tận tình giúp đỡ em trong quá trình thực tập.
    Các thầy cô giáo trường Đại học Kinh tế quốc dân, đặc biệt là các thầy cô giáo của khoa Ngân hàng – Tài chính đã dìu dắt, dạy dỗ em trong suốt quá trình học tập tại trường.
    ThS. Hoàng Lan Hương, người đã trực tiếp hướng dẫn em trong suốt quá trình viết đề tài này.
    Em xin chân thành cảm ơn!
    Hà Nội, ngày 30 tháng 04 năm 2009
    Sinh viên: Nguyễn Ngọc Bình



    MỤC LỤC

    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT 5
    DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ 6
    LỜI MỞ ĐẦU 7

    CHƯƠNG I : TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 9

    1.1. Giới thiệu chung về ngân hàng thương mại 9
    1.1.1. Khái niệm ngân hàng thương mại 9
    1.1.2. Hoạt động cơ bản của ngân hàng thương mại 9
    1.2. Rủi ro lãi suất của ngân hàng thương mại 10
    1.2.1. Khái niệm rủi ro lãi suất 10
    1.2.2. Nguyên nhân gây ra rủi ro lãi suất 10
    1.2.2.1. Sự không phù hợp về kỳ hạn của nguồn và tài sản 10
    1.2.2.2. Sự thay đổi của lãi suất thị trường khác với dự kiến của NH 10
    1.2.2.3. NH sử dụng lãi suất cố định trong các hợp đồng 10
    1.2.3. Các chỉ tiêu phản ánh rủi ro lãi suất 13
    1.2.3.1. Khe hở lãi suất 13
    1.2.3.2. Thu nhập ròng từ lãi và tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM) 15
    1.2.4. Các mô hình lượng hóa rủi ro lãi suất 16
    1.2.4.1. Mô hình định giá lại 16
    1.2.4.2. Mô hình thời lượng 17
    1.3. Hoạt động quản lý rủi ro lãi suất của ngân hàng thương mại 19
    1.3.1. Mục tiêu của quản lý rủi ro lãi suất 19
    1.3.2. Các biện pháp quản lý rủi ro lãi suất 19
    1.3.2.1. Duy trì sự phù hợp về kỳ hạn của nguồn và tài sản 20
    1.3.2.2. Sử dụng hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn, hợp đồng hoán đổi lãi suất 20
    1.3.2.2.1. Hợp đồng tương lai 20
    1.3.2.2.2. Hợp đồng quyền chọn 22
    1.3.2.2.3. Hợp đồng hoán đổi lãi suất 25
    1.3.2.3. Sử dụng lãi suất trần, sàn và khoảng trần - sàn lãi suất 27
    1.3.2.3.1. Trần lãi suất 27
    1.3.2.3.2. Sàn lãi suất 28
    1.3.2.3.3. Khoảng trần – sàn lãi suất 29

    CHƯƠNG II : THỰC TRẠNG QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 30
    2.1. Giới thiệu chung về Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 30
    2.1.1. Lịch sử hình thành 30
    2.1.2. Thuận lợi và khó khăn 31
    2.1.2.1. Thuận lợi 31
    2.1.2.2. Khó khăn 32
    2.1.3. Hoạt động kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 33
    2.2. Thực trạng quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 38
    2.2.1. Diễn biến lãi suất trong thời gian qua (từ năm 2006 đến nay) 38
    2.2.1.1. Lãi suất VND 39
    2.2.1.2. Lãi suất USD 42
    2.2.2. Thực trạng rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 44
    2.2.2.1. Thực trạng khe hở tài sản nhạy cảm lãi suất luỹ kế trên tổng tài sản 44
    2.2.2.2. Tình hình tuân thủ Nghị quyết ALCO về giới hạn khe hở tài sản nhạy cảm lãi suất luỹ kế trên tổng tài sản 46
    2.2.2.3. Thực trạng tổn thất do rủi ro lãi suất gây ra 47
    2.2.3. Các biện pháp quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 47
    2.2.3.1. Chương trình quản lý giá trị chịu rủi ro lãi suất (VaR lãi suất) 47
    2.2.3.2. Dự báo lãi suất và thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt 49
    2.2.3.3. Sử dụng các công cụ phái sinh 51
    2.2.3.4. Điều chỉnh cơ cấu kỳ hạn nguồn và tài sản 55
    2.3. Đánh giá thực trạng quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 57
    2.3.1. Những mặt đã đạt được 57
    2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 59
    2.3.2.1. Hạn chế 59
    2.3.2.2. Nguyên nhân 60
    2.3.2.2.1. Nguyên nhân khách quan 60
    2.3.2.2.2. Nguyên nhân chủ quan 61

    CHƯƠNG III : Ý KIẾN ĐỀ XUẤT NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO LÃI SUẤT TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM 63
    3.1. Định hướng quản lý rủi ro lãi suất của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 63
    3.1.1. Mục tiêu kinh doanh của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam giai đoạn 2006 – 2010 63
    3.1.2. Định hướng quản lý rủi ro lãi suất giai đoạn 2006 – 2010 64
    3.2. Đề xuất tăng cường quản lý rủi ro lãi suất tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam 65
    3.2.1. Xây dựng quy chế quản lý rủi ro lãi suất phù hợp với mô hình tổ chức mới 66
    3.2.2. Lựa chọn phương pháp đo lường khe hở lãi suất phù hợp, kết hợp với làm tốt công tác dự báo lãi suất để nhận biết rủi ro lãi suất 67
    3.2.3. Bổ sung các chỉ tiêu lượng hóa rủi ro lãi suất 69
    3.2.4. Nâng cao hiệu quả các biện pháp phòng chống rủi ro lãi suất 71
    3.2.4.1. Điều chỉnh kỳ hạn của nguồn và tài sản, thực hiện điều hành, cân đối vốn có hiệu quả 71
    3.2.4.2. Mở rộng số lượng các giao dịch phái sinh lãi suất 73
    3.2.4.3. Các giải pháp khác 75
    3.3. Kiến nghị 76
    3.3.1. Đối với NHNN Việt Nam 76
    3.3.2. Đối với Chính phủ 77
    KẾT LUẬN 79
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 81



    DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


    1. NH: Ngân hàng
    2. NHTM: Ngân hàng thương mại
    3. NHNN: Ngân hàng Nhà nước
    4. BIDV: Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam
    5. FED: Federal Reserve

    DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ


    1. Biểu đồ 1.1 : Biểu đồ giao dịch cho các hợp đồng tương lai
    2. Biểu dồ 1.2 : Biểu đồ về giao dịch NH mua quyền
    3. Biểu đồ 1.3 : Biểu đồ giao dịch NH bán quyền
    4. Sơ đồ 1.4 : Mô hình hợp đồng hoán đổi lãi suất
    5. Bảng 2.1: Tình hình hoạt động kinh doanh của BIDV năm 2008
    6. Bảng 2.2 : Diễn biến lãi suất cơ bản trong năm 2008
    7. Biểu đồ 2.3 : Biểu đồ lãi suất của FED giai đoạn 2001 – 2008
    8. Bảng 2.4 : Tình hình khe hở tài sản nhạy cảm lãi suất lũy kế trên tổng tài sản đối với USD năm 2008
    9. Bảng 2.5 : Tình hình khe hở tài sản nhạy cảm lãi suất lũy kế trên tổng tài sản đối với VND năm 2008
    10. Bảng 2.6 : Tình hình tuân thủ giới hạn khe hở tài sản nhạy cảm lãi suất luỹ kế trên tổng tài sản đối với USD năm 2008
    11. Bảng 2.7 : Tình hình tuân thủ giới hạn khe hở tài sản nhạy cảm lãi suất luỹ kế trên tổng tài sản đối với VND năm 2008
    12. Biểu đồ 2.8 : Biểu đồ thu nhập ròng từ lãi và tổn thất do rủi ro lãi suất gây ra đối với BIDV
    13. Biểu đồ 2.9 : Biểu đồ giá trị VaR lãi suất trong 3 tháng cuối năm 2008
    14. Bảng 2.10 : Diễn biến giá trị VaR lãi suất trong năm 2008
    15. Sơ đồ 2.10 : Cơ chế giao dịch Hoán đổi tiền tệ chéo đề xuất cho Cty A
    16. Bảng 2.11 : Kết quả giao dịch hoán đổi lãi suất năm 2008
    17. Biểu đồ 2.12 : Biểu đồ cơ cấu kỳ hạn thực tế VND và USD
    18. Sơ đồ 3.1 : Quy trình quản lý rủi ro lãi suất tại NHTM
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...