Thạc Sĩ Tăng cường quản lý nguyên vật liệu đầu vào tại Công ty Cổ phần Xi măng La Hiên

Thảo luận trong 'THẠC SĨ - TIẾN SĨ' bắt đầu bởi Phí Lan Dương, 15/12/15.

  1. Phí Lan Dương

    Phí Lan Dương New Member
    Thành viên vàng

    Bài viết:
    18,524
    Được thích:
    18
    Điểm thành tích:
    0
    Xu:
    0Xu
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    ii
    LỜI CẢM ƠN
    Trước tiên tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các Quý thầy cô đã
    giảng dạy trong chương trình Cao học Quản Trị Kinh doanh - Trường Đại học
    Kinh tế và Quản Trị Kinh Doanh Thái Nguyên đã truyền đạt cho tôi những kiến
    thức hữu ích trong giáo dục làm cơ sở cho tôi hoàn thành luận văn này.
    Tôi xin chân thành cảm ơn TS. Trương Duy Hòa đã tận tụy, tâm huyết
    hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong thời gian thực hiện luận văn. Mặc dù trong quá trình
    thực hiện luận văn có những giai đoạn vì nguyên nhân chủ quan của bản thân, có
    những giai đoạn không thuận lợi nhưng nhờ những chỉ bảo, hướng dẫn của thầy
    mà tôi đã tích lũy nhiều kinh nghiệm để hoàn thành luận văn này.
    Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc tới các thành viên trong
    Ban lãnh đạo Công ty Cổ phần xi măng La Hiên, Phòng Kế toán - Thống kê -
    Tài chính Công ty Cổ phần xi măng La Hiên, Phòng Kế hoạch - Vật tư, đã tận
    tình giúp đỡ tôi trong việc thu thập số liệu điều tra, tham gia trả lời những thắc
    mắc, cũng như góp ý về những thiếu sót trong quá trình điều tra, thu thập số
    liệu để làm luận văn này. Tôi xin chân thành cảm ơn tất cả các nhân viên trong
    Công ty đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập thông tin để viết luận văn.
    Sau cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình đã luôn tạo điều
    kiện tốt nhất cho tôi trong quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn.
    Do thời gian có hạn, cũng như kinh nghiệm nghiên cứu khoa học chưa
    nhiều, nên luận văn có thể còn nhiều thiếu sót. Tôi xin kính mong nhận được
    sự nhận xét, đóng góp ý kiến của các Thầy, Cô và các anh, chị học viên để
    luận văn được hoàn thiện hơn.
    Tôi xin chân thành cảm ơn!
    Thái Nguyên ngày tháng năm 2015
    Học viên: Trần Văn Bằng
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iii
    MỤC LỤC

    LỜI CAM ĐOAN i
    LỜI CẢM ƠN . ii
    MỤC LỤC iii
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT . vi
    DANH MỤC CÁC BẢNG vii
    DANH MỤC CÁC HÌNH viii
    MỞ ĐẦU 1
    1. Tính cấp thiết của đề tài 1
    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài . 3
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu . 3
    4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp mới của luận văn 4
    5. Bố cục của luận văn 5
    Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NGUYÊN VẬT LIỆU VÀ QUẢN
    LÝ NGUYÊN VẬT LIỆU . 6
    1.1. Cơ sở lý luận về nguyên vật liệu 6
    1.1.1. Khái niệm về nguyên vật liệu 6
    1.1.2. Phân loại nguyên liệu, vật liệu . 8
    1.1.3. Vai trò của nguyên liệu, vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất . 10
    1.2. Cơ sở lý luận về quản lý nguyên liệu, vật liệu . 11
    1.2.1. Quản lý nguyên vật liệu và các yêu cầu phải quản lý nguyên vật
    liệu trong sản xuất 11
    1.2.2. Vai trò của công tác quản lý nguyên vật liệu trong sản xuẩt . 13
    1.2.3. Nội dung của công tác quản lý nguyên vật liệu trong sản xuất . 14
    1.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác quản lý nguyên vật liệu đầu vào 27
    1.3. Một số kinh nghiệm quản lý nguyên vật liệu của các doanh nghiệp khác . 30
    1.3.1. Kinh nghiệm quản lý nguyên vật liệu của nhà máy cơ khí 19/5 . 30
    1.3.2. Kinh nghiệm quản lý nguyên vật liệu của Nhà máy Xi măng Lưu Xá . 32
    1.3.3. Kinh nghiệm quản lý nguyên vật liệu của Công ty Cổ phần bê
    tông và xây dựng Thái Nguyên 33
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    iv
    Chương 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU . 35
    2.1. Các câu hỏi đề tài cần giải quyết 35
    2.2. Phương pháp nghiên cứu 35
    2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin . 35
    2.2.2. Phương pháp phân tích . 36
    2.3. Chỉ tiêu phân tích . 37
    Chương 3. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NGUYÊN
    VẬT LIỆU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG LA HIÊN - THÁI
    NGUYÊN GIAI ĐOẠN 2009 - 2013 39
    3.1. Tổng quan về Công ty Cổ phần xi măng La Hiên . 39
    ển . 39
    3.1.2. Một số đặc điểm về tổ chức sản xuất kinh doanh của Công ty . 40
    3.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần xi măng
    La Hiên . 52
    3.1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh . 53
    3.2. Thực trạng về nguyên vật liệu và công tác quản lý nguyên vật liệu
    tại Công ty cổ phần xi măng La Hiên - Thái Nguyên . 57
    3.2.1. Đặc điểm và phân loại nguyên vật liệu đầu vào 57
    3.2.2. Tổ chức quản lý nguyên vật liệu đầu vào 59
    3.2.3. Đánh giá chung về tình hình quản lý nguyên vật liệu tại Công ty 93
    Chương 4. GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ NGUYÊN
    VẬT LIỆU ĐẦU VÀO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN XI MĂNG LA HIÊN
    - THÁI NGUYÊN . 99
    4.1. Định hướng và mục tiêu phát triển của Công ty trong thời gian tới 99
    4.1.1. Đặc điểm tình hình kinh doanh giai đoạn 2014 - 2020 . 99
    4.1.2. Phương hướng hoạt động kinh doanh giai đoạn 2014 - 2020 102
    4.1.3. Mục tiêu của Công ty hướng tới 2020 . 105
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    v
    4.2. Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý nguyên vật liệu đầu vào
    tại Công ty Cổ phần xi măng La Hiên - Thái Nguyên hướng tới 2020 107
    4.2.1. Nâng cao chất lượng công tác quản lý và hạch toán nguyên vật liệu 107
    4.2.2. Chú trọng công tác xây dựng và quản lý định mức tiêu hao
    nguyên vật liệu . 108
    4.2.3. Đẩy mạnh công tác xây dựng kế hoạch cung ứng nguyên vật liệu . 110
    4.2.4. Tăng cường công tác quản lý chặt chẽ ở khâu thu mua và vận
    chuyển nguyên vật liệu về công ty . 111
    4.2.5. Sử dụng có hiệu quả nhất các nguồn lực cho sản xuất 112
    4.2.6. Đẩy mạnh công tác đầu tư xây dựng . 113
    4.2.7. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất . 113
    4.2.8. Tăng cường đào tạo nâng cao trình độ quản lý và tay nghề cho
    người lao động . 115
    4.2.9. Coi trọng thực hiện chế độ khuyến khích vật chất với công tác
    quản lý và cung ứng nguyên vật liệu . 116
    4.3. Một số kiến nghị với các cơ quan hữu quan 117
    4.3.1. Kiến nghị đối với Nhà nước . 117
    4.3.2. Kiến nghị đối với tỉnh Thái Nguyên 118
    4.3.3. Kiến nghị đối với Công ty 119
    KẾT LUẬN 121
    DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO . 123

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    vi
    DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

    NVL Nguyên vật liệu
    VVMI Tổng công ty công nghiệp mỏ Việt Bắc
    DN Doanh nghiệp
    KCS Kiểm tra chất lượng sản phẩm
    XDCB Xây dựng cơ bản
    SP Sản phẩm
    CBCNV Cán bộ công nhân viên

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    vii
    DANH MỤC CÁC BẢNG

    Bảng 3.1. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần
    xi măng La Hiên . 55
    Bảng 3.2: Định mức tiêu hao nguyên vật liệu 60
    Bảng 3.3. Kế hoạch sử dụng một số NVL dùng để sản xuất sản
    phẩm năm 2013 63
    Bảng 3.4. Kế hoạch thu mua, dự trữ, sử dụng NVL tháng 10 năm 2013 . 64
    Bảng 3.5. Một số nhà cung cấp NVL của công ty 66
    Bảng 3.6. Biên bản kiểm nghiệm 70
    Bảng 3.7. Phiếu nhập kho . 72
    Bảng 3.8. Phiếu lĩnh vật tư 76
    Bảng 3.9. Thẻ kho . 82
    Bảng 3.10. Tình hình một số nguyên vật liệu tháng 10 năm 2013 . 84
    Bảng 3.11. Bảng tổng hợp sản phẩm sản xuất của Công ty năm 2013 . 85
    Bảng 3.12. Tình hình sử dụng khối lượng NVL năm 2013 86
    Bảng 3.13. Phân tích tình hình sử dụng chi phí một số loại NVL
    năm 2013 88
    Bảng 3.14. Phân tích hiệu suất sử dụng NVL . 91
    Bảng 3.15. Tập hợp chi phí sản xuất qua 2 năm (2012 - 2013) 92
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    viii
    DANH MỤC CÁC HÌNH

    Hình 3.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức quản lý Công ty cổ phần xi măng
    La Hiên VVMI 43
    Hình 3.2: Sơ đồ quy trình công nghệ sản xuất xi măng PCB30 . 51
    Hình 3.3: Quá trình lập và luân chuyển chứng từ trong công tác cấp
    phát NVL . 74
    Hình 3.4: Kế toán nguyên vật liệu theo phương pháp kê khai
    thường xuyên 79
    Hình 3.5: Kế toán chi tiết vật liệu theo phương pháp thẻ song song 80

    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    1
    MỞ ĐẦU
    1. Tính cấp thiết của đề tài
    Xi măng là ngành công nghiệp trọng điểm, có vị trí chiến lược quan
    trọng trong phát triển kinh tế của Việt Nam do nước ta đang trong quá trình
    đô thị hóa, công nghiệp hóa và hiện đại hóa, có nhu cầu lớn về sự phát triển
    cơ sở hạ tầng. Hơn nữa, với địa hình 3/4 là đồi núi nên Việt Nam có trữ
    lượng đá vôi lớn (thành phần chủ yếu để sản xuất xi măng) cũng góp phần
    thúc đẩy nền công nghiệp sản xuất xi măng phát triển mạnh mẽ. Tuy nhiên,
    những năm gần đây là khoảng thời gian đầy thách thức đối với ngành xi
    măng Việt Nam bởi chính sách thắt chặt tín dụng của Nhà nước, làm cho thị
    trường bất động sản trầm lắng, gây tác động không nhỏ đến sản xuất của
    ngành xi măng. Chủ trương cắt giảm đầu tư công của Chính phủ cũng phần
    nào làm hạn chế nhu cầu tiêu thụ xi măng. Cùng với đó là giá nguyên liệu
    đầu vào cao, chi phí nhân công tăng vọt, sự cạnh tranh về nhiều yếu tố có
    liên quan đến ngành xi măng đang ngày càng trở nên gay gắt đòi hỏi các
    công ty xi măng phải thực hiện mọi biện pháp nhằm nâng cao năng suất, tiết
    kiệm chi phí, nhưng vẫn phải đảm bảo chất lượng đầu ra nhằm tạo ra những
    ưu thế riêng cho thương hiệu trên thị trường.
    Trong ngành công nghiệp xi măng, việc đảm bảo ổn định nguyên vật
    liệu đầu vào là một yếu tố khách quan, thường xuyên của mọi đơn vị sản xuất
    và nó có tác động rất lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
    Thêm vào đó, việc sử dụng hợp lý, tiết kiệm các nguồn lực sản xuất có ảnh
    hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của từng doanh nghiệp.
    Nguyên vật liệu được đảm bảo đầy đủ, đồng bộ, đúng chất lượng là điều kiện
    quyết định khả năng tái sản xuất mở rộng và góp phần đảm bảo tiến độ sản
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    2
    xuất trong doanh nghiệp.
    Công ty Cổ phần Xi măng La Hiên - Thái Nguyên là một công ty sản xuất
    xi măng lớn ở khu vực Trung du và miền núi phía Bắc với thương hiệu “Xi
    măng La Hiên” đang ngày càng lớn mạnh và được người tiêu dùng tín nhiệm.
    Cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường, Công ty luôn hoạt động với phương
    châm vì khách hàng và niềm tin của người sử dụng bằng việc sản xuất ra những
    sản phẩm có chất lượng tốt nhất nhằm tạo sự bền vững cho các công trình xây
    dựng. Công ty luôn chú trọng hoàn thiện, cải tiến và nâng cao chất lượng sản
    phẩm nhằm hướng tới sự phát triển bền vững; tận dụng tối đa nguồn nguyên
    liệu, tiết kiệm chi phí sản xuất để tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.
    Trong quá trình sản xuất xi măng, nguyên vật liệu đầu vào là bộ phận trực
    tiếp cấu thành nên sản phẩm, chiếm khoảng 60% - 70 % trong tổng giá thành sản
    phẩm; do đó, nguyên vật liệu giữ vai trò chủ chốt trong việc giảm chi phí sản
    xuất và hạ giá thành sản phẩm, nâng cao hiệu quả cạnh tranh của doanh nghiệp.
    Xuất phát từ vai trò và tầm quan trọng của nguyên vật liệu cũng như công
    tác quản lý nguyên vật liệu, tác giả đã quyết định lựa chọn đề tài “Tăng cường
    quản lý nguyên vật liệu đầu vào tại Công ty Cổ phần xi măng La Hiên” để
    làm luận văn tốt nghiệp cao học của mình.
    * Tình hình nghiên cứu của đề tài (Các công trình nghiên cứu có
    liên quan đến đề tài)
    Xi măng được coi là ngành sản xuất mũi nhọn trong nền kinh tế quốc
    dân. Hiện nay, đã có nhiều nhà khoa học cùng nhau nghiên cứu thực trạng sản
    xuất và hướng tới việc đề ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sản
    phẩm, giảm sự ô nhiễm và những tác động tiêu cực đến môi trường. Một số
    báo cáo cũng chỉ ra thực trạng của công tác kế toán nguyên vật liệu, chi phí
    sản xuất và tính giá thành sản phẩm xi măng, từ đó kiến nghị các biện pháp
    nhằm tăng cường hiệu quả công tác kế toán trong doanh nghiệp.
    Sau đây là một số báo cáo, bài báo và công trình có liên quan đến việc
    sản xuất xi măng, có liên quan đến đề tài:
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    3
    1) Mai Thị Loan, Tổ chức công tác kế toán vật tư tại công ty xi măng
    Hải Phòng, Đại học kinh tế quốc dân K10, năm 2012
    2) Phan Phương, Vấn đề quản lý nguyên vật liệu trong các doanh
    nghiệp sản xuất, Hà nội 2003
    3) Phạm Thị Kim Thư, Quản lý nguyên vật liệu trong doanh nghiệp,
    Trường đại học kinh tế Quốc Dân, năm 2010
    Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có nhà khoa học nào đưa ra một báo cáo
    nghiên cứu nào đi sâu nghiên cứu về thực trạng quản lý nguyên vật liệu trong
    doanh nghiệp, nhà máy sản xuất xi măng nói chung, xi măng La Hiên nói
    riêng. Vì vậy, qua thời gian nghiên cứu, tìm hiểu tại Công ty Cổ phần xi măng
    La Hiên - Thái Nguyên, tôi đã đi sâu vào tìm hiểu thực trạng công tác quản lý
    nguyên vật liệu đầu vào tại công ty này, từ đó cân nhắc, đề xuất một số giải
    pháp nhằm nâng cao hiệu quả quản lý nguyên vật liệu đầu vào tại Công ty Cổ
    phần xi măng La Hiên - Thái Nguyên.
    2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
    a. Mục tiêu chung
    Phân tích vai trò của nguyên vật liệu và công tác quản lý nguyên vật
    liệu đầu vào tại doanh nghiệp sản xuất
    b. Mục tiêu cụ thể
    - Nghiên cứu nội dung, vai trò, tính tất yếu phải tổ chức quản lý tốt
    nguyên vật liệu đầu vào.
    - Phân tích, đánh giá đúng thực trạng quản lý nguyên vật liệu tại Công
    ty Cổ phần xi măng La Hiên - Thái Nguyên hiện nay.
    - Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm tăng cường quản lý
    nguyên vật liệu đầu vào tại Công ty Cổ phần xi măng La Hiên - Thái Nguyên
    hiện nay và trong thời gian tới.
    3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
    a. Đối tượng nghiên cứu
    Nguyên vật liệu và công tác quản lý nguyên vật liệu đầu vào của Công
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    4
    ty Cổ phần xi măng La Hiên - Thái Nguyên : công tác quản lý nguyên vật
    liệu của lý nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần xi
    măng La Hiên tại từng bộ phận, phân xưởng.
    b. Phạm vi nghiên cứu
    - Phạm vi về nội dung: Luận văn đi sâu vào nghiên cứu nguyên vật liệu
    và công tác quản lý nguyên vật liệu trong doanh nghiệp sản xuất.
    - Phạm vi về không gian: Luận văn được viết khi nghiên cứu tại Công
    ty Cổ phần xi măng La Hiên - Thái Nguyên.
    - Phạm vi về thời gian: Luận văn được viết trên cơ sở sử dụng số liệu
    trong khoảng thời gian từ năm 2009 - 2013.
    4. Ý nghĩa khoa học và những đóng góp mới của luận văn
    4.1. Ý nghĩa khoa học của luận văn
    - Luận văn góp phần làm rõ hơn một số khía cạnh lý luận và thực tiễn
    về vị trí, vai trò của nguyên vật liệu và công tác quản lý nguyên vật liệu trong
    doanh nghiệp sản xuất xi măng, đặc biệt tại Công ty Cổ phần xi măng La
    Hiên - Thái Nguyên.
    - Đánh giá đầy đủ thực trạng công tác quản lý nguyên vật liệu, đề xuất
    một số giải pháp và kiến nghị nhằm hiện thực hóa mục tiêu tăng cường công tác
    quản lý nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần xi măng La Hiên - Thái Nguyên.
    4.2. Những đóng góp mới của luận văn
    - Trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng quản trị nguyên vật liệu tại
    Công ty Cổ phần xi măng La Hiên - Thái Nguyên trong giai đoạn 2009 -
    2013, luận văn rút ra những ưu điểm đã đạt được và phát hiện những bất cập
    làm hạn chế công tác quản lý nguyên vật liệu tại Công ty Cổ phần xi măng La
    Hiên - Thái Nguyên.
    - Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, đánh giá thực trạng quản lý nguyên
    vật liệu tại Công ty Cổ phần xi măng La Hiên - Thái Nguyên, luận văn đề
    Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/

    5
    xuất một số giải pháp và kiến nghị tăng cường công tác quản lý nguyên vật
    liệu tại Công ty Cổ phần xi măng La Hiên - Thái Nguyên trong bối cảnh và
    điều kiện mới.
    5. Bố cục của luận văn
    Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
    được kết cấu thành 4 chương như sau:
    Chương 1: Cơ sở lý luận về nguyên vật liệu và quản lý nguyên vật liệu
    Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
    Chương 3: Thực trạng hoạt động quản lý nguyên vật liệu tại Công ty
    Cổ phần xi măng La Hiên - Thái Nguyên giai đoạn 2009 - 2013.
    Chương 4: Giải pháp nhằm tăng cường quản lý nguyên vật liệu tại
    Công ty Cổ phần xi măng La Hiên hướng tới 2020.
     
Đang tải...