Thạc Sĩ Tăng cường quản lý Nhà nước bằng pháp luật về xuất bản ở Việt Nam hiện nay

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 16/12/13.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Định dạng file word và pdf
    7. Kết cấu của luận văn
    Ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3
    chương, 8 tiết
    Lời mở đầu


    1. Lý do chọn đề tài
    Xuất bản có vai trò quan trọng đặc biệt trong đời sống xã hội nói chung,
    văn hóa nói riêng. Các quan hệ xã hội về xuất bản rất đa dạng, phong phú và phức
    tạp. Nó đan xen giữa văn hóa - tư tưởng với kinh tế, giữa lao động sáng tạo của tư
    duy với lao động sản xuất vật chất, nó xuyên suốt quá trình sản xuất - lưu thông và
    tiêu dùng xuất bản phẩm. Hoạt động xuất bản là kênh thông tin quan trọng để tuyên
    truyền đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, góp phần ổn định chính trị, phát
    triển văn hóa và kinh tế, nâng cao dân trí, đời sống tinh thần của nhân dân . Do đó,
    tăng cường quản lý nhà nước (QLNN) về xuất bản là vấn đề quan trọng luôn được
    Đảng và Nhà nước ta quan tâm.
    Sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, tháng 11 năm 1946 Quốc hội họp
    khóa thứ 2 đã thông qua Hiến pháp, bảo đảm các quyền tự do dân chủ cho nhân dân,
    trong đó có quyền tự do xuất bản: "Công dân Việt Nam có quyền tự do ngôn luận,
    tự do xuất bản .". Kể từ đó, Đảng và Nhà nước ta luôn có những bổ sung, sửa đổi
    các chủ trương, đường lối QLNN đối với xuất bản nhằm phát triển kinh tế - xã hội.
    Hoạt động QLNN bằng pháp luật về xuất bản đã có những đổi mới đáng kể, mang
    lại những kết quả tích cực, đặc biệt là từ khi Luật xuất bản 1993 có hiệu lực thi hành
    và hiện nay là Luật xuất bản 2004. Tuy nhiên, QLNN đối với xuất bản ở nước ta
    hiện nay vẫn còn nhiều hạn chế: Mô hình tổ chức và cơ chế chính sách cho hoạt
    động xuất bản còn nhiều bất cập, hoạt động xuất bản có những khó khăn, thách thức
    gay gắt, một số nhà xuất bản chỉ chú ý đến lợi ích kinh tế đơn thuần, coi nhẹ chức
    năng, nhiệm vụ chính trị, văn hóa; xuất hiện một số xuất bản phẩm có nội dung
    không lành mạnh, không phù hợp với truyền thống văn hóa Việt Nam, bị dư luận
    phê phán; một bộ phận khác hoạt động kém hiệu quả, kém năng động, còn nặng về
    trông chờ, bao cấp. Nạn in lậu, in trái phép chưa được ngăn chặn, xử lý kịp thời, thị
    trường xuất bản phẩm chưa được quản lý chặt chẽ, hệ thống phát hành xuất bản
    phẩm Nhà nước không được quan tâm, củng cố đúng mức, đang có nguy cơ bị thu
    hẹp, nhất là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa. Nghị quyết Hội nghị lần thứ IX - Ban
    Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX đã chỉ rõ: "Công tác quản lý báo chí, truyền
    hình, Internet, xuất bản vẫn còn nhiều lơi lỏng, kém hiệu lực".
    Từ những hạn chế trên đòi hỏi chúng ta phải tăng cường QLNN đối với
    xuất bản. Tăng cường QLNN đối với xuất bản được tiến hành trên nhiều phương
    diện. Pháp luật xuất bản là công cụ quan trọng nhất trong QLNN về xuất bản. Tuy
    nhiên, thực tế thời gian qua cho thấy: Bên cạnh những mặt ưu điểm, tích cực, pháp
    luật xuất bản còn chung chung, mang tính nguyên tắc, lạc hậu, không phù hợp với
    thực tiễn hoạt động xuất bản hiện nay. Văn bản pháp luật ban hành nhiều, nhưng
    một số quy định còn chồng chứo, khác biệt nhau; . Chính vì vậy, tăng cường
    QLNN bằng pháp luật về xuất bản là một đòi hỏi khách quan, vừa có ý nghĩa cấp
    thiết vừa mang ý nghĩa lâu dài. Từ những lý do trên, tác giả chọn đề tài: "Tăng
    cường quản lý Nhà nước bằng pháp luật về xuất bản ở Việt Nam hiện nay" để
    nghiên cứu luận văn thạc sĩ.
    2. Tình hình nghiên cứu
    Trong thời gian qua, số công trình nghiên cứu được công bố về quản lý xuất
    bản không nhiều. Hai đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ do Phân viện Báo chí và
    tuyên truyền thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ trì tiếp cận từ góc
    độ quản lý chung. Đó là đề tài: "Đổi mới phương thức xuất bản sách trong điều kiện
    kinh tế thị trường" và đề tài: "Nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước đối với hoạt
    động xuất bản sách ở nước ta hiện nay". Luận án phó tiến sĩ của nghiên cứu sinh
    Đường Vinh Sường về: "Đổi mới quản lý Nhà nước đối với hoạt động của các nhà
    xuất bản trong bước chuyển sang cơ chế thị trường". Tiến sĩ Vũ Mạnh Chu với đề
    tài: "Pháp luật về xuất bản ở Việt Nam, quá trình thực hiện và đổi mới trong điều
    kiện cơ chế thị trường định hướng XHCN".
    Các công trình trên chỉ mới nghiên cứu những khía cạnh có liên quan tới
    QLNN bằng pháp luật đối với xuất bản, mà chưa có công trình nào nghiên cứu một
    cách đầy đủ cả về mặt lý luận và thực tiễn về QLNN bằng pháp luật đối với xuất
    bản. Có thể nói, luận văn này là công trình đầu tiên được nghiên cứu tương đối hệ
    thống và toàn diện vấn đề tăng cường QLNN bằng pháp luật về xuất bản ở Việt

    Chương 1
    Cơ sở lý luận của quản lý nhà nước bằng pháp luật về xuất bản ở Việt Nam
    hiện nay

    1.1. Khái niệm, đặc điểm, vai trò của quản lý nhà nước bằng pháp luật
    về xuất bản ở Việt Nam hiện nay
    1.1.1. Khái niệm quản lý nhà nước bằng pháp luật về xuất bản
    1.1.1.1. Khái niệm và đặc điểm cơ bản của quản lý nhà nước
    Trong tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, con người muốn tồn tại và
    phát triển đều phải nhờ vào sự hỗ trợ của một tổ chức, từ một nhóm nhỏ đến
    phạm vi rộng lớn hơn ở tầm quốc gia, quốc tế và chịu một sự quản lý nào đó.
    Hiện nay, có rất nhiều định nghĩa khác nhau về quản lý, có người cho
    rằng quản lý là hoạt động nhằm bảo đảm sự hoàn thành công việc thông qua sự
    nỗ lực của người khác. Có người cho quản lý là một hoạt động thiết yếu bảo đảm
    phối hợp những nỗ lực cá nhân nhằm đạt được mục đích của nhóm. Người khác
    lại cho rằng quản lý là sự điều hành, điều khiển, chỉ huy; . Tuy nhiên, quan niệm
    do các nhà điều khiển học đưa ra là quan niệm được nhiều giới công nhận: Quản
    lý là sự tác động có định hướng bất kỳ lên một hệ thống nào đó nhằm trật tự hóa
    nó và hướng nó phát triển phù hợp với những quy luật nhất định.
    Quản lý xã hội là một loại hình của quản lý nói chung. Theo quan niệm
    này thì: Quản lý xã hội là sự tác động có định hướng (chỉ huy, điều hành, hướng
    dẫn .) lên các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người làm cho
    chúng vận động và phát triển phù hợp với quy luật, đạt được mục đích và theo ý
    chí của người quản lý.
    Trong công tác quản lý nói chung và quản lý xã hội nói riêng, dù có nội
    dung phức tạp đến đâu cũng luôn phải bao gồm các yếu tố cơ bản sau:
    Thứ nhất, yếu tố con người. Theo Các Mác: "Bản chất của con người là
    tổng hòa các mối quan hệ xã hội". Mọi sự phát triển của xã hội đều thông qua
    hoạt động của con người. Do đó, đánh giá đúng về con người, hiểu được tâm lý,
    nguyện vọng của con người thì hoạt động quản lý mới thực hiện được quan điểm
    "vì con người, do con người".
    Thứ hai, yếu tố chính trị. Là việc một người, nhiều người, hay một cơ
    quan, một tổ chức đặt ra các mục tiêu, đường lối và tạo ra một môi trường chính
    trị nhằm đạt được những mục tiêu đặt ra.
    Thứ ba, yếu tố quyền uy. Đó là tổng thể của quyền lực và uy tín.
    Quyền lực là công cụ để quản lý, nó bao gồm hệ thống pháp luật, điều lệ,
    kỷ luật, kỷ cương; . hoạt động theo một nguyên tắc nhất định, có sự phân công

    Tài liệu tham khảo
    Duy Anh (2005), "Ăn vàng trả cám - Nguyên nhân của sự lộng hành sách
    lậu", An ninh Thủ đô, (1513), tr.5.
    Vân Anh - Hoàng Thủy (2005), "Dự thảo Luật xuất bản năm 2004 tạo điều
    kiện cho hoạt động xuất bản phát triển trong tình hình mới", Tạp chí
    xuất bản Việt Nam, (10), tr.20.
    Ban Chấp hành Trung ương (khóa (IX) (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ
    VII, Ban Chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
    Nội.
    Bộ Văn hóa - Thông tin (1995), Báo cáo tại Hội nghị xuất bản toàn quốc
    năm 1995.
    Bộ Văn hóa - Thông tin (1993), Báo cáo tổng kết mười năm thi hành Luật
    xuất bản và tình hình chuẩn bị sửa đổi, bổ sung luật.
    Bộ Văn hóa - Thông tin (2003), Tờ trình Chính phủ về dự án Luật xuất bản
    sửa đổi.
    Bộ Văn hóa - Thông tin (2004), Tờ trình Chính phủ về dự án Luật sửa đổi,
    bổ sung một số điều của Luật xuất bản.
    Vũ Mạnh Chu (1997), Đổi mới và hoàn thiện pháp luật xuất bản theo định
    hướng xây dựng Nhà nước pháp quyền, Nxb Văn hóa thông tin, Hà
    Nội.
    Vũ Mạnh Chu (1996), Pháp luật xuất bản ở Việt Nam, quá trình thực hiện

    và đổi mới trong điều kiện cơ chế thị trường định hướng XHCN, Luận
    án phó tiến sĩ khoa học Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí
    Minh.
    10. C.Mác - Ph.Ăngghen (1994) Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia.
    11. C.Mác - Ph.Ăngghen (1980), Tuyển tập, tập 1, Nxb Sự thật, Hà Nội.
    12. C.Mác - Ph.Ăngghen (1980), Tuyển tập, tập 2, Nxb Sự thật, Hà Nội.
    13. C.Mác - Ph.Ăngghen (1980), Tuyển tập, tập 3, Nxb Sự thật, Hà Nội.

    Phụ lục
    Danh mục các văn bản pháp luật chính liên quan
    đến việc thực hiện luật xuất bản

    Nghị định 79/CP ngày 06/11/1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
    Luật xuất bản.
    Thông tư 38 TT-XB ngày 07/5/1994 của Bộ Văn hóa - Thông tin hướng dẫn
    thực hiện Nghị định số 79/CP ngày 06/11/1993 của Chính phủ quy
    định chi tiết thi hành Luật xuất bản.
    Quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin số 1996/QĐ-XB ngày
    17/5/1995 ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Hội đồng thẩm
    định sách.
    Quyết định số 72/1998/QĐ/BVHTT ngày 17/01/1998 của Bộ trưởng Bộ
    Văn hóa - Thông tin ban hành quy chế tạm thời về xuất bản các xuất
    bản phẩm tôn giáo.
    Nghị định 17/CP ngày 23/12/1992 của Chính phủ về việc quản lý các nghề
    kinh doanh đặc biệt.
    Chỉ thị số 05/1998/CT-BVHTT ngày 28/3/1998 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa
    - Thông tin về một số biện pháp tăng cường quản lý hoạt động in.
    Quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin số 2501/QĐ-CXB ngày
    15/8/1997 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động phát hành
    xuất bản phẩm.
    Công văn 6515/KTTH, ngày 19/12/1997 của Chính phủ về việc trợ cước
    phí vận chuyển sách báo ra nước ngoài phục vụ tuyên truyền đối
    ngoại.
    Công văn số 1146/CP-VX ngày 19/12/2001 của Chính phủ về một số biện

    pháp liên quan đến hoạt động xuất bản.
    10. Quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin và Thể thao số 893/QĐ-
    PC ngày 20/7/1992 về việc xuất và nhập văn hóa phẩm không thuộc
    phạm vi kinh doanh.
     

    Các file đính kèm:

Đang tải...