Thạc Sĩ Tăng cường quản lý nhà nước về chiến lược giới ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn

Thảo luận trong 'Hành Chính' bắt đầu bởi Thúy Viết Bài, 5/12/13.

  1. Thúy Viết Bài

    Thành viên vàng

    Bài viết:
    198,891
    Được thích:
    167
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    LV thạc sỹ HVHC 2011
    1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn
    Tăng cường bình đẳng giới và nâng cao vị thế, năng lực cho phụ nữ là một trong tám mục tiêu phát triển thiên niên kỷ đã được 189 quốc gia thành viên Liên hợp quốc nhất trí phấn đấu đạt được vào năm 2015.
    Trong 10 năm qua, hệ thống chính sách, pháp luật về bình đẳng giới đã có những bước tiến đáng kể và ngày càng được hoàn thiện trên cơ sở cụ thể hoá các quan điểm, mục tiêu của Đảng về bình đẳng giới và phù hợp với Công ước CEDAW cũng như các công ước quốc tế khác mà Việt Nam đã tham gia. Cuối năm 2006, Luật Bình đẳng giới đã được Quốc hội thông qua và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/7/2007. Đây là văn bản luật quy định tập trung nhất các nội dung về bình đẳng giới và bảo đảm quyền của phụ nữ tạo hành lang pháp lý cho sự lãnh đạo của các cơ quan trong hệ thống nhà nước đối với công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ phụ nữ.
    Trên phạm vi quốc gia, sau 10 năm thực hiện Chiến lược quốc gia Vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010 cũng như các mục tiêu Thiên niên kỷ về bình đẳng giới mà Việt Nam đã cam kết, thành tựu về bình đẳng giới ở nước ta đã đạt được những kết quả quan trọng. Vai trò, địa vị của phụ nữ Việt Nam trong xã hội được nâng lên một bước, khoảng cách giới trong các cấp học phổ thông dần được thu hẹp. Tuy nhiên, trong thực tế hiện nay, phụ nữ vẫn là nhóm xã hội yếu thế so với nam giới và họ vẫn là đối tượng chủ yếu để thúc đẩy bình đẳng giới nên trong nhiều năm trước đây, các mục tiêu quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ được coi là một ưu tiên quan trọng nhằm thúc đẩy bình đẳng giới ở Việt Nam và được thể hiện trong nhiều văn bản pháp luật trên các lĩnh vực, cũng như trong Công ước quốc tế mà Việt Nam đã tham gia.
    Phụ nữ và nam giới Việt Nam đều có những đóng góp to lớn không thể phủ nhận trong cuộc đấu tranh giành độc lập và xây dựng đất nước. Phụ nữ và nam giới ở nông thôn là lực lượng lao động đã đưa Việt Nam từ chỗ là một nước nghèo và thiếu lương thực nghiêm trọng vươn lên trở thành một trong những nước xuất khẩu lớn trên thế giới về các sản phẩm nông nghiệp đặc biệt là gạo, cà phê, cao su, hạt điều, chè, thủy hải sản.
    Phụ nữ Việt Nam có truyền thống anh hùng bất khuất trong đấu tranh giành độc lập dân tộc và bảo vệ đất nước, tích cực trong các hoạt động xây dựng và phát triển kinh tế xã hội. Hiến pháp, Luật pháp của Việt Nam thể hiện rõ quan điểm đảm bảo quyền bình đẳng nam nữ; đồng thời Chính phủ rất quan tâm hỗ trợ các tổ chức quần chúng, cũng như quan tâm thúc đẩy phụ nữ tham gia vào các cương vị lãnh đạo đất nước. Với những điều kiện thuận lợi như vậy, phụ nữ nông thôn Việt Nam ngày nay đã đạt được địa vị bình đẳng cao hơn so với phụ nữ nhiều nước có cùng trình độ phát triển kinh tế. Mặc dù có vai trò quan trọng như vậy, nhưng việc phụ nữ tham gia công tác lãnh đạo quản lý và tiếp cận , kiểm soát các nguồn lực còn chưa tương xứng với vai trò, tiềm năng và vị thế của lực lượng lao động nữ trong ngành.
    Công cuộc CNH-HĐH Nông nghiệp và PTNT cùng với yêu cầu phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, quá trình hội nhập quốc tế, khu vực và toàn cầu hoá đặt ra nhiều thời cơ và thách thức trong quản lý, phát triển kinh tế xã hội và ổn định chính trị, đặc biệt trong yêu cầu thực hiện bình đẳng giới và thúc đẩy sự phát triển của nữ CNVCLĐ trong ngành.
    Chiến lược giới trong Nông nghiệp và PTNT đặt mục tiêu lồng ghép những giải pháp nhằm tăng cường bình đẳng giới trong các chính sách, chương trình, dự án, các dịch vụ phục vụ nông nghiệp và nông thôn, kết hợp một cách hài hòa các mục tiêu bình đẳng giới với các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của ngành. Tư tưởng xuyên suốt của Chiến lược giới là: đạt được bình đẳng giới và nâng cao vị thế của phụ nữ nông thôn cũng đồng nghĩa với việc đạt được trình độ phát triển cao hơn của nông nghiệp và nông thôn trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp. Đạt được bình đẳng giới và nâng cao vị thế của phụ nữ ở khu vực nông thôn sẽ tạo ra chất lượng và hiệu quả sử dụng nguồn nhân lực cao hơn, đẩy nhanh tốc độ phát triển và hội nhập của ngành để thực hiện thành công những mục tiêu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
    Chiến lược giới trong Nông nghiệp và PTNT thể hiện quyết tâm chính trị của Bộ Nông nghiệp và PTNT nhằm hướng đến bình đẳng giới, theo phương châm lấy phát triển con người làm trung tâm. Mục tiêu cao nhất và bao trùm nhất của phát triển nông nghiệp và công nghiệp hóa nông thôn chính là phát triển con người ở khu vực này. Thực hiện bình đẳng giới, xây dựng năng lực và năng cao vị thế của phụ nữ ở nông thôn không chỉ là giải pháp phát triển nguồn nhân lực mà còn được xem như một trong các mục tiêu phát triển cao nhất của ngành.
    Chiến lược giới trong Nông nghiệp và PTNT được ban hành kèm theo Quyết định số 4776 QĐ- BNN/ TCCB ngày 28 tháng 10 năm 2003 của Bộ Nông nghiệp và PTNT. Từ khi ra đời cho đến nay, Chiến lược giới trong Nông nghiệp và PTNT chưa được tổng kết, đánh giá về kết quả thực hiện mục tiêu, bài học kinh nghiệm cũng như đưa ra các biện pháp tăng cường quản lý nhà nước nhằm thực hiện có hiệu quả Chiến lược giới ngành Nông nghiệp và PTNT trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
    Tác giả hiện đang công tác tại Ban Nữ công, Công đoàn Nông nghiệp và PTNT Việt Nam. Với chức năng là tổ chức đại diện, bảo vệ quyền bình đẳng, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ trong ngành Nông nghiệp và PTNT, Ban Nữ công Công đoàn Nông nghiệp và PTNT Việt Nam đã và đang tích cực triển khai các hoạt động tuyên truyền, vận động phụ nữ giữ gìn, phát huy phẩm chất đạo đức, truyền thống tốt đẹp của dân tộc và phụ nữ Việt Nam. Bên cạnh đó, Ban Nữ công Công đoàn ngành cũng thực hiện chức năng tham gia xây dựng, phản biện xã hội và giám sát việc thực hiện luật pháp, chính sách về bình đẳng giới, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ; tham mưu, đề xuất chính sách với Bộ Nông nghiệp và PTNT và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam về công tác phụ nữ, các vấn đề liên quan đến chế độ chính sách lao động nữ và bình đẳng giới. Với các kiến thức đã được lĩnh hội trong quá trình học tập, nghiên cứu tại Học viện Hành chính (2008-2011), tác giả đã chọn đề tài: “Tăng cường quản lý nhà nước về Chiến lược giới ngành Nông nghiệp và PTNT” làm Luận văn Thạc sĩ quản lý hành chính công.


    MỤC LỤC

    [TABLE]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]Trang[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]MỞ ĐẦU[/TD]
    [TD]1[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1. Tính cấp thiết của đề tài luận văn [/TD]
    [TD]1[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn [/TD]
    [TD]3[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn [/TD]
    [TD]10[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn [/TD]
    [TD]10[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn .[/TD]
    [TD]11[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn [/TD]
    [TD]12[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]7. Kết cấu của luận văn [/TD]
    [TD]12[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC BÌNH ĐẲNG GIỚI[/TD]
    [TD]13[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.1. Khái niệm cơ bản [/TD]
    [TD]13[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 1.1.1. Bình đẳng giới [/TD]
    [TD]13[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 1.1.2. Chiến lược Bình đẳng giới . [/TD]
    [TD]15[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 1.1.3. Quản lý nhà nước về thực hiện Chiến lược Bình đẳng giới .[/TD]
    [TD]16[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.2. Sự cần thiết phải QLNN về thực hiện Chiến lược Bình đẳng giới .[/TD]
    [TD]20[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 1.2.1. Vai trò của thực hiện bình đẳng giới [/TD]
    [TD]20[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 1.2.2. Vai trò của Chiến lược Bình đẳng giới [/TD]
    [TD]22[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 1.2.3. Vai trò của QLNN về thực hiện Chiến lược Bình đẳng giới [/TD]
    [TD]23[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 1.2.4. Ngành Nông nghiệp và PTNT [/TD]
    [TD]24[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]1.3. Nội dung QLNN về thực hiện Chiến lược Bình đẳng giới .[/TD]
    [TD]26[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 1.3.1. Xây dựng chính sách . .[/TD]
    [TD]26[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 1.3.2. Tổ chức thực thi [/TD]
    [TD]27[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 1.3.3. Kiểm tra, đánh giá hoàn thiện chính sách . .[/TD]
    [TD]28[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 1.3.4. Tăng cường nguồn lực [/TD]
    [TD]29[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 1.3.5. Hoàn thiện cơ chế chính sách .[/TD]
    [TD]30[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Tiểu kết Chương 1 . [/TD]
    [TD]31[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 2. THỰC TRẠNG QLNN VỀ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC GIỚI NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT [/TD]
    [TD]32[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.1. Khái quát về Chiến lược giới ngành Nông nghiệp và PTNT .[/TD]
    [TD]32[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 2.1.1. Khái quát về ngành Nông nghiệp và PTNT [/TD]
    [TD]32[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 2.1.2. Chiến lược giới ngành Nông nghiệp và PTNT [/TD]
    [TD]34[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.2. Thực trạng QLNN về thực hiện Chiến lược giới ngành Nông nghiệp và PTNT . .[/TD]
    [TD]37[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 2.2.1. Số liệu từ thống kê của 27 đơn vị qua khảo sát (2010) .[/TD]
    [TD]37[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 2.2.2. Mức độ biết đến Chiến lược giới trong ngành Nông nghiệp, nông thôn [/TD]
    [TD]40[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 2.2.3. Kiến thức về giới, bình đẳng giới . [/TD]
    [TD]41[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 2.2.4. Lồng ghép giới trong các văn bản chính sách, kế hoạch của đơn vị [/TD]
    [TD]49[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 2.2.5. Giới và tham gia đào tạo về chuyên môn kỹ thuật. . .[/TD]
    [TD]57[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 2.2.6. Đánh giá mức độ đạt các chỉ tiêu trong Chiến lược giới của ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn .[/TD]
    [TD]61[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]2.3. Đánh giá và nguyên nhân thực trạng [/TD]
    [TD]69[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Tiểu kết Chương 2 . [/TD]
    [TD]70[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Chương 3. QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP QLNN VỀ THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC GIỚI NGÀNH NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT[/TD]
    [TD]71[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.1. Quan điểm và định hướng thực hiện Chiến lược giới .[/TD]
    [TD]71[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 3.1.1. Quan điểm của Đảng . [/TD]
    [TD]71[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 3.1.2. Định hướng . [/TD]
    [TD]72[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.2. Các giải pháp [/TD]
    [TD]72[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 3.2.1. Nâng cao nhận thức về Bình đẳng giới cho mọi lực lượng có trách nhiệm trong ngành .[/TD]
    [TD]72[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 3.2.2 Hoàn thiện chính sách chú ý ưu tiên đề bạt cán bộ nữ [/TD]
    [TD]76[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 3.2.3 Đưa các chỉ tiêu bình đẳng giới vào kế hoạch hàng năm [/TD]
    [TD]78[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 3.2.4. Tăng cường chú ý đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ công chức .[/TD]
    [TD]78[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 3.2.5. Tăng cường kinh phí dành cho hoạt động vì mục tiêu BĐG [/TD]
    [TD]79[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD] 3.2.6. Công tác giám sát, kiểm tra [/TD]
    [TD]80[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]3.3. Thăm dò sự nhận thức về tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp [/TD]
    [TD]82[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Tiểu kết Chương 3 . [/TD]
    [TD]83[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Kết luận và khuyến nghị[/TD]
    [TD]84[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Danh mục tài liệu tham khảo .[/TD]
    [TD]89[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Phụ lục .[/TD]
    [TD]92[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]



    Danh mục các bảng
    [TABLE]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]Trang[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 1: Số lượng phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm: theo đơn vị, giới tính người tham gia [/TD]
    [TD]92[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 2. Trình độ học vấn của người tham gia phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm theo giới .[/TD]
    [TD]92[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 3. Chức vụ của người tham gia phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm theo giới .[/TD]
    [TD]92 [/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 4. Trình độ học vấn, CM của CB theo khối đơn vị và giới [/TD]
    [TD]38[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 5: Mức độ hiểu biết về giới của cán bộ, công nhân viên chức [/TD]
    [TD]44[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 6a: Thảo luận nhóm nam về kiến thức giới và vận dụng kiến thức giới vào công việc [/TD]
    [TD]47[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 6b: Thảo luận nhóm nữ về kiến thức giới và vận dụng kiến thức giới vào công việc [/TD]
    [TD]47[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 7: Mức độ lồng ghép giới trong các văn bản hướng dẫn hoạt động của các đơn vị (%) [/TD]
    [TD]49[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 8. Những nội dung lồng ghép giới trong các văn bản hướng dẫn hoạt động của đơn vị (%) [/TD]
    [TD]52[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 9a. Thảo luận nhóm nam về lồng ghép giới [/TD]
    [TD]53[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 9b. Thảo luận nhóm nữ về việc lồng ghép giới [/TD]
    [TD]53[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 10: Đánh giá mức độ đạt được các chỉ tiêu của mục tiêu 1 (%) .[/TD]
    [TD]62[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 11: Đánh giá mức độ đạt được các chỉ tiêu của mục tiêu 2 (%) .[/TD]
    [TD]63[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 12: Đánh giá mức độ đạt được các chỉ tiêu của mục tiêu 3 (%) .[/TD]
    [TD]65[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 13: Đánh giá mức độ đạt được các chỉ tiêu của mục tiêu 4 (%) .[/TD]
    [TD]66[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 14: Đánh giá mức độ đạt được các chỉ tiêu của mục tiêu 5 (%) .[/TD]
    [TD]67[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 15: Tỷ lệ cán bộ hoạt động trong lĩnh vực vì sự tiến bộ phụ nữ của cơ sở được huấn luyện về kỹ năng hoạt động .[/TD]
    [TD]79[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Bảng 16 . Số đơn vị thành lập Ban VSTBPN/có cán bộ đầu mối về giới trong các đơn vị khảo sát tại thời điểm điều tra [/TD]
    [TD]81[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]

    Danh mục các hình vẽ, đồ thị

    [TABLE]
    [TR]
    [TD][/TD]
    [TD]Trang[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hình 1. Mức độ biết đến mục tiêu của Chiến lược giới trong NN&PTNT chia theo các khối đơn vị (%) [/TD]
    [TD]40[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hình 2. Mức độ tham gia sinh hoạt , tập huấn về giới theo các khối đơn vị (%) [/TD]
    [TD]42[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hình 3. Mức độ phổ biến về giới (%) [/TD]
    [TD]43[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hình 4. Mức độ vận dụng kiến thức về giới vào trong công việc (%) .[/TD]
    [TD]46[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hình 5. Văn bản hướng dẫn hoạt động của các khối đơn vị có các chỉ tiêu về giới (%) .[/TD]
    [TD]50[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hình 6. Tỷ lệ nữ, cán bộ, viên chức được đào tạo trên tổng số người được đào tạo 2006-2009 tại các đơn vị khảo sát trực thuộc Bộ NN&PTNT (%) [/TD]
    [TD]59[/TD]
    [/TR]
    [TR]
    [TD]Hình 7. Người đứng tên quyền sử dụng đất trên giấy tờ (%) .[/TD]
    [TD]64[/TD]
    [/TR]
    [/TABLE]
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...