Thạc Sĩ Tăng cường quản lý nhà nước đối với các công ty xây dựng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thô

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 13/1/16.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
    iii
    MỤC LỤC

    LỜI CAM ĐOAN . i
    LỜI CẢM ƠN ii
    MỤC LỤC . iii
    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT vii
    DANH MỤC CÁC BẢNG viii
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu 2
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 3
    4. Ý nghĩa khoa học và đóng góp của đề tài . 3
    5. Kết cấu của luận văn . 4
    Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC
    CÔNG TY XÂY DỰNG TRỰC THUỘC BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
    TRIỂN NÔNG THÔN 5
    1.1. Quản lý nhà nước đối với các doanh nghiệp 5
    1.1.1. Khái niệm Quản lý Nhà nước đối với doanh nghiệp 5
    1.1.2. Nội dung quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp 6
    1.1.3. Đặc điểm của Quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp 6
    1.2. Quản lý nhà nước đối với các công ty xây dựng thuộc Bộ Nông nghiệp và
    Phát triển Nông thôn . 7
    1.2.1. Khái niệm 7
    1.2.2. Mục tiêu quản lý nhà nước đối với các công ty xây dựng thuộc Bộ Nông
    nghiệp và Phát triển Nông thôn . 9
    1.2.3. Nội dung quản lý nhà nước đặc thù đối với các công ty xây dựng thuộc
    Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn . 11
    1.2.4. Tiêu chí đánh giá Quản lý nhà nước đối với các công ty xây dựng thuộc
    Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn . 22
    1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với các Công ty xây dựng thuộc Bộ
    Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn . 24
    1.3.1. Đặc điểm của các Công ty xây dựng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển
    Nông thôn 25
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
    iv
    1.3.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới quản lý nhà nước đối với các công ty xây dựng
    thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn . 28
    Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 36
    2.1. Các câu hỏi nghiên cứu 36
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 36
    2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin 36
    2.2.2. Phương pháp phân tích định tính – Phân tích dữ liệu . 37
    2.2.3. Các phương pháp khác 37
    2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu . 37
    Chương 3: PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QLNN ĐỐI VỚI CÁC CÔNG
    TY XÂY DỰNG TRỰC THUỘC BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN
    NÔNG THÔN 39
    3.1. Khái quát về năng lực các công ty Xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và
    Phát triển Nông thôn . 39
    3.1.1. Năng lực thực hiện sứ mệnh . 39
    3.1.2. Năng lực cạnh tranh về sản phẩm, dịch vụ của các công ty trên thị trường . 40
    3.1.3. Năng lực tài chính và kết quả sản xuất kinh doanh của các công ty xây
    dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 42
    3.1.4. Nguồn nhân lực của các Công ty Xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp
    và Phát triển Nông thôn . 45
    3.1.5. Năng lực công nghệ của các công ty xây dựng trực thuộc Bộ Nông
    nghiệp và Phát triển Nông thôn . 46
    3.1.6. Đánh giá thực trạng năng lực và hoạt động của các công ty xây dựng trực
    thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam 46
    3.2. Thực trạng quản lý nhà nước đối với các công ty xây dựng trực thuộc Bộ
    Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn . 47
    3.2.1. Về hoạch định sự phát triển của các Công ty Xây dựng trực thuộc Bộ
    Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn . 47
    3.2.2. Việc ban hành và tổ chức thực hiện các chính sách, quy định pháp luật đối với
    các Công ty xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 49
    3.3. Thực trạng tổ chức bộ máy QLNN và bộ máy sản xuất kinh doanh của các
    công ty xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn . 54
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
    v
    3.3.1. Về bộ máy QLNN đối với các công ty xây dựng trực thuộc Bộ Nông
    nghiệp và Phát triển Nông thôn . 54
    3.3.2. Về mô hình tổ chức sản xuất kinh doanh của các công ty xây dựng trực
    thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn . 55
    3.4. Thực trạng QLNN về vốn và tài sản tại các công ty xây dựng trực thuộc Bộ
    Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn . 56
    3.4.1. Về tham gia quản lý vốn nhà nước . 56
    3.4.2. Về quản lý tài sản nhà nước 58
    3.5. Thực trạng kiểm soát nhà nước đối với các công ty xây dựng trực thuộc Bộ
    Nông nghiệp và phát triển Nông thôn . 58
    3.6. Đánh giá QLNN đối với các công ty xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp
    và Phát triển Nông thôn . 60
    3.6.1. Đánh giá chung theo các tiêu chí 60
    3.6.2. Cơ hội, thách thức, điểm mạnh, điểm yếu về QLNN đối với các công ty
    xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 62
    3.6.3. Nguyên nhân của những hạn chế 65
    Chương 4: MỘT SỐ BIỆN PHÁP TĂNG CƯỜNG HOẠT ĐỘNG QUẢN
    LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC CÔNG TY XÂY DỰNG TRỰC THUỘC
    BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN . 67
    4.1. Quan điểm QLNN đối với các công ty xây dựng trực thuộc Bộ Nông
    nghiệp và Phát triển Nông thôn . 67
    4.1.1. Kết hợp phát triển kinh tế với đảm bảo quốc phòng an ninh 67
    4.1.2. Quản lý nhà nước đối với các công ty xây dựng trực thuộc Bộ
    NN&PTNT phải buộc doanh nghiệp hành động theo nguyên tắc thị trường là
    cạnh tranh và hiệu quả . 67
    4.1.3. Cải cách thể chế quản lý nhà nước đối với các công ty xây dựng trực
    thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phải thích ứng với xu hướng
    hội nhập và phù hợp với thông lệ quốc tế . 69
    4.1.4. Đổi mới quản lý nhà nước đối với các công ty xây dựng trực thuộc Bộ
    Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phải được tiến hành đồng bộ với cải cách
    kinh tế nói chung, phù hợp với thể chế kinh tế, chính trị và điều kiện lich sử cụ
    thể của đất nước 70
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
    vi
    4.2. Các biện pháp tăng cường hoạt động Quản lý nhà nước đối với các công ty
    xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 70
    4.2.1. Nhóm giải pháp về hoạch định chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển
    các công ty xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 70
    4.2.2. Nhóm giải pháp về chính sách, quy định, ban hành văn bản quy phạm
    pháp luật đối với các công ty xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển
    nông thôn . 73
    4.2.3. Nhóm giải pháp về tổ chức bộ máy 75
    4.2.4. Nhóm giải pháp hoàn thiện quản lý vốn và tài sản nhà nước . 80
    4.2.5. Nhóm giải pháp về kiểm soát hoạt động của các Công ty Xây dựng thuộc
    Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn . 83
    4.3. Điều kiện thực hiện giải pháp 89
    4.3.1. Về mặt nhận thức, khẳng định vai trò và hệ mục tiêu của các công ty xây
    dựng trực thuộc Bộ 89
    4.3.2. Sự quyết tâm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn trong việc
    tách bạch vai trò của Nhà nước với tư cách chủ sở hữu và với tư cách cơ quan
    quản lý của doanh nghiệp xây dựng 91
    4.3.3. Sự đồng thuận và ủng hộ của các công ty xây dựng trực thuộc Bộ trong
    quá trình đổi mới quản lý nhà nước đối với doanh nghiệp . 92
    KẾT LUẬN 94
    TÀI LIỆU THAM KHẢO 95



    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
    vii
    DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

    NN&PTNT : Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
    NSNN : Ngân sách nhà nước
    QLNN : Quản lý nhà nước
    XD : Xây dựng
    DN : Doanh nghiệp
    KTQD : Kinh tế quốc dân
    DNNN : Doanh nghiệp Nhà nước
    QLKT : Quản lý kinh tế
    HĐQT : Hội đồng quản trị
    HĐTV : Hội đồng thành viên
    QPAN : Quốc phòng An ninh
    TSCĐ : Tài sản cố định
    KT-XH : Kinh tế - Xã hội
    CNH-HĐH : Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa.


    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
    viii
    DANH MỤC CÁC BẢNG

    Bảng 3.1: Quy mô và tỷ trọng Vốn vay/Vốn nhà nước của các Công ty xây
    dựng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn 42
    Bảng 3.2: Tỷ lệ Doanh thu/Vốn của các Công ty xây dựng thuộc Bộ Nông
    nghiệp và Phát triển Nông thôn . 44
    Bảng 3.3: Số lượng lao động trong các Công ty Xây dựng trực thuộc Bộ Nông
    nghiệp và Phát triển Nông thôn . 45
    Bảng 3.4: Trình độ cán bộ quản trị các công ty xây dựng trực thuộc Bộ Nông
    nghiệp và Phát triển Nông thôn: 46




    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
    1
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
    Đầu tư xây dựng là một lĩnh vực vô cùng quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp
    đến sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Để hoạt động đầu tư xây dựng có hiệu
    quả cần gia tăng vai trò quản lý của nhà nước. Theo đó, quản lý đầu tư xây dựng cơ
    bản là một hoạt động quản lý kinh tế đặc thù, phức tạp và luôn luôn biến động, nhất
    là trong điều kiện môi trường pháp lý, các cơ chế chính sách quản lý kinh tế còn
    chưa hoàn chỉnh, thiếu đồng bộ và luôn thay đổi như nước ta hiện nay.
    Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn là một cơ quan thuộc Chính phủ,
    thực hiện chức năng quản lý nhà nước về nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp,
    thủy lợi và phát triển nông thôn trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch
    vụ công và thực hiện đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp
    có vốn nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật. Trong
    đó có việc quản lý các công ty xây dựng trực thuộc Bộ. Thực tế, hoạt động quản lý
    các công ty xây dựng này tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn mang tính
    đặc thù khi nó vừa chịu sự thực thi pháp luật về xây dựng của Nhà nước, vừa tuân
    theo các tiêu chuẩn ngành nghề của Bộ Xây dựng, vừa chịu sự quản lý của Bộ Nông
    nghiệp và Phát triển Nông thôn. Tuy nhiên, quá trình chuyển đổi nền kinh tế và tập
    trung sang hoạt động theo cơ chế thị trường, đặc biệt trong bối cảnh toàn cầu hóa và
    hội nhập quốc tế, các công ty xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển
    Nông thôn đã bộc lộ những bất cập, hạn chế về năng lực cạnh tranh và hoạt động
    khi đứng trước các cơ hội và thách thức mới. Thực trạng đó có liên quan đến QLNN
    đối với loại hình DN này. Thực tế, những năm qua cho thấy trong lĩnh vực này còn
    tồn tại nhiều vấn đề như: công tác dự báo và xây dựng chiến lược, quy hoạch, kế
    hoạch phát triển các công ty xây dựng trực thuộc Bộ còn hạn chế; Một số chính
    sách, quy định phát triển của Nhà nước, của Bộ NN&PTNT, Bộ Xây dựng, Bộ Tài
    nguyên và Môi trường thiếu đồng bộ, chưa kịp thời và chưa phù hợp với cơ chế
    thị trường; Quản lý vốn và tài sản nhà nước tại các doanh nghiệp này chưa hiệu quả,
    còn có hiện tượng thất thoát, lãng phí; Hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm toán đối
    với doanh nghiệp này chưa kịp thời, trách nhiệm giải trình chưa rõ ràng, gây khó
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
    2
    khăn cho quy trách nhiệm và xử lý sai phạm. Từ thực trạng này đặt ra yêu cầu cấp
    thiết phải đổi mới, hoàn thiện QLNN đối với các công ty xây dựng trực thuộc Bộ
    NN&PTNT nhằm định hướng hoạt động của các công ty xây dựng này phù hợp với
    chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước, tạo ra môi trường thuận lợi để các
    công ty xây dựng trực thuộc Bộ NN&PTNT nâng cao năng lực cạnh tranh, đáp ứng
    được các nhiệm vụ phục vụ Nông nghiệp và SXKD có hiệu quả.
    Xuất phát từ những lý do trên, ý thức được tầm quan trọng của hoạt động
    quản lý của nhà nước đối với các công ty xây dựng nói chung, và các công ty xây
    dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nói riêng đối với sự phát
    triển của đất nước, nên sau một thời gian nghiên cứu, tìm hiểu, tôi đã chọn đề tài
    “Tăng cường quản lý nhà nước đối với các công ty xây dựng thuộc Bộ Nông
    nghiệp và Phát triển Nông thôn” làm luận văn tốt nghiệp cao học của mình, với hi
    vọng sẽ đóng góp được một phần nhỏ bé vào sự phát triển của các công ty xây dựng
    trực thuộc Bộ NN&PTNT thông qua một số đề xuất hoàn thiện, đổi mới QLNN đối
    với các doanh nghiệp này.
    2. Mục tiêu nghiên cứu
    2.1. Mục tiêu nghiên cứu chung
    Trên cơ sở phân tích, đánh giá hoạt động QLNN đối với các doanh nghiệp
    xây dựng tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, luận văn đề xuất các giải
    pháp tăng cường hoạt động quản lý nhà nước đối với các công ty xây dựng thuộc
    Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
    2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
    Một là, hệ thống hóa và làm rõ cơ sở lý luận về Quản lý nhà nước đối với các
    công ty xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
    Hai là, Phân tích hoạt động của các công ty xây dựng thuộc Bộ Nông nghiệp
    và Phát triển Nông thôn dưới tác động của Quản lý nhà nước, đánh giá thực trạng
    của Quản lý nhà nước đối với các công ty xây dựng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát
    triển Nông thôn.
    Ba là, Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện QLNN đối với các công ty xây
    dựng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhằm đảm bảo cho các doanh
    nghiệp thực hiện được sứ mệnh của mình trong điều kiện hội nhập toàn cầu.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
    3
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    3.1. Đối tượng nghiên cứu
    Đối tượng nghiên cứu của luận văn là Quản lý nhà nước đối với các công ty
    xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
    3.2. Phạm vi nghiên cứu
    Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu về cơ sở lý luận, thực
    trạng hoạt động QLNN đối với các công ty xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và
    Phát triển Nông thôn, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hoạt
    động QLNN đối với các công ty này.
    Phạm vi về thời gian: giai đoạn nghiên cứu 2006 – 2013, là giai đoạn Việt
    Nam hội nhập sâu, rộng kinh tế quốc tế sau khi chính thức gia nhập tổ chức Thương
    mại Thế giới, sau đó là sự suy thoái kinh tế. Hoạt động QLNN đối với các công ty
    xây dựng nói chung và các công ty xây dựng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển
    Nông thôn nói riêng cần có những sự điều chỉnh hợp lý, trên cơ sở đó luận văn đưa
    ra những giải pháp ứng dụng trong thời gian tới.
    4. Ý nghĩa khoa học và đóng góp của đề tài
    4.1. Ý nghĩa khoa học
    Luận văn phát triển cơ sở lý luận về QLNN đối với các công ty xây dựng
    trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn; xây dựng tiêu chí tổng quát
    đánh giá QLNN đối với các công ty xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát
    triển Nông thôn; chỉ ra các yếu tố ảnh hưởng đến QLNN đối với các công ty xây
    dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
    4.2. Đóng góp của đề tài
    Phân tích hoạt động của các công ty xây dựng thuộc Bộ Nông nghiệp và
    Phát triển Nông thôn dưới tác động của Quản lý nhà nước, đánh giá thực trạng của
    Quản lý nhà nước đối với các công ty xây dựng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển
    Nông thôn.
    Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện QLNN đối với các công ty xây dựng
    thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn nhằm đảm bảo cho các doanh
    nghiệp thực hiện được sứ mệnh của mình trong điều kiện hội nhập toàn cầu.
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/
    4
    5. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm 4 chương:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về hoạt động Quản lý nhà nước đối với các công ty
    xây dựng thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
    Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.
    Chương 3: Phân tích thực trạng hoạt động Quản lý nhà nước đối với các
    công ty xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
    Chương 4: Một số biện pháp tăng cường hoạt động Quản lý nhà nước đối
    với các công ty xây dựng trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
     
Đang tải...